Nhiều Nhánh Khác Nhau Không Luôn Luôn Là Điều Xấu

Share

Nhân dịp kỷ niệm 500 Phong Trào Cải Chánh do Martin Luther khởi xướng, BBT giới thiệu đến bạn đọc một phản hồi với lời chỉ trích của một số người cho rằng phong trào này làm sinh ra quá nhiều hệ phái và nhóm Cơ Đốc Nhân.

Không phải Cơ-đốc nhân nào cũng đều cử hành lễ kỷ niệm Cải Chánh Giáo Hội vào năm nay. Không phải chỉ có Công Giáo dè dặt với điều này; mà còn có nhiều hệ phái Tin Lành cũng dè dặt.  Chúng ta ủng hộ Phong Trào Cải Chánh vì cớ phong trào nhấn mạnh về thẩm quyền cao nhất và cuối cùng của Kinh Thánh, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể bỏ qua cách mà Kinh Thánh nhiều lần chỉ trích về sự chia rẽ trong Hội Thánh.

Chẳng hạn như Phao-lô đã quở trách Hội Thánh Cô-rinh-tô rằng: “Điều tôi muốn nói là mỗi người trong anh em đều nói: Tôi thuộc về Phao-lô; hoặc: Tôi thuộc về A-pô-lô; hoặc: Tôi thuộc về Sê-pha; hoặc: Tôi thuộc về Đấng Cơ Đốc. Đấng Cơ Đốc đã bị chia cắt rồi sao” (I Cô-rinh-tô 1: 12-13). Nghe có vẻ rất khủng khiếp giống như tám giáo đoàn khác nhau biểu tình trên phố.

 

Ảnh: Laroslav Neliubov / Shutterstock

Phải nghĩ như thế nào về 45.000 hệ phái ra từ Phong Trào Cải Chánh.

Liệu chúng ta có nên hết lòng kỉ niệm Cuộc Cải Chánh Giáo Hội ấy trong khi một trong những di sản chính của nó có vẻ như đã gây ra quá nhiều sự chia rẽ chăng?

Phao-lô cho biết có bốn bè phái trong Hội Thánh Cô-rinh-tô. Trung tâm nghiên cứu Cơ-Đốc Giáo Toàn Cầu ước tính có khoảng  45.000 hệ phái trên toàn thế giới, trung bình là 2.4 hệ phái mới được hình thành mỗi ngày. Trung tâm nghiên cứu ấy thừa nhận một khái niệm rộng rãi của từ ngữ hệ phái, chỉ có phần nhỏ các hệ phái hiểu được sự giá trị vô cùng trong ánh sáng của lời cầu nguyện của Chúa Giê-xu trong Giăng 17 rằng tất cả chúng ta có thể hiệp làm một. Điều này đem đến vài thắc mắc về Cuộc Cải Chánh. Như một nhà thần học than thở: “Đây không phải là phong trào đã đưa từ một Hội Thánh hiệp nhất ra thành nhiều nhóm nhánh sao?” Liệu chúng ta có nên hết lòng kỉ niệm Cuộc Cải Chánh Giáo Hội ấy trong khi một trong những di sản chính của nó có vẻ như đã gây ra quá nhiều sự chia rẽ chăng?

Cân Nhắc Lại Những Câu Chuyện Đáng Nhớ

Vấn đề dường như mới đề cập sơ qua. Không có bất cứ vấn đề thần học nào khác của phong trào cải chánh đã gây nhiều tranh cãi hơn là Lễ Tiệc Thánh, và không có sự kiện lịch sử nào làm cho người ta thấy phong trào Kháng Cách (Protestant) là phong trào gây chia rẽ như là cuộc hội đàm Marburg.

Liệu chúng ta có nên hết lòng kỉ niệm Cuộc Cải Chánh Giáo Hội ấy trong khi một trong những di sản chính của nó có vẻ như đã gây ra quá nhiều sự chia rẽ chăng?

Có lẽ bạn đã nghe câu chuyện: Martin Luther, người lãnh đạo cuộc cải cách tôn giáo Wittenberg, gặp Ulrich Zwingli, người lãnh đạo cuộc cải cách tôn giáo Thụy Sĩ, vào tháng 10 năm 1529 tại lâu đài Marburg. Hai nhà lãnh đạo Cải Chánh đầu tiên đã từng trao đổi quan điểm thần học của họ bằng những lá thư, và bây giờ lần đầu tiên họ gặp nhau mặt đối mặt. Qua vài ngày gặp nhau đó, đã xảy ra sự chia rẽ về thần học không thể khắc phục được.

Thời điểm ông được nhiều người biết đến nhất được trích dẫn để minh họa cho sự phân rẻ của người theo đạo Tin Lành là khi Luther rút dao ra trong sự tranh cãi dữ dội và ông đã khắc lên một bảng bằng gỗ những lời của Chúa Giê-xu nói trong Bữa Tiệc Cuối Cùng – Tiệc Thánh: “Đây là thân thể của Ta.” Hành động của Luther đã đem đến sự chia rẽ vĩnh viễn giữa các Cơ-đốc nhân Tin Lành vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay.

Câu chuyện đó đầy kịch tính, đáng nhớ, và còn lại mãi. Nhưng nó đã không hoàn toàn xảy ra theo cách đó. Marburg là một sự kiện quan trọng, nhưng không vì những lý do như vậy mà người ta tin. Suy nghĩ lại giây phút lịch sử đó có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự chia rẽ của đạo Tin Lành.

Cuộc gặp gỡ trực diện đầu tiên của Luther và Zwingli không phải là một cuộc gặp gỡ dễ chịu, đặc biệt là cuộc trao đổi đầy tranh cãi về giấy bút của họ trước cuộc họp. Nó không giúp cuộc hội đàm giữa các thành viên nói những thổ ngữ khác nhau của Đức. Các nhân chứng của cuộc họp này chứng thực cho những xung đột về nhân cách cũng như những hiểu lầm về văn hoá và ngôn ngữ.

Vấn đề nan giải của thần học thực sự là sự hiện diện của Đấng Christ trong Lễ Tiệc Thánh. Tuy nhiên, điều thường bị hiểu lầm nhất là cả hai bên đều không chất vấn liệu Đấng Christ có hiện diện trong Lễ tiệc thánh không nhưng cách mà Đấng Christ hiện diện trong Lễ tiệc thánh. Họ chỉ khác nhau về sự hiện diện của Ngài về mặt tâm linh hay thể xác. Mặc dù sự đồng nhất về học giáo lý ngăn cản liên minh chính trị, nhưng trên thực tế nó không cản trở sự thông công về phương diện thần học Tin Lành tại Marburg.

Như Martin E. Lehmann (dịch giả của 7 bài báo cáo hội đàm) ghi chép lại thì toàn bộ “cuộc hội đàm được diễn ra với tinh thần lịch sự và trong tinh thần hòa bình.” Tường trình đáng tin cậy nhất (căn cứ theo sự chứng kiến của Caspar Hedio), khi có sự bất đồng đối với sự hiện diện của Đấng Christ dẫn đến ngõ cụt (không lối thoát), ông  Zwingli tuyên bố: “Những người đi trước chúng ta), ngay cả khi họ không đồng ý, họ cũng không lên án lẫn nhau.” Đến lượt mình, Luther nói với Zwingli, “Chúng ta hãy nhìn về tương lai! Dù chúng ta không thể đồng ý về mọi thứ, nhưng chúng ta vẫn có thể thông công với nhau.”

Khi kết thúc cuộc hội đàm, Luther cảm ơn Zwingli, và xin sự tha thứ cho những lời nói đôi khi có phần khó nghe, và nhắc lại mong muốn của ông rằng “điểm chung của họ có liên kết họ lại với nhau.”  Zwingli đáp lại “gần như bật khóc” để bày tỏ mong muốn sâu sắc của ông về “tình bạn hữu và mong muốn tìm kiếm điều đó ngay cả lúc này.”

Marburg cho chúng ta thấy rằng nếu một phần di sản của Phong Trào Cải Chánh là sự tồn tại của hàng chục ngàn hệ phái, thì khả năng duy trì lễ tiệc thánh, cũng giống như là một phần của di sản đó.

Những cuộc trao đổi bị xem nhẹ này cho thấy thể nào mong muốn về tình bạn tốt đẹp thắng hơn các cuộc hội đàm khi các Nhà Cải Chánh đồng ý chấm dứt “sự bực bội và tranh cãi gay gắt với nhau” và tiếp tục tìm kiếm Đức Thánh Linh trong sự cầu nguyện để có được sự hiểu biết đúng đắn.

Trên thực tế, cuộc hội đàm đã đưa ra một tuyên bố thần học do Luther viết và được Zwingli và các đại biểu của Phong Trào Cải Chánh ký kết. Trước hết và quan trọng hơn hết, họ đã đặt nền tảng cho sự đồng thuận mang tính mở rộng của họ vào những niềm tin thiết yếu của “toàn thể Hội Thánh Cơ Đốc trên khắp thế giới”, tức là trong các giáo lý của hội đồng đầu tiên của Đức Chúa Trời, Đấng Christ, Đức Thánh Linh và giáo lý Ba Ngôi. Sau khi nhấn mạnh sự tương đồng của họ với thần học Cơ-đốc giáo phương Tây và chia sẻ thần học Tin Lành, họ nhấn mạnh đến tình yêu thương trong những bất đồng của họ. “Tại thời điểm này, chúng tôi chưa đạt đến sự đồng thuận về việc thân thể thật và máu của Đấng Christ có trong bánh và rượu,” Luther nói. “Tuy nhiên, mỗi bên vẫn nên bày tỏ tình yêu thương Cơ-đốc với bên kia.”

Marburg cho chúng ta thấy rằng nếu một phần di sản của Phong Trào Cải Chánh là sự tồn tại của hàng chục ngàn hệ phái, thì khả năng duy trì lễ tiệc thánh, chia sẻ những khẳng định thần học cốt lõi và sự tương tác trong tình hữu nghị và sự truyền giáo cũng giống như một phần của di sản đó. Đạo Tin lành – một phong trào được tạo thành từ các Cơ-đốc nhân từ nhiều hệ phái khác nhau – là bằng chứng về di sản đó ngày nay. Chúng ta có thể không đồng ý về nhiều vấn đề về việc đòi hỏi chia rẽ tình bạn và các đội nhóm, nhưng dù sao chúng ta cũng có thể cầu nguyện và làm việc cùng nhau trong Danh của Đấng Christ.

Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận việc phải đối mặt với vô số những hệ phái mà Luther, Zwingli, và những người lãnh đạo Phong Trào Cải Chánh dường như chưa thể tưởng tượng được. Lý do dẫn đến sự ra đời các hệ phái Tin Lành là gì?

Nhiều Sự Phân Rẽ của Hội Thánh

Sự phát triển nhanh chóng của các hệ phái Tin Lành chủ yếu là do các tín đồ tiếp cận được với Kinh Thánh nhiều hơn, mở ra kỷ nguyên “thuyết đa nguyên”, dẫn tới vô số cấu trúc hội thánh. Và các áp lực khác, vốn không liên quan gì nhiều đến đạo Tin Lành, cũng đã hình thành nên nhiều hệ phái Tin Lành như: chính quyền địa phương, sự dấy lên của tiếng địa phương, và việc học giáo lý Cơ-đốc nhân tự do.

Ngay từ đầu, Tin Lành truyền thống bất đồng quan điểm nên đã tách ra tập trung về địa phương. Nguyên nhân là do liên kết chính trị hơn là do sự bất đồng về quan điểm thần học. Các nhà lãnh đạo Cải Chánh có xu hướng xem chính họ cũng ngang bằng với chính quyền của các chính phủ – các hội đồng thành phố, các quý tộc, và các quốc vương – với niềm tin rằng nhà nước cũng được kêu gọi để đảm bảo trong công tác cải cách giáo hội. Ví dụ, khi việc Giáo hoàng Leo X không có ý định kêu gọi một hội đồng cải cách rõ ràng, Luther đã trao quyền cho tầng lớp thượng lưu Đức để khuyến khích cải cách giáo hội thông qua việc khẳng định “chức tế lễ của tất cả các tín hữu.” Ngay sau đó hầu hết các nỗ lực cải cách của đạo Tin Lành đều gắn liền với các khu vực cụ thể và các cơ quan chính quyền. Do đó, Phong Trào Cải Chánh phát triển khác nhau trong các bối cảnh khác nhau. (Sau Cuộc Cải Chánh, tất nhiên, đạo Tin Lành vẫn tiếp tục hợp tác với nhà nước theo một số phương diện mà điều đó làm cho việc phân biệt ý tưởng văn hoá của một công dân tốt với ý tưởng của một người Cơ-đốc tốt) trở nên khó có thể phân biệt được.

Và các áp lực khác, vốn không liên quan gì nhiều đến đạo Tin Lành, cũng đã hình thành nên nhiều hệ phái Tin Lành như: chính quyền địa phương, sự dấy lên của tiếng địa phương, và việc học giáo lý Cơ-đốc nhân tự do.

Vào cùng thời điểm này, sự hiệp nhất của Tin lành thường vượt xa hơn sự chia rẻ về chính trị. Trong nhiều trường hợp, những người Tin lành bày tỏ tình thân với bất kỳ ai tìm kiếm nơi trú ẩn khỏi những chính phủ tàn bạo. Trốn khỏi sự cai trị của Mary Tudor (“Mary tàn bạo”, một biệt danh mà người ta đặt cho bà vì khét tiếng bách hại người Tin lành), John Knox một nhà cải chánh người Tô Cách Lan tìm được nơi ẩn nấp an toàn trong những thành trì người Tin Lành như Frankfurt và Geneva. Điều này khiến cho những lãnh đạo và nỗ lực cải chánh liên kết được với các vùng miền khác nhau.

Trong lúc đó, một hệ phái Tin lành rất cấp tiến bao gồm Anabaptists, việc trốn tránh bắt bớ đã trở thành một lối sống. Họ tìm được nơi ẩn nấp an toàn dưới những chính phủ có phần dung hòa hơn như tại Strasbourg và Moravia (trong một thời điểm). Dầu vậy, một sự bắt bớ khốc liệt khác (vâng, điều này được một số phái Kháng Cách khác thừa nhận – một phần không mấy vui vẻ trong di sản của chúng ta) đã dẫn đến chổ nhiều người Anabaptists nhấn mạnh sự tách biệt của Cơ-đốc nhân với thế giới.  Sự nhấn mạnh đó dẫn đến sự cách ly và cô lập một số nhóm Kháng Cách, điều này về sau tạo nên sự phân biệt mang tính hệ phái.

Một sự nhấn mạnh liên quan đến tiếng bản địa – ngôn ngữ hay thổ ngữ được những người bình dân sử dụng – đóng một vài trò quan trọng trong việc nhân cấp các hội thánh và các nhóm nhánh. Tại cuộc tranh luận Leipzig vào năm 1519, Luther đã đánh giá cao thẩm quyền của Kinh Thánh hơn cả Giáo Hoàng và Hội Đồng Giáo Phẩm.  Một năm sau ông thêm vào tuyên bố này với khẳng định về “chức tế lễ của mọi tín hữu.” Sự soi sáng này đã cũng cố tầm quan trọng của tất cả mọi người đến với sứ điệp phúc âm trong chính ngôn ngữ của họ.

Cuối cùng, đó là giáo lý Cơ-đốc tự do. Khi Luther tuyên bố tại tòa án nổi tiếng Diet of Worms vào năm 1521 rằng “lương tâm của ông bị chinh phục bởi lời của Đức Chúa Trời,” ông đã đưa ra một nguyên tắc cho phép phản đối tinh thần đối với cấu trúc và niềm tin của giáo hội theo những niềm tin cá nhân dựa trên Kinh Thánh. Đối với một số người chỉ điều này thôi chính là nguyên nhân gây ra chủ nghĩa đa nguyên trong phong trào Kháng Cách.

Tuy nhiên nhiều người quên rằng những nhà Cải Chánh Kháng Cách nhấn mạnh rằng Kinh Thánh cung cấp cho người đọc và người nghe tri thức căn bản về Đức Chúa Trời để đảm bảo sự cứu rỗi cho con người qua quyền năng của Thánh Linh. Có sự khác biệt giữa tri thức căn bản và tri thức đầy trọn, cho phép họ khẳng định rằng một số vấn đề thần học là thiết yếu còn số khác thì không. Điều này không dẫn đến sự đồng nhất, nhưng nó giúp những người Kháng Cách nhận ra rằng không phải mọi sự giải thích khác nhau dựa trên lương tâm có cùng một ảnh hưởng đến mối thông công Cơ-đốc. Đó chính xác là lý do chúng ta vẫn có thể bàn về các hệ phái Kháng Cách như là Tin Lành chứ không phải như những nhánh chính khác của Cơ-đốc giáo. Vấn đề về lương tâm vừa có thể đem lại sự hiệp một và vừa đem lại sự chia rẻ.

Chủ thuyết hệ phái không chỉ là một sản phẩm của đạo Tin Lành. Nhưng điều này không có nghĩa là sự chia rẽ của Tin Lành không bao giờ là một điều xấu. Những người đã trải qua sự phân ly của hội thánh biết nỗi đau buồn, khó khăn, và sự tan vỡ mà điều này đem lại. Một số hội thánh không bao giờ phục hồi sau khi cắt đứt quan hệ, mất lòng tin, và sự làm tổn hại đến lời chứng của người Cơ-đốc.

Trong khi chúng ta không thể quét sạch được sự hiện diện của tội lỗi trong hội thánh, và trong khi chúng ta rất lấy làm tiếc vì sự phân rẻ của nhiều hội thánh, nhưng có những lúc sự chia rẻ ất lại là điều tốt. Khi giáo hội quay lưng lại với thẩm quyền của Kinh thánh, khi các nhà lãnh đạo giáo hội phạm tội phá hoại chức vụ và lời chứng của hội thánh, khi hội thánh không còn công bố sự chết và sự sống lại của Chúa Giê-xu Christ – đây là những giây phút khi hội thánh thực sự lầm lạc. Cải chánh đôi khi đòi hỏi phải bắt đầu lại.

Tuy nhiên, có một điểm nữa cần lưu ý: Luther chưa bao giờ gặp một giáo hội thống nhất.

Thách Thức Lớn Của Phong Trào Kháng Cách

Việc thực hành và thần học của giáo hội thời trung cổ trước và trong thời Luther đa dạng hơn nhiều so với điều người ta thường nghĩ đến. Ngoài phương Tây, chúng ta cũng cần phải nhận ra rằng có bốn chi nhánh chính của hội thánh Cơ-đốc trên toàn thế giới. Mặc dù Cuộc Đại Phân Ly năm 1054 giữa giáo hội phương Đông và phương Tây thường được nhắc đến, nhưng trên thực tế, thách thức của việc đảm bảo sự hiệp nhất Cơ đốc trên toàn thế giới là một tranh chiến từ những tín hữu Cơ-đốc đầu tiên, và nó vẫn tiếp tục là một cuộc tranh chiến cho tất cả các chi nhánh của Cơ-đốc giáo ngày nay dù ở phương Tây hay phương Đông. Các cuộc tranh luận gần đây với các giáo hội Chính thống Antiochian chứng thực cho cuộc đấu tranh tái thiết đó.

Với quan điểm Cơ-đốc giáo trên toàn thế giới, lý do chiếm đa số trong các nhóm tín hữu Cơ-đốc được đưa ra ánh sáng: Hội thánh đầu tiên về bản chất luôn phù hợp với bối cảnh. Hội thánh phải hoạt động trong một khoảng thời gian, không gian, quốc gia, văn hoá và ngôn ngữ cụ thể. Đồng thời, hội thánh được Chúa kêu gọi công bố một sứ điệp được mặc khải bởi chính Ngài để chứng thực cho thân vị và công tác của Chúa Giê-xu Christ cho mọi thời đại, không gian, quốc gia, văn hóa và ngôn ngữ.

Sự năng động đầy thử thách này gắn kết truyền thống Tin Lành như nhiều truyền thống Cơ-đốc giáo khác. Sự kiên định của nhiều chi nhánh của hội thánh cho thấy sức mạnh mà sự phân chia đó đã đem đến tất cả các quốc gia: Cơ-đốc giáo chưa bao giờ giống hệt nhau trong mọi thời đại và không gian. Không có một hệ thống phân cấp nào điều khiển nó.

Hội thánh theo bối cảnh không phải là một điều xấu hay một điểm yếu. Ngược lại, khả năng thích ứng với bối cảnh là một trong những thế mạnh lớn nhất của Cơ-đốc giáo. Sự lôi cuốn người ngoại đến với lời hứa của Đức Chúa Trời qua Chúa Giê-xu Christ là sự bắt đầu thu nhận sự đa dạng của con cái Đức Chúa Trời. Từ đó, Cơ-đốc giáo lan rộng khắp thế giới vào các nền văn hoá, bối cảnh và các nhóm người khác nhau đã trở thành một câu chuyện toàn cầu.

Câu chuyện toàn cầu này cũng giống như câu chuyện về đạo Tin lành và Công giáo phương Tây vì nó là câu chuyện về Chính Thống Giáo Phương Đông và những tín hữu Cơ-đốc ở Nam bán cầu. Tất cả những câu chuyện này đều bị lôi cuốn và đan xen vào nhau cũng như có bối cảnh rõ nét. Nếu không có điều này thì làm sao phần Thánh Kinh cho nói về ý muốn của Đức Chúa Trời qua Con Ngài, là Đức Chúa Giê-xu Christ, là mở một con đường cho mọi người tin Ngài “đến tận cùng trái đất” (Công-vụ 1:8) được ứng nghiệm? Chúng ta không chỉ là thành viên của một hội thánh địa phương mà chúng ta còn là thành viên của hội thánh toàn cầu của Đấng Christ trải dài trong cả thời gian và không gian. Thật là một sai lầm lớn khi không nhận ra lẽ thật này.

 

Dịch:  David Tô.

(Nguồn: christianitytoday.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan