Bước Đi Bởi Thánh Linh Trong Tình Yêu Thương, Vui Mừng Và An Bình

Share

“Trái” của Đức Thánh Linh nói đến những phẩm tính giống Chúa của những người “bước đi trong Thánh Linh (Ga-la-ti 5:16). Sự biểu hiện thật của Đức Thánh Linh vận hành trong đời sống người tin là người đó càng ngày càng trở nên giống Đấng Christ trong tính cách và hành động. Trái Thánh Linh phải là điều tiêu chuẩn hóa đời sống của mọi người tin. Hôm nay chúng ta nhìn vào ba phẩm chất của trái Thánh Linh trong Ga-la-ti 5:22 – Tình yêu thương, sự vui mừng và sự bình an.

TÌNH YÊU THƯƠNG

Từ Hê-bơ-rơ (ahab) và Hy-lạp (agapē) cùng được dịch ra là “tình yêu thương” là những từ ngữ về hành động. Ở đây cho thấy những hành động với ý thức yêu thương. Tuy nhiên “tình yêu thương” của Kinh Thánh đòi hỏi xa hơn là một cử chỉ đặc biệt nào đó để bao hàm một thái độ sâu thẳm trong lòng, một đáp ứng tích cực từ tận bên trong con người (1 Giăng 3:17).

Trong lúc có một số từ Hy-lạp diễn tả những thể dạng của tình yêu, từ agapē diễn tả tốt nhất về tình yêu vị kỷ như của Đấng Christ. Không ích kỷ, trung thành, quan tâm yêu thương đến đời sống của nhau được Phao-lô gọi là ân tứ “vĩ đại nhất” (1 Cô-rinh-tô 13:13). Tình yêu Cơ đốc là một phẩm chất của trái của Đức Thánh Linh, một mỹ đức của đời sống thiên thượng (Ga-la-ti 5:22).

Những thuộc tính của tình yêu thương phản ảnh cả về cảm xúc lẫn hành động yêu thương (1 Cô-rinh-tô 13:4-8). Tình yêu chân thật được bày tỏ qua những phẩm tính như:

  • Nhịn nhục và chậm nóng giận (câu 4)
  • Nhân từ và mềm mại với mọi người (câu 4)
  • Vị kỷ và ban cho (câu 5)
  • Lẽ thật và chân thành (câu 6)
  • Hy vọng và khích lệ (câu 7)
  • Bền đổ và vô tận (câu 7)

Tình yêu thương của Kinh Thánh là không ganh tị, kiêu hãnh, xoay quanh cái tôi, thô lỗ hay gây sự (1 Cô-rinh-tô 13:4,5).

Không có tình yêu thương, những ân tứ Thánh Linh không còn giá trị, và trái Thánh Linh khiếm khuyết (c.8). Tình yêu Cơ đốc là đời đời. Trong khi mọi sự khác sẽ hư mất, tình yêu thương không hề hư mất. Nó là sự quan tâm không điều kiện và mãi mãi cho những người khác để làm nên sự ngự trị của Đức Thánh Linh trong con người, khác với những cố gắng hay tham muốn của con người.

SỰ VUI MỪNG

Một số từ Hê-bơ-rơ và Hy-lạp được Kinh Thánh dùng để chuyển tải khái niệm của sự vui mừng. Thực tế, trong Kinh Thánh có đến hơn 150 lần dùng từ “vui mừng”.

Sự vui mừng đến từ Đức Chúa Trời như là kết quả của đức tin và sự vâng phục (Giăng 15:10,11; Rô-ma 15:13). Sự đầy tràn của sự vui mừng nằm trong sự thân mật và tấn tới của việc đồng hành với Chúa của người tin. Tội lỗi cướp lấy sự vui mừng (Thi Thiên 51:8, 12). Sự vui mừng thật là chứng cớ không tùy thuộc những hoàn cảnh. Một người đầy dẫy Thánh Linh tiếp tục vui mừng ngay trong lúc bị khó khăn (Gia-cơ 1:2,3). Sự vui mừng của Kinh Thánh rõ ràng là khác với những sự vui sướng tạm thời dựa vào hoàn cảnh.

Mục đích của sự vui mừng là cung ứng phước hạnh cho người tin. Sự vui mừng khiến bạn tận hưởng tất cả những gì Chúa ban cho – sức khỏe, gia đình, bạn hữu, những cơ hội, và sự cứu chuộc. Khi bạn trải nghiệm sự vui mừng thật, sự vui mừng của bạn có thể được chia xẽ ra cho những người khác (Rô-ma 12:15). Sự vui mừng dư dật là một phẩm chất của trái Thánh Linh cho những ai bước đi trong đức tin.

BÌNH AN

Trong cả Cựu Ước và Tân Ước, sự bình an được diễn tả như là kết quả của việc có một quan hệ đúng với Đức Chúa Trời và với người khác (xem Rô-ma 5:1,2). Từ Hy-lạp eirene có ý nghĩa tương tự như từ Hê-bơ-rơ shalom. Sự bình an thuộc linh diễn tả một tình trạng tốt lành và đầy trọn đến từ Chúa và chỉ hoàn toàn dựa vào sự hiện diện của Ngài (Ga-la-ti 5:22).

Sự bình an thuộc linh nội tại (bên trong) được trải nghiệm bởi bất cứ người tin nào bước đi trong Thánh Linh cho dù xung quanh đầy rối loạn. Sự “bình an của Đức Chúa Trời” thật bảo vệ tấm lòng và tâm trí của những người tin khỏi sự lo lắng, sợ hãi và bất an. Nó đứng trên mọi “hợp lý” và lý trí (Phi-líp 4:7). Đức Chúa Trời của sự bình an là Đấng hứa ban sự cứu chuộc cũng hứa ban sự hiện diện và quyền năng của Ngài trong đời sống của các con cái của Ngài. 

Sự hiện diện của Ngài dựng nên trong chúng ta một lòng tự tin êm đềm, bất kể tình trạng gì đang xảy ra, con người, hay sự việc. Dù chúng ta không thể toàn vẹn hiểu biết, sự bình an thật là một phẩm chất của trái Thánh Linh (Ga-la-ti 5:22). Theo sứ đồ Phao-lô, sự hiểu biết và trải nghiệm Tin Lành sinh ra sự bình an làm cho chúng ta bước đi cách dạn dĩ trong trận chiến thuộc linh (Ê-phê-sô 6:11,13) và đứng vững trong mọi tình huống khó khăn và nguy hiểm. Người tin nhận sự bình an từ Đức Chúa Trời như là một phẩm tính của đời sống thánh khiết và sự bảo vệ khỏi những quyền lực tà ác. Ở đâu có sự hiện diện của sự bình an của Chúa, ở đó không có chỗ cho sự lo lắng.

PHẢN CHIẾU TÍNH CÁCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Trái của Đức Thánh Linh tác động mối quan hệ của người tin với Đức Chúa Trời, người khác và chính mình. Khi Cơ đốc nhân vun trồng mối quan hệ của họ với Chúa, họ phát triển một tình yêu vị kỷ, sự vui mừng thật, và sự bình an bền vững lâu dài. Trong khi không nhất thiết là trái của Đức Thánh Linh là điều bắt buộc phải có để được cứu chuộc, những đức tính thiên thượng này là bằng chứng của sự cứu chuộc và công việc của Đức Thánh Linh (Ma-thi-ơ 7:17). 

Người sống theo Đấng Christ không chỉ nhận ơn phước Chúa nhưng cũng phản chiếu tính cách của Ngài cho mọi người.

 

Nguyễn Trọng

(Nguồn: NIV Woman’s Study Bible)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan