Đại Học Harvard Bổ Nhiệm Một Người Vô Thần Làm Tuyên Úy Trưởng

Share

 

pastedGraphic.png
Đại Học Harvard nổi tiếng, Cambridge

Đại Học Harvard được thành lập như là Học Viện Harvard vào năm 1636. Mục đích của nó được công bố như là: “Để huấn luyện hàng giáo phẩm học thức.” Những phương châm của trường là “Lẽ thật cho Đấng Christ và Hội Thánh” và “Cho vinh hiển Đấng Christ. Giờ đây, Harvard chọn một người vô thần làm tuyên úy trưởng. Và đây không phải là một trò đùa rẻ tiền.

Như được tường thuật lại bởi tờ New York Post, “Người lãnh đạo thuộc linh này không cần đến một đấng quyền năng cao hơn.”

“Tổ chức tuyên úy của Harvard đang tuyển một chủ tịch mới để điều hợp những tuyên úy đến từ Cơ đốc, Do Thái giáo, Ấn độ giáo, Phật giáo và các nhóm tôn giáo cộng đồng khác. Chỉ duy có tân chủ tịch 44 tuổi, ông Greg Epstein, là không có lai lịch với bất cứ tôn giáo truyền thống nào.

Ông ta là một người vô thần.”

Làm thế nào mà một người vô thần có thể làm tuyên úy của một trường đại học?

Epstein giải thích với báo New York Times, “Hiện nay đang trổi lên một nhóm người không nhận diện họ với bất cứ một truyền thống tôn giáo nào nhưng vẫn trãi nghiệm một nhu cầu thực hữu và sự hỗ trợ về ý nghĩa thế nào là một con người tốt và sống một đời sống đạo đức.

Chúng ta không tìm một Đức Chúa Trời cho những câu trả lời. Chúng ta là những câu trả lời cho lẫn nhau.”

Vấn đề duy nhất là với giải thích của Epstein. Ông ta có thể tin hay không tin vào Đức Chúa Trời. Ông ta có thể theo hay không theo một tôn giáo. Đó là việc riêng của ông ta. Và ông ta có thể có một số ý tưởng vĩ đại về cách sống một đời sống đạo đức.

Nhưng để trở nên một tuyên úy, theo đúng nghĩa, phải là một người lãnh đạo tôn giáo, không chỉ đơn giản là một người đứng đầu một bộ phận hay một người điều hành hay một người tin vào đời sống đạo đức. Và như thế, việc bổ nhiệm một người vô thần làm tuyên úy trưởng trường đại học thì giống như là bổ nhiệm một nhà truyền đạo Tin Lành đứng đầu một câu lạc bộ vô thần của trường đại học. Hay bổ nhiệm một người theo đạo Hồi lãnh đạo một câu lạc bộ những người theo đạo Giu-đa.

Đây là một điều hoàn toàn trái nghịch về cả mục đích lẫn sự hợp lý lẽ.

Việc bổ nhiệm Epstein đầy tranh luận không là điều giới lãnh đạo Harvard cảm thấy, họ bỏ phiếu đa số tuyệt đối chọn ông. Quả là một chọn lựa hoàn hảo! Họ không có thể nghĩ ra được một ai tốt hơn!

Trang mạng tự điển Merriam Webster đưa ra 4 định nghĩa về tuyên úy: “1: một chức sắc tôn giáo chịu trách nhiệm về một nhà nguyện; 2: một chức sắc tôn giáo chính thức thuộc về một quân binh chủng của quân đội; 3: một người được tuyển chọn để thực hiện những nghi lễ tôn giáo (như là một buổi nhóm họp của một câu lạc bộ hay hiệp hội); 4: một chức sắc tôn giáo được chỉ định phụ tá cho một giám mục (như với một chức năng phụng vụ).”

Theo Dictionary.com, một tuyên úy là: “1: một chức sắc tôn giáo được đặt vào một nhà nguyện của triều đình, trường học vv… hay vào một đơn vị quân đội. 2: một người đọc lời cầu nguyện, cầu khẩn, công bố vv… cho một tổ chức hay một cuộc nhóm lại.”

Và trang mạng quân sự, “Các trách nhiệm của một tuyên úy bao gồm thực hiện các nghi thức tôn giáo, buổi thờ phượng, tư vấn kín nhiệm và khuyến cáo các chỉ huy về những 

vấn đề tôn giáo, tâm linh và luân lý. Các tuyên úy là những chức viên được ở cùng bất cứ nơi đâu có các nhân viên quân sự, bao gồm cả trong môi trường chiến đấu.”

Nhưng nếu quý vị không tin Chúa, quý vị không thể thực hiện bất cứ chức năng nào trong những chức năng này.

Thật vậy, làm thế nào quý vị có thể làm và hướng dẫn một buổi thờ phượng nếu không có “Chúa” để mà thờ phượng? Làm sao quý vị có thể thực hiện những nghi lễ tôn giáo mà tất cả chúng được đặt trên niềm tin vào sự hiện hữu của một thần linh, nếu không có thần linh gì hết trong quan niệm của quý vị?

Quý vị cầu nguyện với ai? Hy vọng gì mà quý vị có để chia sẻ với thế giới đang đến? Làm sao quý vị giúp một người nối kết với thế giới thuộc linh, không nhìn thấy được và đời đời? Ai ở ngoài vòng phạm vi của con người, tha thứ tội lỗi của quý vị hay làm quý vị mạnh mẽ để thay đổi?

Và nếu chính quý vị được thuyết phục rằng không có một thần hay Chúa nào, không phải điều đó có nghĩa là quý vị xem tất cả những người theo tôn giáo là đang bị sai trật nghiêm trọng sao?

Harvard nói rằng, “Ra-bi Epstein làm một công việc vĩ đại đem những người thuộc các tôn giáo khác nhau hiệp lại với nhau.” Thật hay. Vậy thì sao không hợp đồng với ông như là một điều hợp viên hành chánh cho bộ phận tuyên úy? Nhưng đừng dùng ông ta như là tuyên úy trưởng của quý vị. Làm như thế chỉ càng chất đầy thêm sự khinh thường về tính “tỉnh thức” (woke) ngây ngô của Harvard. 

Về việc cho rằng Epstein là một ra-bi (từ Do Thái Giáo dùng để chỉ một thầy am hiểu kinh luật của họ) thì đây cũng chỉ là một điều lố bịch như là cho rằng ông là một tuyên úy, nếu không nói là còn tệ hơn như vậy nửa. (Để biết rõ hồ sơ, ông này “nhận được sự tấn phong là một Ra-bi Nhân Chủng Học – Humanist Rabbi từ Học Viện Quốc Tế Về Tính Nhân Bản Thế Tục Trong Đạo Giu-đa (the International Institute for Secular Humanistic Judaism).

Không có Đức Chúa Trời thì không có đạo Giu-đa vì đạo Giu-đa là câu chuyện Đức Chúa Trời chọn dân Do Thái cho chính Ngài, giải phóng họ khỏi ách nô lệ ở Ai Cập, và ban cho họ Ngũ Kinh. Thế thì, có một đạo Giu-đa không có Chúa cũng như là có một Cơ đốc giáo không có Đấng Christ.

Điều này không thể nào mà chỉ đơn giản có được.

Nhưng tại sao lại để cho lẽ thật, sự kiện thật và sự hợp lẽ vào đây? Hãy chỉ đặt ra những tiêu chuẩn của chúng ta và, trích lại tựa đề của cuốn sách vào năm 2009 của Epstein. Cuốn sách thật bất ngờ trở thành một cuốn sách bán chạy nhất “Tốt Mà Không Cần Đức Chúa Trời”.

Cuối cùng, nếu một người muốn cố gắng và trở nên tốt mà không cần có Chúa, đó là sự chọn lựa của họ. Nhưng đừng gọi người đó là ra-bi hay tuyên úy. Gọi như vậy, phải nói một lần nửa, là một việc hoàn toàn mâu thuẫn.

Với những người đã học ở Harvard, để tốt nghiệp văn bằng cơ bản nhất dù là trong các mảng không phải là Thần Học, sinh viên phải có thể “giải thích Kinh Thánh, cả Cựu và Tân Ước… và…. không có gì đáng trách trong đời sống và tư cách.

Trong “các điều luật và điều lệnh” của Harvard mà sinh viên phải tuân thủ có những điều này: “Mỗi một sinh viên phải được chỉ dẫn rõ ràng và thúc đẩy xem đẩy tốt mục đích chính yếu sau cùng của đời sống và sự học hỏi của mình, để biết Đức Chúa Trời và Chúa Giê-xu Christ, chính là sự sống đời đời.”

Và: “Mỗi một sinh viên phải chính mình thực hành đọc Kinh Thánh hai lần một ngày, sẵn sàng chứng tỏ sự thành thạo trong cả Ngôn Ngữ và Hợp Lý, và trong những lẽ thật thuộc linh và thực nghiệm…”

Vậy thì với Harvard ngày nay, trong điều kiện thuộc linh và thế giới quan của nó, thì tôi có cần phải nói thêm điều gì nửa không?

 

Ánh Dương

(Lược dịch theo: mychristiandaily.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan