5 Lý Do Cần Công Bố Mỗi Ngày.

Share

Cách cầu nguyện tốt nhất là gì?

Cách cầu nguyện tốt nhất là gì? Hầu hết chúng ta không nghĩ tới cách chúng ta thực sự cầu nguyện như thế nào. Chúng ta chỉ kể ra với Chúa vài điều. Kế đó cầu xin Ngài vài điều. Và trong cùng lúc đó đưa ra một số lời tuyên xưng sự vĩ đại của Ngài và sự tin cậy của chúng ta nơi Ngài.

Chúng ta biết rằng cầu nguyện là tương giao với Đức Chúa Trời. Nhưng, nếu thực sự là có những điều hơn thế nửa đang xảy ra thì sau đó sẽ xảy ra thêm những điều gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu việc đóđang biến đổi con người chúng ta? Những lời cầu nguyện của chúng ta có thực sự hoàn thành được điều này không?

năng quyền trong những lời công bố hàng ngày

Tôi đang suy nghĩ xem mình sẽ viết gì trong tuần này và cảm thấy có ấn tượng để viết về những lời công bố hàng ngày.  Càng cầu nguyện tôi càng hào hứng với chủ đề này. Những lời cầu nguyện công bố không được phổ biến thực hành rộng rãi, nhưng chúng là một cách cầu nguyện mạnh mẽ.

Tuần này chúng ta sẽ xem xét năm lý do cần có sự cầu nguyện công bố hàng ngày. Tuần tới chúng ta sẽ xem xét hai cách đơn giản để thực hành chúng. Tôi tin rằng nếu bạn bắt đầu thói quen kết hợp những lời công bố hàng ngày vào đời sống cầu nguyện của mình, bạn sẽ thấy những thay đổi đáng kể. Dưới đây là năm lý do tại sao tôi tin vào điều này:

  1. Mang thiên đường đến trái đất

Khi nhìn vào gương của những người tin Chúa thời kỳ đầu tiên trong Công Vụ, chúng ta thấy một cách cầu nguyện rất khác so với những gì chúng ta thường làm. Phi-e-rơ nói với người què ăn xin: “Nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ người Na-xa-rét, hãy đứng dậy và bước đi” (Cv 3:6, BTTHĐ). A-na-nia truyền cho Sau-lơ phải được đầy dẫy Đức Thánh Linh (Công vụ 9:17). Phao-lô tuyên bố người què đứng dậy và quỷ ra khỏi cô hầu gái (Công vụ 14:10 & 16:18).

Chúng ta được dạy rằng nếu chúng ta cầu xin điều gì theo ý muốn của Ngài thì điều đó sẽ được thực hiện (1 Giăng 5:14). Chúng ta được dạy phải cầu nguyện để ý Chúa được thực hiện… dưới đất cũng như trên trời (Ma-thi-ơ 6:9-10). Khi công bố, chúng ta đang lắng nghe những gì Chúa muốn làm và nói ra những điều đó trên trái đất. Chúng ta mang thiên đàng đến trái đất bằng cách tuyên bố những thực tại của Ngài ở đây.

  1. Đồng sáng tạo với Chúa

Chúng ta được sáng tạo nên theo hình ảnh của Chúa và Ngài đã tạo ra thế giới bằng cách dùng lời phán ra sự hiện hữu của nó. Chúng ta cũng được tạo ra để làm điều này. Lời nói của chúng ta có quyền năng. “Sống chết do nơi quyền của lưỡi, Người yêu chuộng nó sẽ ăn bông trái của nó,” (Châm ngôn 18:21).

Lời nói của chúng ta tạo ra hiện thực. Khi chúng được làm ra thuận theo thiên đàng chúng mang lại sự sống; khi không như vậy, chúng mang đến sự chết. Tất cả lời Chúa đều mang lại sự sống. Chúng ta có đặc quyền kết hợp với Ngài khi chúng ta tuyên bố những thực tại của Ngài trên đất.

  1. Tập trung vào những sự giải quyết.

Hầu hết những lời cầu nguyện của chúng ta có xu hướng tập chú vào việc giải quyết vấn đề. “Chúa ơi, xin hãy sửa điều này.  Xin ban con điều đó.” Những lời cầu nguyện công bố là những lời cầu nguyện như thể Chúa đã giải quyết điều đó rồi. Những lời công bố tập trung vào sự cung cấp của Chúa thay vì sự thiếu hụt của chúng ta. Chúng đưa chúng ta đến một nơi tốt đẹp hơn vì chúng nhắc nhở chúng ta rằng Chúa đang kiểm soát, Ngài không lo lắng và chúng ta có lý do để hy vọng.

Hầu hết mọi người không nghĩ về sức mạnh của lời nói của họ. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, hãy xem những cuốn sách sau: “Công bố: Mở Khóa Tương Lai Của Bạn” của Steve Backlund (tôi rất khích lệ bạn nên đọc cuốn này), “Quyền Năng Của Lời Nói Của Bạn” của Robert Morris và “Nói Sự Sống: Sáng Tạo Thế Giới Của Bạn Bằng Lời Của Bạn” của Katherine Ruonala.

  1. Biến đổi tâm trí của chúng ta

Trận chiến thuộc linh chính của chúng ta là với tâm trí của chúng ta, và những trải nghiệm cũng như câu chuyện cuộc sống của chúng ta mách bảo chúng ta hãy tin vào những điều trái ngược với lẽ thật của Chúa. Khi chúng ta bắt đầu tin vào những lời dối trá này, chúng ngày càng trở nên thật hơn đối với chúng ta vì kinh nghiệm của chúng ta cho chúng ta biết rằng chúng là sự thật.

Lý do chính khiến chúng ta không nhìn thấy những thực tại trên thiên đường là vì chúng ta không tin chúng là sự thật. Chúng ta cần lựa chọn tin vào Chúa hơn bất kỳ kinh nghiệm hoặc niềm tin nào khác mà chúng ta có thể có. Điều này được thực hiện bằng cách tuyên bố các lẽ thật của Ngài. Chúng ta thắng hơn sự dối trá bằng cách thay thế nó bằng lẽ thật.

Khi nghe chính mình nói ra những lẽ thật của Chúa, chúng ta được đưa vào những điều kiện để bắt đầu tin vào những lẽ thật đó. Lý do Rô-ma 10:9 nói rằng chúng ta phải tuyên bố bằng miệng rằng Chúa Giê-su là Chúa ngoài việc tin bằng lòng là vì đó là khi chúng ta làm một sự đồng ý của tâm thần mình với những gì Thánh Linh đang cố gắng nói với lòng chúng ta. Nói ra lẽ thật sẽ củng cố nó trong lòng chúng ta.

  1. Kích hoạt đức tin của chúng ta

Lời Chúa tiết lộ nhiều điều mà chúng ta khó tin. Khi chúng ta tuyên bố những điều đó, chúng tađang nói rằng chúng ta đã chọn tin những gì Chúa nói hơn những gì chúng ta hiện đang cảm thấy là đúng. Kinh nghiệm của chúng ta có thể nói lên một điều, nhưng việc tuyên bố lẽ thật của Chúa sẽ kích hoạt đức tin của chúng ta theo một hướng khác.

Việc tuyên bố lẽ thật của Chúa sẽ khiến chúng ta tập trung vào những gì Chúa đang nói. Chúng tađang nói rằng chúng ta chọn tin vào những thực tại của Chúa hơn bất cứ điều gì khác mà chúng tathấy. Đó là một mệnh lệnh của đức tin mang lại sự sống và làm đẹp lòng Chúa vì không có đức tin thì không thể làm đẹp lòng Chúa (Hê-bơ-rơ 11:6).

Có lời viết: “13… Tôi đã tin, nên tôi nói,” cũng vậy, chúng tôi tin, nên mới nói. 14 Vì chúng tôi biết rằng Đấng đã khiến Chúa là Đức Chúa Jêsus sống lại, cũng sẽ khiến chúng tôi sống lại với Đức Chúa Jêsus, và đem chúng tôi cùng với anh em vào trong sự hiện diện của Ngài. 15 Tất cả những điều nầy xảy đến là vì anh em, để ân điển càng đến với nhiều người hơn và càng có nhiều người dâng lời cảm tạ hơn, để đem lại vinh quang cho Đức Chúa Trời.

16 Vậy nên, chúng tôi không nản lòng,…”  – 2 Cô-rinh-tô 4:13-16

Rõ ràng là con người có thể dùng những lời tuyên bố không đúng cách. Họ có thể làm giống như vậy với lời cầu nguyện, nhưng điều đó không làm giảm đi vai trò của nó. Tuần tới chúng ta sẽ xem xét một số ví dụ về cách làm những lời công bố thường xuyên. Còn bây giờ, hãy nhận ra rằng đó là một cách cầu nguyện có năng quyền.

 

 

 

Lược dịch: Ngọc Nga (BBT)

Nguồn: https://prayer-coach.com

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan