10 Huyền Thoại Sai Trật Lớn Và Nguy Hiểm Về Sự Bức Hại Cơ Đốc Nhân

Share

Huyền thoại có thể nguy hiểm. Những câu chuyện sai sự thật có thể lọt vào tâm trí chúng ta thông qua tin tức, các cuộc tán gẫu hoặc ngay cả mạng xã hội. Vấn đề là nếu chúng ta tin vào những huyền thoại này, thì chúng có khả năng thay đổi cách chúng ta suy nghĩ, hành xử và tương tác với mọi người và thế giới chung quanh chúng ta.

Tôi đã bị mê hoặc bởi nhiều huyền thoại mà bạn sắp đọc về vấn đề hội thánh bị bức hại. Theo một cách nào đó, bài viết này giống như một lời thú nhận hơn. Nhưng tôi tin rằng rất nhiều trong số những huyền thoại này đang lan rộng, và chúng ta cần báo động về chúng để nắm bắt một hình ảnh đầy đủ về sự bắt bớ. Các anh chị em của chúng ta trong Đấng Christ đang trông cậy vào những lời cầu nguyện và hỗ trợ của chúng ta—và chúng ta không thể chạy theo những lời tường thuật giả dối.

  1. Chỉ khi có bạo lực xảy ra thì đó mới là bức hại.

Sự bức hại các Cơ đốc nhân bao gồm cả bạo lực.  Gần đây chúng ta đã được nhắc nhở về điều này với các cuộc tấn công khủng khiếp vào các nhà thờ ở Ai Cập trong buổi thờ phượng của Chúa nhật Lễ Lá.  Nhưng sự bức hại Cơ đốc nhân cũng bao gồm việc tẩy chay và áp bức các Cơ đốc nhân một cách chậm chạp nhưng gia tăng đều đặn về cường độ bức hại, đặc biệt là để tránh bị dư luận và thế giới bên ngoài chú ý đến. Chúng tôi gọi đây là thủ thuật bức hại ‘bóp nghẹt dần’.  

Ở nhiều vùng trên thế giới họ đã thực thi những nỗ lực lâu dài nhằm đẩy Cơ đốc nhân ra bên

lề xã hội bằng cách cắt đứt họ khỏi đời sống cộng đồng, không được tiếp cận với các phòng

khám bệnh và thậm chí cả việc làm—đối xử với họ như những công dân thuộc tầng lớp thấp

hơn.

Đây cũng là bức hại; nó phổ biến và lan rộng ở những nơi như Bhutan, Việt Nam, Ấn Độ và nhiều khu vực khác trên thế giới. Giới truyền thông có nêu rõ lên những bức hại bằng bạo lực, nhưng những cuộc đàn áp bất bạo động thường xuyên đối với các Cơ đốc nhân thường có quy mô lớn và không thể tưởng tượng được.  Và chúng thường không được giới truyền thông kể là tin tức.

  1. Cơ đốc nhân bị bức hại nhiều nhất ở Trung Đông.

Trung Đông là một khu vực rất khó khăn cho các Cơ đốc nhân sống với đức tin của họ một cách công khai. Đây là sự thật. Ở những nơi như Iran, Qatar và Eritrea, là một Cơ đốc nhân tức là sống trong một tình trạng nguy hiểm và bất trắc, và bạn có thể phải trả giá bằng mạng sống của mình.

Tuy nhiên, nếu chúng ta đang nói về cuộc bức hại ở quy mô lớn, chúng ta phải suy nghĩ về những hệ quả của những sự bức hại ở các quốc gia như Ấn Độ, Bắc Triều Tiên, Nigeria và ngay cả Trung Quốc. Chúng ta không thấy những địa điểm này trên tin tức thường xuyên, nhưng cuộc bách hại ở đây—bằng vào những con số rất lớn—đang áp đảo và vượt xa Trung Đông. Chúng ta không chỉ so sánh các khu vực với nhau, nhưng chúng ta cần khôn ngoan để nhận thức được vấn đề thực sự rất lớn đến mức nào. Trung Đông là một nơi nguy hiểm cho Cơ đốc nhân, nhưng đó không phải là nơi duy nhất.

  1. Các tín hữu bị bức hại chỉ muốn tìm đường thoát ra.

Đây là một huyền thoại quan trọng mà chúng ta cần phải xua tan đi. Chúng ta cần cầu nguyện cho sự cứu trợ và nhân quyền, nhưng những Cơ đốc nhân ở những vùng khó khăn này đang yêu cầu chúng ta cầu nguyện cho họ có sự kiên trì. Họ muốn ở lại quê hương để làm nhân chứng cho Tin Lành.  Đôi khi họ cần phải rời khỏi khu vực, nhưng nhiều tín hữu yêu cầu chúng tôi cầu nguyện cho họ có sức lực, tài nguyên quan trọng và sự huấn luyện thiết yếu để vẫn giữ được sựcan đảm trong cuộc bách hại vì cớ sự vinh hiển của Chúa Giê-su Christ.

  1. Nếu ISIS bị xóa sổ, sự bách hại ở những nơi như Iraq và Syria sẽ biến mất.

Thật đúng là ISIS là kẻ phạm tội bạo lực đối với Cơ đốc giáo. Những nỗ lực khủng bố của họ thật độc ác mà ai cũng có thể đọc thấy trên tất cả các trang tin tức. Tuy nhiên, Sau khi ISIS bị đánh tan, sự bách hại trong khu vực sẽ không biến mất. Trong một cuộc trò chuyện gần đây với một trong những nhân sự phụ trách trong khu vực Trung Đông của chúng tôi, tôi đã hỏi liệu các Cơ đốc nhân có dễ thở vì ISIS đã bị loại bỏ hoàn toàn không. Câu trả lời của anh ấy là: “Không. Chừng nào còn người Hồi giáo cực đoan thì những người theo đạo Cơ đốc ở Trung Đông sẽ bị đàn áp. Đó là nguồn gốc thần học.” Chúng ta muốn ISIS bị loại ra khỏi khu vực địa lý, nhưng điều đó không kết thúc cuộc chiến cho nhân quyền ở Trung Đông—đặc biệt là đối với các Cơ đốc nhân. Nó không đơn giản như vậy đâu.

  1. Sự bách hại vào thời xưa còn tồi tệ hơn bây giờ.

SAI. Chúng ta đang sống trong thời kỳ mà sự bức hại luôn ở mức cao nhất mọi thời đại. Hơn 200 triệu Cơ đốc nhân thường xuyên phải đối mặt với sự bắt bớ. Mỗi tháng, 322 Cơ đốc nhân bị giết vì đức tin của họ; 214 nhà thờ bị phá hủy và 722 hành vi bạo lực chống lại các Cơ đốc nhân. Không nghi ngờ gì nữa, chúng ta đã trải qua những giai đoạn khó khăn trong quá khứ, nhưng trên bình diện toàn cầu, nó chưa bao giờ nghiêm trọng hơn trong chính thời điểm này của lịch sử.

  1. Đức Chúa Trời dùng sự bắt bớ để đoán phạt.

Hãy thành thật; đây là một quan điểm đến từ cái nhìn của giới sống trong “tháp ngà” nhìn xuống đất.  Thật quá dễ dàng để coi thường những nền văn hóa kém phát triển (khiến một phần dẩn đến sự bức hại) và hiểu lầm rằng sự thiếu phát triển của họ là do họ thiếu sự tiến bộ về xã hội, văn hóahoặc thuộc linh. Nó chỉ đơn giản là không đúng sự thật. Nhiều công nghệ hơn, sự phát triển hơnhoặc tiến bộ kinh tế không đồng nghĩa với thuộc linh mạnh mẽ hơn.  Sự bức hại đang xảy ra một cách sâu rộng ngay ở nước Mỹ và Châu Âu.

Thay vì vậy chúng ta cần thấy là Đức Chúa Trời sử dụng sự bắt bớ như một phần trong kế hoạch của Ngài để truyền bá phúc âm và làm vững mạnh những người tin kính. Sự bắt bớ đã phổ biến trong xã hội của thời kỳ hội thánh đầu tiên và các sứ đồ, đặc biệt là với Phao-lô. Chúng ta sẽ không luôn luôn hiểu những đường lối của Chúa. Xuyên suốt lịch sử, Đức Chúa Trời đã dùng sự bắt bớ để thanh tẩy và làm loan rộng ra hội thánh của Ngài.

  1. Sự bắt bớ luôn làm Hội Thánh bị đau thương và tổn hại.

Nó làm tổn thương hội thánh theo nghĩa đau đớn, khổ sở và mất mát, nhưng Đức Chúa Trời có cách tận dụng tất cả những điều này để truyền bá phúc âm—giống như Ngài đã làm trong Công vụ—để làm vững mạnh hội thánh. Thật khó để cho tâm trí chúng ta xoay quanh điều đó, ít nhất là đối với tôi, nhưng Đức Chúa Trời sử dụng sự bắt bớ để phát triển vương quốc của Ngài. Điều đó không có nghĩa là chúng ta nên nắm lấy hoặc cầu nguyện cho có sự bách hại nhưng khi nó xảy ra, Đức Chúa Trời luôn luôn sử dụng nó cho mục đích và ý muốn tối thượng của Ngài.

  1. Sự bắt bớ ở tầm vóc toàn cầu đối với các Cơ đốc nhân không ảnh hưởng đến các hội thánh ở Hoa Kỳ hay ở một nơi nào khác.

SAI. Tôi có lỗi nếu tôi suy nghĩ như thế này – và thật nguy hiểm khi nghĩ theo cách này. Chúng ta là một Thân Thể. Khi một bộ phận đau khổ, tất cả chúng ta đều ở trong một hiệu ứng đau khổ. Đó là lý do tại sao việc cập nhật thông tin về những gì đang xảy ra trên toàn cầu trong hội thánh là rất quan trọng.

Khi một quả bom phát nổ ở Ai Cập thì điều đó có nghĩa là một quả bom nổ trong nhà thờ ở khắp mọi nơi. Khi một tín đồ ở Ấn Độ bị đuổi khỏi làng vì đức tin của họ, thì tất cả chúng ta cũng bị đuổi khỏi làng vì đức tin của mình. Khi một tín đồ bị cầm tù ở Bắc Triều Tiên, tất cả chúng ta đều bị cầm tù.

Hãy nhận biết điều này. Hãy cảm thấy nó. Việc tin vào điều này… rất quan trọng. Đó là lý do tại sao chúng ta cùng nhau lắng nghe, học hỏi, cầu nguyện, kiêng ăn, thương tiếc và thờ phượng. Chúng ta là một thân thể.

  1. Bách hại Cơ đốc giáo chỉ là một vấn đề văn hóa.

Có rất nhiều sự phức tạp về văn hóa, điều này là đúng. Từ Somalia đến Syria, sự khác biệt về văn hóa ăn sâu vào nhau và chúng góp phần gây ra sự ngược đãi—cho dù đó là vấn đề đến từ phía chính phủ, chủ nghĩa quốc gia hay liên quan đến đức tin. Tuy nhiên, sự bách hại đi sâu hơn nhiều. Tại gốc rễ của tất cả—có vấn đề tâm linh và trận chiến thuộc linh. Những gì chúng ta đang chiến đấu chống lại không phải là phần mặt nổi về những con người bức hại và những hành động hay chính sách bức hại.

Như Phao-lô đã nói trong Ê-phê-sô: “Vì chúng ta chiến đấu, không phải chống lại thịt và máu, nhưng chống lại các quyền thống trị, các thế lực, các kẻ nắm quyền bá chủ thế giới mờ tối nầy, và các thần dữ ở các nơi trên trời.”.  Không nên bỏ qua yếu tố này của sự bách hại.

  1. Chúng ta không thể làm được gì nhiều.

Đây có lẽ là một trong những huyền thoại nguy hiểm nhất hiện có. Thật dễ dàng cho rằng sự bách hại Cơ đốc giáo là một điều gì đó ở quá xa chúng ta, chúng là điều không thể thay đổi được và quá phức tạp để thay đổi.

Tuy nhiên, có rất nhiều điều chúng ta có thể làm—mỗi ngày—để tham gia trận chiến thuộc linh và nâng đỡ những anh chị em của chúng ta đang đau khổ trên khắp thế giới vì đức tin của họ.

Cầu nguyện là vũ khí lớn nhất của chúng ta. Nó vượt ra ngoài thành trì, và đến những nơi chúng ta không bao giờ có thể mạo hiểm đến. Và nếu bạn tin vào sách Công vụ, lời cầu nguyện có thể bứt phá mọi xiềng xích, giải phóng tù nhân, mang lại sự trợ giúp và cứu trợ cho các thánh đồ đau khổ mà không có nguồn lực nào khác có thể làm được.

Chúng ta cũng có thể tình nguyện trở thành người ủng hộ và nâng cao nhận thức, viết thư, ký tên thỉnh nguyện và lãnh đạo các nhóm cầu nguyện.  (Hãy đăng ký với những tổ chức Cơ đốc hay với những nhóm cầu nguyện của các hội thánh về vấn đề bức hại Cơ đốc nhân). 

Và, tất nhiên, chúng ta cũng có thể chia sẻ cho—để cung cấp cứu trợ và viện trợ khẩn cấp, Kinh thánh, ấn phẩm Cơ đốc, nhà an toàn, tư vấn—và ngay cả các nguồn lực để xây dựng lại nhà cửa và nhà thờ.

Tôi khuyến khích bạn hành động. Hãy cầu xin Chúa ban sự dẫn dắt của Ngài. Và hãy thực hiện một bước nhỏ ngày hôm nay để nâng đỡ những tín hữu đang bị bức hại trên toàn thế giới.

Open Doors

Open Doors đã hoạt động hơn 60 năm tại các quốc gia áp bức nhất thế giới, đem sự thêm sức đếncho những Cơ đốc nhân bị bức hại vì niềm tin của họ. Open Doors trang bị cho các Cơ đốc nhân bị đàn áp ở hơn 60 quốc gia thông qua các chương trình như Phát triển Kinh thánh và Phúc âm(Bible and Gospel Development), Sự Tấn Tới của Phụ nữ và Trẻ em và Phục hồi Cộng đồng Cơ đốc giáo.

 

 

 

Lược dịch theo: Nguyễn Trọng

Nguồn: outreachmagazine.com

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan