Hành Trình Của Tôi: Từ Người Hoạt Động Kêu Gọi Phong Tỏa Y-sơ-ra-ên Đến Người Giáo Dục Về Y-sơ-ra-ên

Share

Nếu có ai đó đã đến với tôi vào 6 năm trước đây và bảo tôi rằng trong năm cuối đại học của tôi, tôi sẽ tốt nghiệp từ một chương trình hiệp thông do tổ chức StandWithUs UK, tôi đã phải gọi họ là mộng mơ tự dối chính họ, hay mất trí!

Vậy mà bây giờ, một năm sau, ở đây tôi phản hồi lại mỗi một lãnh vực mà tôi gặp phải và trải nghiệm như là một thành viên của StandWithUs Emerson.

Nói chung, đây là một năm đánh vỡ vụn những định kiến và trông mong của tôi. Nó là một trải nghiệm mà từ đó tôi học biết nhiều, rằng sự việc không luôn luôn dễ dàng, rằng nó đặt tôi vào trong một môi trường thường được bao quanh bởi những người rất khác biệt với tôi về cả nền tảng và quan điểm của họ.

Tuy nhiên, phải trích dẫn lời của không ai khác hơn là Rabbi Lord Jonathan Sacks, “Chính những người không giống chúng ta làm chúng ta tăng trưởng.”

Các bạn có thể hỏi tôi những lý cớ nào và tại sao mà một người Anh theo đạo Hồi kết cuộc lại đầu tư như thế vào vấn đề tranh chấp giữa Y-sơ-ra-ên và Pha-lét-tin để rồi dự phần vào việc giáo dục về Y-sơ-ra-ên.

Khi lớn lên, tôi luôn nghe về người Pha-lét-tin và sự cần thiết hỗ trợ cuộc đấu tranh của họ, cho dù đó là qua nhà thờ Hồi giáo ở địa phương nơi tôi hay qua những cuộc nói chuyện với các bạn hay gia đình.

Khi tôi lớn đủ đến mức có ý thức chính trị, vấn đề này nắm bắt lấy tôi, và tôi trở nên gắn chặt với ý tưởng được đơn giản hóa rằng Y-sơ-ra-ên là mọi sự xấu.

Tôi tham gia rất nặng lòng trong những cuộc vận động cho phong trào BDS (Boycotts Divestments and Sanctions of Israel, Tẩy chay-Rút đầu tư khỏi-và Cô lập Y-sơ-ra-ên), đặc biệt trong Chiến Dịch Bên Bờ Bảo Vệ (Campaign For Protective Edge) năm 2014 ở thành phố Manchester là nơi tôi thường tham dự các cuộc buổi tình. Vào lúc đó, tôi công khai xưng mình là một người chống “Bọn theo Chủ Nghĩa Si-ôn”(Anti-Zionis) và hãnh diện bị bắt, cho đó là một niềm tin chính trị xứng đáng.

Một năm sau đó, tôi có cơ hội đến thăm Y-sơ-ra-ên và Pha-lét-tin – nhờ thắng giải du lịch của trường. Tôi bắt đầu một chuyến đi thăm những thành phố chính của người Y-sơ-ra-ên và Pha-lét-tin như là Tel Aviv và Ramallah, và có cơ hội gặp đủ mọi loại người khác nhau.

Điều nền tảng mà tôi học biết, nhờ có những cơ hội để nhận những trải nghiệm sâu xa và thật từ cả hai phía, là những người tìm cách phổ biến một dòng tường thuật theo kiểu giáo điều trắng-và-đen về vấn đề tranh chấp (giữa Y-sơ-ra-ên và Pha-lét-tin) đã bỏ qua những tầng lớp phức tạp đã bao phủ lên hai dân tộc này. 

Tranh chấp này không thể chỉ đơn giản mà phân ra làn ranh “thiện đối đầu với ác”, hay “bên đúng và bên sai”.

Có lẽ một trong những trải nghiệm mở mắt cho tôi là khi tôi đến Sderot, nơi tôi gặp một nhóm người Y-sơ-ra-ên đang biểu tình gần biên giới Gaza.

Những lý do để biểu tình? Mong muốn của họ thấy một sự chấm dứt bạo loạn và phong tỏa của Y-sơ-ra-ên. Sự thay đổi nền tảng mà tôi có trong hệ thống niềm tin của tôi, là cả hai phía Pha-lét-tin và Y-sơ-ra-ên đều có quyền tuyệt đối về một quốc gia, tự do và công lý.

Lần đầu tiên, tôi có thể hiểu ra là Y-sơ-ra-ên không phải là một quốc gia với một tâm trí duy nhất, là nơi mà mỗi một người công dân đều ủng hộ chết bỏ cho mỗi một hành động của chính quyền.

Có nhiều người Y-sơ-ra-ên bất đồng với những gì đang xảy ra, muốn có một thay đổi với trình trạng bế tắc về sự chiếm đóng hay những vấn đề khác đối với cả hai xã hội. Nó trở nên rõ ràng với tôi là “Ủng hộ Pha-lét-tin” không đồng nghĩa với “Chống Y-sơ-ra-ên”.

Trở lại quê nhà, khi tôi đem các vấn đề này vào trong những buổi thảo luận, tôi thất vọng một cách không thể tưởng tượng được vì sự làm ngơ và hiểu lầm toàn diện mà một số người đã tỏ ra. Sự làm ngơ mà trong nhiều lúc đã đi đến chỗ làm tạm thời nâng quan điểm lên đến mức của Chủ Nghĩa Chống Do Thái (Anti-Semistic), đơn giản chỉ vì người ta được nuôi dưỡng bằng giáo điều và dòng tường thuật đánh động cảm xúc ác về Y-sơ-ra-ên và những vấn đều quanh nó. Điều này thật là thất vọng.

Điều đặc biệt đáng buồn là bị dán nhãn “phản bội” hay “bán đứng” mỗi khi tôi cố gắng đưa ra một ghi nhận về trải nghiệm của người Do Thái và dòng tường thuật của Y-sơ-ra-ên.

Mặc dù là một người chống lại nhiều lãnh vực của chính quyền Y-sơ-ra-ên hiện nay, tôi vẫn bị mắng nhiếc vì đã cố gắng nhân cách hóa một phía khác của vấn đề này (Y-sơ-ra-ên), một phía phải gánh chịu sự đau khổ, lưu vong và bị bắt bớ.

Với ý thức này, tôi chầm chậm bắt đầu nhận ra rằng thành phần độc hại nhất của cuộc tranh chấp này – sự phân cách hai dân tộc, kích động và thù ghét nhau – đã tràn vào trong cuộc diễn trình và đối thoại giữa Y-sơ-ra-ên và Pha-lét-tin.

Như ở Y-sơ-ra-ên và Pha-lét-tin, tôi đã thấy cách mà người ta bị lún sâu vào trong lòng thù ghét người phía bên kia đến nổi không thể khám phá ra bối cảnh con người của người đối diện.

Tôi đã thấy hội nghị Emerson là một cơ hội lớn để làm điều điều mà tôi tìm kiếm hoàn thành trong một thời gian dài – giáo dục. Giáo dục về những vấn đề hệ trọng với tôi và nhiều người khác, trên một khung nền tôi có những cơ hội để dự phần với những con người từ những nguồn gốc khác nhau và thảo luận những vấn đề khó và phức tạp nhất.

Phải nhìn nhận là tôi cũng sợ khi tham gia hội nghị – tôi sợ rằng nhiều quan điểm hay ý kiến của tôi sẽ không được tiếp đón, hay người ta chỉ đơn giản bác bỏ điều tôi phải nói.

Tuy nhiên, những điều ngược lại hoàn toàn lại là điều đã xảy ra; từ mỗi một sự kiện đơn lẻ và mỗi một phản ứng tôi có, trong khi chúng tôi có thể không luôn luôn đồng ý về mỗi một vấn đề riêng lẻ, chúng tôi có thể công khai chia sẻ và thảo luận về những tin tưởng và ý kiến của mình, và học biết từ lẫn nhau.

Những tiết giáo dục chứng tỏ là có phần kết quả và được quan tâm. Tôi học biết nhiều về những lãnh vực của xã hội và văn hóa Y-sơ-ra-ên, mới lạ với tôi. Một trong những tiết đáng chú ý nhất mà tôi tham dự là do Charlotte Korchak, khi cô nói về những khái niệm và những khái niệm bóp méo về chủ nghĩa Si-ôn (Zionism). Dù cuộc thảo luận rất rộng, không phải là tất cả chúng tôi có thể đồng ý về một định nghĩa đơn độc về chủ nghĩa Si-ôn thật là gì – Tôi đoán đây chỉ là một tuyên ngôn nói lên sự phức tạp thế nào của những vấn đề mà chúng tôi học biết.

Điều tôi cũng khám phá đặc biệt lạ lùng với các tiết Emerson là những diễn giả chúng tôi có đến từ những bối cảnh khác nhau – mỗi một người trình bày câu chuyện và bối cảnh của họ – để làm rộng hơn sự hiểu biết của tôi về những đề tài chúng tôi thảo luận. Một sự kiện mà tôi thật thưởng thức là có một người hoạt động trẻ Pha-lét-tin đến để thảo luận về đời sống của anh lớn lên ở dãy Tây Ngạn (West Bank) và công việc của anh. Chúng tôi thật may mắn lạ thường khi anh đến và nói chuyện với chúng tôi, và tôi học biết rất nhiều từ tiết đó.

Ở một hội nghị ở Los Angeles, mặc dù là người Hồi giáo duy nhất hiện diện ở đó, khi nói chuyện một đối một, tôi cảm thấy được tiếp đón, lắng nghe và tôn trọng. Nó cho tôi hy vọng rằng dù chúng tôi có những khác biệt và niềm tin riêng tư, ở đó có những người sẵn sàng dự phần và học biết lẫn nhau – rằng thế hệ của chúng ta có thể tiến đến tương lai, không phải sợ hãi bởi những chấn thương của quá khứ, và với một tâm trí thoáng mở để sẵn sàng truyền thông với phía bên kia và một sự sẵn sàng để dốc sức cho hòa bình.

Nhìn lại gần sáu năm trước đây, tôi đã ở trong một chỗ rất khác biệt trong niềm tin so với tôi của ngày hôm nay.

Phải nói là chuyến đi này tham gia với hội thông công Emerson là một phần thưởng cá nhân vĩ đại cho tôi. Những cảm quan của sự đau thương, sợ hãi và thất vọng đã được thay thế bằng sự hy vọng.

Tôi làm bạn với những người ở khắp thế giới và học biết rất nhiều. Với tất cả những điều này, tôi không thể nào cảm tạ hơn. Bất cứ tương lai gì sẽ đến cho hội nghị Emerson kỳ tới và cho những người chọn tiếp tục trong lãnh việc làm việc này, tôi sẽ để lại cho họ lời nói được trích từ một nhà khoa học Do Thái đã qua đời: 

Hòa bình không thể được giữ bằng vũ lực; nó chỉ có thể được hoàn tất bởi sự hiểu biết. 

— Albert Einstein

 

Ánh Dương

(Lược dịch theo: timesofisrael.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan