10 Lý Do Kinh Thánh Dạy Kiêng Ăn

Share

Xuyên suốt Kinh Thánh chúng ta thường thấy dân Chúa đến với sự kiêng ăn một cách tự nhiên và không tránh được để đáp ứng với một thời khắc hết sức quan trọng trong đời sống, như là cái chết, tội lỗi và những thảm họa. Nhưng trong những lúc khác, kiêng ăn không phải là một phản ứng tự phát và chúng ta phải có thời giờ chuẩn bị về cả thuộc linh và thể chất. 

Kiêng ăn không tự nó là cứu cánh, nhưng là một phương tiện để tập chú tâm trí và thân thể chúng ta cho một lý do thuộc linh. Bất cứ khi nào chúng ta kiêng ăn, hãy làm điều này cho một lý do được Kinh Thánh nhắc đến hay đặt mẫu mực. Ở đây có thể kể ra 10 mục đích chính của sự kiêng ăn trong Kinh Thánh ¹

1. Để Làm Mạnh Mẽ Sự Cầu Nguyện (Thí dụ: Ê-xơ-ra 8:23)

Vô số sự kiện trong Cựu Ước kết nối kiêng ăn với cầu nguyện, đặc biệt là cầu nguyện thay. Sự kiêng ăn không làm thay đổi việc Chúa lắng nghe lời cầu nguyện của chúng ta, nhưng nó có thể thay đổi sự cầu nguyện của chúng ta. Như Arthur Wallis nói, “Sự kiêng ăn được tính toán để đánh dấu sự khẩn cấp và thúc bách vào trong sự cầu nguyện của chúng ta, và để đem sức mạnh vào sự kêu cầu của chúng ta ở trên nước thiên đàng.” ²

2. Để Tìm Cầu Sự Hướng Dẩn Của Chúa (Thí dụ: Các Quan Xét 20:26)

Cũng như với sự cầu nguyện, sự kiêng ăn để tìm cầu sự hướng dẩn của Chúa không phải là để làm Chúa nhưng để chúng ta bén nhạy hơn mà tiếp thu sự soi dẩn của Ngài. 

3. Để Bày Tỏ Sự Than Khóc (Thí dụ: 1 Sa-mu-ên 31:13)

Bày tỏ sự than khóc là một trong những lý do chính của sự kiêng ăn. Có bao giờ bạn nhận biết là bạn bị xúc động bởi sự than khóc đến nổi thân thể mất đi cảm giác thúc giục ăn uống. Khi chúng ta than khóc, gia đình và bạn hữu của chúng ta thường phải nhắc chúng ta ăn vì phản ứng tự nhiên của thân thể khi có sự than khóc là kiêng ăn. Một thí dụ chính yếu xảy ra trong 2 Sa-mu-ên 1:12, khi Đa-vít và người của ông được diễn tả như là “than tiếc và khóc và kiêng ăn cho đến tối” về cớ các bạn của họ, kẻ thù của họ và đất nước của họ.

4. Để Tìm Cầu Sự Giải Cứu Hay Bảo Vệ (Thí dụ: 2 Sử Ký 20:3 – 4)

Một lý do phổ thông khác của sự kiêng ăn trong Cựu Ước là để tìm cầu sự giải cứu khỏi tay kẻ thù hay những tình huống. Trong Kinh Thánh, loại kiêng ăn này thường được cùng thực hành bởi những người tin khác. 

5. Để Bày Tỏ Sự Ăn Năn Và Quay Trở Lại Với Chúa (Thí dụ: 1 Sa-mu-ên 7:6)

Loại kiêng năn này giúp chúng ta bày tỏ sự than khóc về tội lỗi của mình và cho thấy sự nghiêm túc của chúng ta về quay trở lại con đường vâng phục.

6. Để Hạ Mình Trước Chúa (Thí dụ: 1 Các Vua 21:27 – 29)

“Hãy nhớ rằng sự kiêng ăn chính nó không phải là sự hạ mình trước Chúa.” Donald Whitney nhắc, “nhưng đó phải là một sự bày tỏ hạ mình.” ³

7. Để Bày Tỏ Lòng Quan Tâm Đến Công Việc Của Chúa (Thí dụ: Nê-hê-mi 1:3 – 4)

Như với Nê-hê-mi, sự kiêng ăn có thể là một dấu hiệu thấy được của lòng quan tâm của chúng ta với một công việc đặc biệt nào nó mà Chúa đang thực hiện (xem thêm Ê-sai 58:3 – 7). Chúng ta có thể dùng thời giờ cho bữa ăn để kiêng ăn và phục vụ những người khác.

9. Để Thắng Hơn Sự Cám Dỗ Và Tận Hiến Mình Cho Chúa (Thí dụ: Ma-thi-ơ 4:1 – 11)

Sự kiêng ăn có thể giúp chúng ta tập chú khi đang phải tranh chiến với một loại cám dỗ đặd biệt nào đó. 

10. Để Bày Tỏ Tình Yêu Kính Và Thờ Phượng Chúa (Thí dụ: Lu-ca 2:37)

Sự kiêng ăn có thể tỏ ra, như Jonh Piper nói, rằng “chúng ta đói khát hơn hết tất cả là đói khát thờ phượng.”

Chúng ta cần trang bị chính mình như thế nào khi Chúa kêu gọi chúng ta “công bố ngày kiêng ăn thánh? Sau đây là một số cách:

Cầu Nguyện Và Xưng Tội. 

Một bước cần thiết trước khi kiêng ăn là hạ mình trước Chúa (Thi Thiên 35:13) và xưng nhận tội của mình (1 Sa-mu-ên 7:6). Sự cầu nguyện phải là điều làm đi làm lại trong thời gian kiêng ăn, nhưng thật phải bắt đầu kiêng ăn với một tấm lòng tan vỡ.

Đến Với Lời Chúa Trong Kinh Thánh
Hãy để thêm thời giờ suy gẫm Lời Chúa, trước khi và trong khi kiêng ăn.

Giữ Kín Nhiệm

Kiêng ăn trở nên không đúng kinh thánh và thậm chí có hại về thuộc linh khi chúng ta kiêng ăn để khoe khoang về tình trạng tâm linh của mình (Ma-thi-ơ 6:16-18) hay khi chúng ta tập chú vào sự kiêng ăn nhiều hơn là vào nhu cầu rõ ràng của những người khác (Ê-sai 58:1-11). Đừng khoe khoang về sự kiêng ăn của bạn. Chỉ khi nào cần thiết mới nói là bạn sẽ không ăn uống. Đừng kiêng ăn vì bị bắt buộc hay do những động lực sai (1 Sa-mu-ên 14:24-30)

Chuẩn Bị Thân Thể

Nếu không chuẩn bị cho thân thể (cũng như cho tinh thần và tâm linh), sự kiêng ăn, đặc biệt trong nhiều ngày hay tuần, có thể có những ảnh hưởng không ngờ và thậm chí có hại cho sức khỏe. Không có chỗ nào trong kinh Thánh cho phép kiêng ăn để làm hại chính mình. Cần tham khảo bác sĩ là Cơ đốc nhân và hiểu biết về sự kiêng ăn để đảm bảo bạn có thể kiêng ăn một cách lành mạnh.

Kiêng ăn là một phản ứng của thân thể để thích ứng với tình trạng than thở của linh hồn của chúng ta. Nếu được thực hiện đúng bạn có thể trông đợi nhiều kết quả, gồm cả sự tăng trưởng đến gần Chúa hơn, hiệp thông hơn với những người đau khổ, và gia tăng sự tiết độ.

Phản Hồi 

Thay vì thắc mắc có nên kiêng ăn không, hãy hỏi mình tại sao muốn mất đi phần thưởng của Cha trên trời.

 

———————————

¹ Donald Whitney, Spiritual Disciplines for the Christian Life (Colorado Springs, CO: NavPress, 2014).
² Arthur Wallis, God’s Chosen Fast (Fort Washington, PA: CLC Publications, 1993).
³ Whitney, Spiritual Disciplines.
⁴ John Piper, A Hunger for God (Wheaton, IL: Crossway, 1997).

  

Ngọc Nga

(Lược dịch theo: thenivbible.com)

 

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan