Làm Sao Có Thể Cầu Nguyện Không Thôi

Share

Đời sống cơ đốc không luôn luôn dễ đâu. Thực sự nó luôn ngược lại. Chẳng có gì là bí mật khi mà càng muốn đến với Chúa thì Sa-tan càng đến chống phá bạn. Và có nhiều lúc mọi chuyện trở nên khó khăn hơn. Chúng ta phải cần nương dựa vào “vầng đá” vì đó là cách tốt nhất và mạnh mẽ nhất để chiến đấu chống lại “tên lửa của ma quỷ” (Ê-phê-sô 6:16, BTTHĐ). Cách đó là hãy cầu nguyện không thôi.

16 Hãy vui mừng mãi mãi, 17 cầu nguyện không thôi; 18 hãy cảm tạ Chúa trong mọi hoàn cảnh, vì đó là ý muốn của Đức Chúa Trời đối với anh em trong Đấng Christ Jêsus.”

— 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:16-18

Sứ đồ Phao-lô biết lẽ thật này hơn hết.

Trong tình trạng con người chúng ta, cầu nguyện là sự tương giao trực tiếp nhất với Chúa mà chúng ta có được. Ngài lắng nghe lời than khóc của chúng ta.

Với nhiều tín hữu, lời dặn của Phao-lô hãy cầu nguyện không thôi có vẻ đầy cảm thúc, nên thơ, và thật đáng mong muốn. Nhưng có thật là có thể làm điều đó không? Có ai thật sự cầu nguyện không ngừng trong suốt những ngày, tuần, tháng và năm trong xã hội ngày nay không?

Tôi muốn nói về cầu nguyện không thôi là như thế nào? Thật tình mà nói, nghe có vẻ như là sẽ phải kiệt lực, nghe như là có rất nhiều công việc mà chúng ta không đủ sức làm.

Nhưng hãy suy gẫm điều này: từ Hy-lạp dùng cho ý “không thôi” trong 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:17, chữ “adialeiptos,” không có nghĩa là không ngừng trong thể lý — nhưng có nghĩa là luôn luôn xảy ra trở lại.

Có phải là chúng ta đã làm những điều mà luôn luôn làm đi làm lại không? Chẳng phải chỉ mới nói về điện thoại và những đồ dùng di động là chúng ta có thể thấy ra rằng chúng là chỗ sinh sản những thói quen thường được lập đi lập lại?

Trong thời gian giữa những buổi họp và những cuộc thảo luận, chúng ta làm gì? Chúng ta dò trên Facebook hay Instagram. Chúng ta lập đi lập lại việc nhìn vào màn hình 4 inches của mobile phone và gửi tin nhắn.

Và những điều đó xảy đến một các tự nhiên.

Bạn không nghĩ được là nếu chúng ta được KÊU GỌI, chúng ta có thể cầu nguyện không thôi một cách thường xuyên và tái tục như là chúng ta gửi tin nhắn trên mạng xã hội?

Chúng ta thường nghĩ về cầu nguyện như là nhắm mắt lại, cúi đầu xuống, và vào trong sự hiện diện của Chúa với đôi bàn tay chắp lại.

Trong lúc tư thế của chúng ta trong khi cầu nguyện là điều quan trọng, sự tương giao với Chúa không đòi hỏi một tư thế thể lý nhất định nào đó. Tư thế bày tỏ thái độ của tấm long, nhưng dĩ nhiên là chúng ta sẽ không nghĩ rằng chúng ta không thể cầu nguyện không thôi vì chúng ta không thể quỳ gối cầu nguyện suốt ngày.

Trong một bài viết trên Washington Times, Barry Black viết, “Khi còn học Đại Học, tôi yêu một cô gái và sau đó cưới nàng. Trãi nghiệm lãng mạn đó giúp tôi làm được tốt hơn khuôn khổ của lời Kinh Thánh dạy hãy cầu nguyện liên tục, đánh dấu thời khắc đời sống của một người với sự cầu nguyện.

Ông tiếp tục, “Tôi biết với trực giác là tôi có thể yêu mà không ngừng lại, vì sự hiện diện của người chúng ta yêu từng hồi từng lúc sinh sản ra lòng cảm yêu. Với tôi, lòng cảm yêu đó tiếp tục tuôn chảy không ngừng trong bao thập niên.”

Black nói rằng dòng cảm yêu tuôn chảy dành cho Chúa sau cùng khiến bạn liên tục ý thức sự hiện diện của Ngài. Và trong sự diện của Ngài, bạn CÓ THỂ, thật sự cầu nguyện không thôi.

“Dòng cảm yêu này có thể biến đổi những lời cầu nguyện rải rác và lắp bắp thành thái độ của tính cách tôn thờ và nương cậy vào một đấng quyền năng trên cao.”

Tôi nghĩ là nếu chúng ta thành thật với chính mình, phần lớn đời sống tín hữu của chúng ta được dùng để chứa đầy tràn những giây phút của sự cầu nguyện rải rác và những lời cầu xin trống rỗng.

Đức Chúa Trời biết rõ mức gần gũi của một quan hệ với Ngài. Ngài mong muốn đến gần chúng ta. Ngài khao khát phát triển mối quan hệ với chúng ta không khác hơn khao khát của chúng ta muốn phát triển mối quan hệ với những người khác.

Tôi thích cách Barry Black minh họa điều giống nhau đó. Bất cứ ai đã từng yêu biết là có bao nhiêu lần trong một ngày mình nghĩ đến người yêu đặc biệt đó.

Chồng của tôi luôn hiện diện trong tâm trí của tôi. Không phải là không lúc nào ngừng, nhưng luôn luôn. Nhiều điều nhắc tôi nhớ đến anh. Tôi ước ao được gần anh, và khi chúng tôi không gần nhau trong ngày, một phần của trái tim tôi thực sự nhớ anh. Tôi cảm biết về chồng tôi và tình yêu tôi dành cho anh là trọn suốt ngày dài. Và điều đó bắt đầu khi chúng tôi hò hẹn và yêu nhau.

Cho nên nếu chúng ta biết rằng sự nhận biết về một người mà chúng ta yêu có thể thẩm thấu chính nó trong một cách thường xuyên và tái diễn trong suốt ngày, thì chúng ta cũng biết rằng chúng ta có thể, không một chút nghi ngờ, cầu nguyện không thôi.

Chúng ta được bao phủ chung quanh bởi vô số điều nhắc nhở của Chúa. Không khí mà chúng ta thở, sự sáng tạo chung quanh chúng ta, những ơn phước sống động, tất cả chúng là những lời nhắc CƠ BẢN về Cứu Chúa của chúng ta và sự hiện diện luôn luôn của Ngài trong đời sống của chúng ta.

Đào sâu hơn nửa, hãy suy nghĩ về quá trình trong đó bạn có được một việc làm mà bạn hiểu rằng thật là được ân huệ để có thể đi làm mỗi buổi sáng. Tôi dám chắc là chuyện đời của bạn và quá khứ đã dẩn bạn đến với Chúa đã được Ngài viết lên. Thế còn tình bạn? Bạn biết rằng Đức Chúa Trời không lầm lẩn khi Ngài đem mọi người vào trong cuộc đời của bạn. Có mục đích trong tất cả mọi điều đó, và chúng luôn luôn là những điều nhắc nhở bạn về một Đấng Cứu Thế mong gần gũi bạn.

Cầu nguyện không thôi là luôn nhận biết sự hiện diện của Chúa và theo đuổi Ngài trên hết mọi sự.

Tôi cầu nguyện rằng khía cạnh này chỉ là điều bạn cần đi sâu hơn trong bước đi đồng hành với Đấng Christ này nay. Tình yêu của Ngài cho bạn vận hành sâu đậm, và sự thương xót của Ngài luôn tươi mới mỗi buổi sáng. Hãy luôn luôn nhận biết sự hiện diện của Ngài hôm nay, và khích lệ những người bạn yêu quý hãy làm như vậy. Cùng với nhau chúng ta có thể xây dựng nhau khi chúng ta cầu nguyện không thôi. 

 

Văn Bình

(Lược dịch theo: faithit.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan