Mặc dù Taliban khăng khăng rằng họ đã thay đổi, hầu hết mọi người đều thấy trước một luật hà khắc ở Áp-ga-ni-xtan. Chuyện đó nói lên vấn nạn, đặc biệt cho phụ nữ và những nhóm tôn giáo thiểu số, bao gồm cả các Cơ đốc nhân Áp-ga-ni-xtan.
Sau khi nắm quyền kiểm soát đất nước bị chiến tranh xâu xé này vào Chúa Nhật, Taliban khăng khăng rằng họ sẽ tôn trọng nhân quyền và quyền tự do, các phụ nữ tiếp tục đến trường học, và không trả thù những người đã giúp người Mỹ. Nhưng dựa trên những báo cáo sớm có – và những câu chuyện kinh khủng về sự cai trị của tổ chức khủng bố này trong hai thập niên trước đây – sự sợ hãi đang bùng lên ở Áp-ga-ni-xtan.
Đời Sống Của Cơ Đốc Nhân Áp-Ga-Ni-Xtan Sẽ Ra Sao Dưới Taliban.
Kể từ lúc xứ này thất thủ vào Chúa Nhật, trong tuần đầu tiên, không có báo cáo về những bạo động dựa trên vấn đề đức tin tôn giáo được xác nhận. Nhưng một số tín hữu báo cáo nhận được những cú gọi hăm dọa là Taliban sẽ tìm đến họ. Các lãnh đạo Cơ đốc nhân chia sẻ, với sự ẩn danh, cho biết là họ núp trong nhà và tránh dùng điện thoại. Trong những ngày vừa qua chính Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloy Austin xác nhận nhiều công dân Mỹ bị Taliban đánh đập trên đường đến phi trường Kabul. Và ngay sau khi chuyến bay cuối cùng của lính Mỹ rời khỏi Kabul vào ngày 31-8 thì Taliban ngay lập tức cho lục soát từng nhà ở khắp Áp-ga-ni-ztan để lùng bắt những người nằm trong sổ đen của chúng. Những điều này rõ ràng cho thấy Cơ đốc nhân Áp-ga-ni-xtan không thể nào yên ổn hơn họ.
Một lãnh đạo Cơ đốc ở Áp-ga-ni-xtan kể lại cho tổ chức ICC (International Christian Concern) là họ chuẩn bị với chuyện bị tóm cổ và xử hình. “Nó sẽ được làm theo kiểu Mafia,” ông nói. “Taliban sẽ không bao giờ nhận trách nhiệm cho chuyện giết chóc.” Ông cũng mô tả lệnh bắt cầu nguyện 5 lần một ngày trong đền thờ hồi giáo, cũng như những nguy cơ sẽ xảy ra với trẻ em là chúng sẽ bị “tẩy não.”
Phát biểu với CBN, một Cơ đốc nhân Áp-ga-ni-xtan nhìn nhận rằng, “Ngay lúc này chúng tôi sợ là sẽ bị tận diệt.” Trong thời kỳ Taliban cai trị 20 năm trước, ông nói, chỉ một ít người tin Chúa sống trong xứ. Nhưng bây giờ số Cơ đốc nhân lên đến hàng ngàn và “sống trên khắp xứ Áp-ga-ni-xtan.” Ông này, không cho biết tên, mô tả mất liên lạc với một số người quen thân trong những biến động mới đây. Ông cũng kể lại là các chiến binh Taliban đến các căn nhà để bắt các em gái nhỏ làm nô lệ tình dục.
Một Cái Nhìn Gần Hơn Về Các Cơ Đốc Nhân Áp-Ga-Ni-Xtan.
Ước lượng có khoảng 2000 đến 8000 Cơ đốc nhân Áp-ga-ni-xtan. Hầu hết là cải đạo từ Hồi giáo, và sự trừng phạt cho sự “bội đạo” như thế là cái chết.
Chủ Biên Chính của Tạp Chí Thế Giới (World Magazine) Mindy Belz, phát biểu với trang Breakpoint’s John Stonestreet, mô tả Hội thánh Áp-gan như là một trong 3 hội thánh Cơ đốc phát triển nhanh nhất thế giới, với hầu hết các thành viên có tuổi dưới 40. Dù con số của họ chỉ là số ngàn, Belz nói rằng Cơ đốc nhân ở Áp-ga-ni-xtan “là một lực lượng quan trọng… đơn giản chỉ vì quyền năng của Tin Lành,” Bà thêm rằng, “Bởi tình yêu của Chúa Giê-xu, số người mà họ vươn tới là một điều rất thực và đáng chú ý trong một xứ tối tăm ở dưới bóng tối của Taliban.”
Hai năm trước, Belz giải thích, một số lãnh đạo hội thánh Cơ đốc ở Áp-ga-ni-xtan đã can đảm thay đổi xưng họ là Cơ đốc nhân trong Thẻ Căn Cước Quốc Gia. Những báo cáo về những cú điện thoại hăm dọa, bà thêm rằng, “ngầm hiểu là Taliban có hồ sơ của chính quyền.” Nhiều thế hệ Áp-ga-ni-xtan trẻ hơn đã chưa hề sống dưới sự cai trị của Taliban.
Và bây giờ các Cơ đốc nhân Áp-ga-ni-xtan cảm thấy lẻ loi và sợ hãi, theo Roger của mục vụ SAT-7. Mục vụ truyền thông đó được gọi là một “đường dây sự sống” bởi vì nó phát đi chương trình TV Cơ đốc trong tiếng Farsi, cung cấp các cuộc trò chuyện sống và các tầng truyền thông, và duy trì một đường dây tư vấn.
Qua những tài nguyên đó, Roger nói là, những nữ tín hữu mới cải đạo đóng một vai trò quan trọng đặc biệt bằng cách khích lệ các bạn của họ. “Họ nói rằng, ‘Chúng ta tin cậy vào sự chu cấp và bảo vệ của Đức Chúa Trời, và các bạn cũng có thể được như vậy, vì Chúa yêu các bạn và chăm sóc các bạn,” ông nói. “Họ nhắc rằng Chúa Giê-xu đã phán, ‘Nhưng hãy vững lòng! Ta đã thắng thế gian rồi” (Giăng 16:33).
Các Cơ đốc nhân Áp-ga-ni-xtan ‘Tin Cậy Chúa Giê-xu.”
Mặc cho sự sợ hãi và bất ổn ở Áp-ga-ni-xtan, những người bên trong nói rằng cộng đồng Cơ đốc vẫn giữ hy vọng. Một người nước ngoài đã làm việc ở đó 30 năm bảo CBN rằng người Áp-ga-ni-xtan đang đói khát một mối quan hệ gần gũi hơn với Đức Chúa Trời chân thần: “Người ta đang tìm kiếm trong lòng của họ sự bình an, một mối quan hệ thật với Chúa, ý nghĩa cuộc đời và một sự hiểu biết Chúa này là ai.”
Hamid gom lại, nói rằng, “cộng đồng Cơ đốc ở Áp-ga-ni-xtan thì mạnh. Họ tín thác vào Chúa Giê-xu, họ đồng hành với Ngài, mặc dù có nguy cơ bị tiêu diệt bởi Taliban.” Ông kêu gọi cầu nguyện xin Chúa bảo vệ những người trung tín, cũng là những người ở trong tình trạng mong manh không thể ngờ được.
Belz nói với Stonestreet, Các Cơ đốc nhân Áp-ga-ni-xtan thiếu quyền lực chính trị, không có ai để kêu gọi nhờ vào và luôn luôn không đủ tiêu chuẩn để được cấp chiếu khán di dân đặc biệt. Làm việc cho người Mỹ hay quân đội Áp-ga-ni-xtan sẽ làm họ “bị lộ ra và nguy hiểm,”
Ngay cả trước khi người Mỹ rút chạy mới đây, Áp-ga-ni-xtan đã xếp hạng thứ nhì — chỉ sau Bắc Hàn — trong danh sách cập nhật nhất về những nơi nguy hiểm nhất cho Cơ đốc nhân. Ý thức hệ Taliban đòi hỏi rằng những người không theo Hồi Giáo phải rời khỏi Áp-ga-ni-xtan hoặc chấp nhận quy chế công dân hạng nhì. Trên trang mạng của mình, ICC cung cấp một mẫu thư rằng Cơ đốc nhân Mỹ có thể dùng để thúc giục các viên chức được bầu lên bảo vệ Cơ đốc nhân Áp-ga-ni-xtan
Từ Bên Trong: Đừng Mong Taliban Thay Đổi
Đang khi đi tuần trên đường phố Áp-ga-ni-xtan, những lực lượng và quan chức chiến thắng của Taliban khăng khăng rằng họ sẽ phục hồi trật tự và làm cho mọi người “hạnh phúc hơn.” Nhưng sự diễn dịch luật Sha-ri-a một cách nghiêm khắc có thể hủy hoại nhiều hơn nửa những cái là hạnh phúc cho các công dân.
Thêm vào những quan tâm nhân quyền là các chiến binh Taliban kiểm soát kho vũ khí và thiết bị quân sự đã từng ở trong tay quân Mỹ. Trước khi Áp-ga-ni-xtan sụp đỗ, một cuộc trao đổi đưa đến kết quả thả tự do cho khoảng 5000 chiến binh Taliban.
Trong một tuyên ngôn của ADL (Anti-Defamation League) bày tỏ “lo ngại rất lớn” về sự an toàn của các phụ nữ và các nhóm thiểu số tôn giáo ở Áp-ga-ni-xtan. “Một trong những hành động đầu tiên của Taliban là trả tự do cho các lãnh đạo và chiến binh từ những nhóm khủng bố khác nhau, bao gồm cả những kẻ đã từng nhận trách nhiệm cho nổ bom và tấn công những nơi thờ phượng của các nhóm thiểu số tôn giáo.”
Ngược dòng thời gian trở lại năm 1996, Taliban đã làm lời tuyên cáo không trả thù tương tự, cây bút của tờ Alantic Graeme Wood chỉ ra. Các nguồn tin báo cho ông biết rằng chiến thắng quyết định của Taliban sẽ tạo ra kết quả là có một luật pháp “nghiêm khắc hơn rất nhiều, nặng đòn hơn rất nhiều.” Một cư dân ở Kabul dấu tên đã nói với Wood rằng các lực lượng Taliban sẽ “xem sự thành công của họ như là một phần thưởng Chúa của họ ban cho vì họ đã không một chút thương xót kẻ thù nghịch.”
Hãy luôn cầu nguyện cho các anh chị em Cơ đốc nhân của chúng ta ở Áp-ga-ni-xtan.
Hãy luôn cầu nguyện cho người dân, phụ nữ và trẻ em ở Áp-ga-ni-xtan.
Ánh Dương
(Lược dịch theo: churchleaders.com & nguồn tham khảo: theepochtimes.com)