Làm sao để ân tứ chứng đạo có thể cảm ứng chúng ta.
Tôi yêu quý người có ân tứ chứng đạo. Bạn biết họ – họ có thể dự phần với một cuộc đối thoại về đức tin từ bất cứ góc cạnh nào, trong mọi lúc. Khi chúng ta ở chung quanh những người có ân tứ chứng đạo, chúng ta dường như là có một trong hai đáp ứng:
• Sự ganh tị cháy lên trong xương của chúng ta và chúng ta tự thuyết phục chính mình rằng chúng ta không có khả năng làm như vậy, thôi thì để cho những người chuyên nghiệp làm vậy.
• Chúng ta nuốt lấy sự tự hào và vui mừng trong những gì mà Đức Chúa Trời đã làm khi chúng ta cầu xin rằng, “Chúa ơi, giúp con trở nên một người làm chứng tốt hơn.”
Các bạn có trốn khỏi những người nói về những cuộc gặp gỡ làm chứng “thành công” vì cớ những phản ứng cảm xúc nổi lên trong lòng các bạn? Hay là các bạn chạy đến với họ vì các bạn muốn được cảm ứng và học biết nhiều hơn?
Để tôi chia sẻ 7 lý do tại sao tôi yêu thích chuyện ở quanh những nhà truyền giảng, và tại sao họ là tốt cho chúng ta là những người không có ân tứ đặc biệt này.
1. Vì Họ Yêu Chúa Giê-xu.
Những nhà truyền giảng quá yêu Chúa Giê-xu đến nổi không nói về Ngài là một điều bất thường. Họ tìm thấy tình yêu thật và muốn nói cho cả thế giới về Ngài. Thi Thiên 51:15 là câu châm ngôn cho đời sống của họ: “Chúa ơi, xin mở môi con Và miệng con sẽ truyền ra sự ca ngợi Chúa.”
2. Vì Họ Cảm Ứng Tôi.
Những người truyền giảng bỏ ra nhiều thời giớ với Chúa. Nhiều lắm. Họ đọc Kinh Thánh, cầu nguyện, đôi khi họ viết nhật ký cầu nguyện. Họ rất nghiêm chỉnh với điều Chúa kêu gọi họ và muốn làm điều đó thật tốt đẹp. Họ sống theo sự kêu gọi với lời dạy của Cô-lô-se 3:23: “Khi làm bất cứ việc gì, hãy hết lòng mà làm, như làm cho Chúa chứ không phải làm cho người ta.”
3. Họ Can Đảm.
Không, không phải là kiểu can đảm nói rằng, “Để tôi nói với bạn, là người tôi mới gặp trên đường phố, về cách thoát ra khỏi hỏa ngục.”
Nhưng là can đảm như thế này, họ không sợ hãi khi phải tuyên xưng danh Chúa Giê-xu để ca ngợi sự tốt lành của Ngài. Họ hiểu Ngài là Chúa và Cứu Chúa, và họ không hỗ thẹn khi nói như thế. Họ tin một cách sâu thẳm vào Rô-ma 1:16: “Thật vậy, tôi không hổ thẹn về Tin Lành đâu, vì đây là quyền năng của Đức Chúa Trời để cứu mọi người tin, trước là người Do Thái, sau là người Hi Lạp.”
4. Vì Họ Khiêm Nhường.
Một nhà truyền giảng chân chính không bao giờ kể công cho mình về việc dẫn người đến với Chúa Giê-xu. Giống như sứ đồ Phao-lô, họ hạ mình nói rằng, “Nếu tôi rao giảng Tin Lành, tôi chẳng có cớ gì để tự hào, vì tôi bị ràng buộc phải làm như vậy; nhưng, nếu tôi không rao giảng Tin Lành thì thật khốn khó cho tôi!” (1 Cô-rinh-tô 9:16).
5. Vì Họ Là Những Người Tường Thuật Vĩ Đại.
Họ hỏi những câu hỏi tốt. Họ hiểu rằng động lực khiến Chúa Giê-xu thường hỏi là để khiến cho mọi người phải suy nghĩ. Đó là một cách đem những người khác vào một mức ý nghĩa hơn và sâu xa hơn.
6. Vì Họ Là Những Người Lắng Nghe Tốt.
Những người truyền giảng biết rằng họ có hai lỗ tai và một cái miệng vì có lý do. Họ chăm chú lắng nghe và cầu xin Chúa hướng dẫn việc đáp ứng. Họ theo Gia-cơ 1:19: “Thưa anh em yêu dấu của tôi, anh em phải biết điều nầy: Mọi người đều phải mau nghe, chậm nói, chậm giận.”
7. Bởi Vì Họ Cũng Giống Như Chúng Ta.
Rất thường, chúng ta những người “bình thường” xem những người truyền giảng như là những người đặc biệt, công chính và thánh thiện hơn chúng ta nhiều. Chúng ta sai lầm khi tin rằng họ gần Chúa hơn chúng ta và có tất cả mọi sự. Lẽ thật là, họ cũng như chúng ta, chỉ khác ở chỗ là được Chúa ban ân tứ cách khác nhau. Họ cũng có sự sợ hãi và bất ổn mà có đôi khi chúng làm họ tê liệt. Nhưng họ luôn luôn trỗi dậy đứng lên và tiếp tục sống theo cách xứng đáng với sự kêu gọi của Chúa.
Các bạn có thấy một ít đặc tính trong danh sách kể trên trong chính mình không? Hy vọng là các bạn thấy, bởi vì tất cả chúng ta đều có một nhà truyền giảng nhỏ bé trong chính mình, cho dù chúng ta tin hay không tin điều đó.
Ngọc Nga
(Lược dịch theo: outreachmagazine.com)