Chúng ta đang ở trong giai đoạn khởi đầu công khai của thời kỳ cuối cùng.
Cơn đại bắt bớ toàn cầu đã bắt đầu xuất hiện và chưa đến cao điểm của nó.
Ở những nước độc tài chuyên chế, các nhà cầm quyền dùng luật rừng, bạo lực, bạo quyền, kỹ thuật điện tử số nhận diện vv để bắt bớ người tin kính Chúa, phá hủy nơi thờ phượng, phong tỏa kinh tế và xã hội những người không chịu để cho nhà cầm quyền điều khiển niềm tin của họ.
Ở những nước có tiếng là tự do và dân chủ, nhà cầm quyền dùng luật pháp quốc gia với những đạo luật tấn công vào sự thờ phượng, văn hóa trao đổi quan điểm, nếp sống tuyên xưng đức tin về sự sống và sự sáng tạo của Đức Chúa Trời. Bên cạnh đó những cuồng phong văn hóa và xã hội bắt bớ và “xóa sổ truyền thông” những người khác ý kiến, đặc biệt là những ý kiến có nguồn gốc hay nền tảng Cơ đốc, đang dồn dập đánh vào hội thánh và tôi con Chúa.
Ở những nước đã từng là thuộc địa trong các thế kỷ 19-20, nhiều nhà cầm quyền làm ngơ, ủng hộ ngầm hay đồng lõa với những nhóm khủng bố chuyên nhắm vào Cơ đốc nhân để chúng tấn công giết hại Cơ đốc nhân, đốt phá nhà thờ và bắt cóc họ vv…
Nhưng chúng ta tin vào sự đắc thắng của Đấng Christ (Giăng 16:33). Ngài đang đồng hành với chúng ta cho đến “tận thế” (Ma-thi-ơ 28:20).
Cơn đại bắt bớ toàn cầu cũng là một đại cơ hội để đồng hành với Đấng Christ đắc thắng; một đại cơ hội để chứng tỏ và chia sẻ sự đắc thắng của tình yêu thương, sự trông cậy và đức tin của chúng ta. Và chúng ta cầu xin Chúa cho chính mình, gia đình, hội thánh, giáo hội của Ngài được Ngài thêm sức và ban cho chúng ta:
1/ Có một linh thần xác quyết và sống tin cậy vào sự đắc thắng sau cùng của Chúa Giê-xu và hội thánh của Ngài trên sự chết và ma quỷ là những chủ nhân linh vụ của mọi sự bắt bớ (Ê-phê-sô 6; Hê-bơ-rơ 2:14; 1 Giăng 3:8; Ma-thi-ơ 16:18). Để chúng ta không sợ hãi, thỏa hiệp và bỏ cuộc đồng hành với Chúa và hội thánh của Ngài nhưng càng can đãm sống trong đường lối hòa bình, yêu thương, công chính và chia sẻ Tin Lành.
2/ Có sự “khôn khéo như rắn, đơn sơ như chim bồ câu” (Ma-thi-ơ 10:16) để nhìn thấy sự bắt bớ chứa đựng những cơ hội rất lớn để chia sẻ Tin Lành.
3/ Có sự nhạy bén nắm bắt khải tượng, những điều Chúa muốn chúng ta sống theo, trong những giai đoạn lên xuống khác nhau và trong những dạng bắt bớ khác nhau của cơn đại bắt bớ toàn cầu. Khi nào chúng ta chủ động trốn tránh sự bắt bớ (Ma-thi-ơ 10:23). Khi nào chủ động trực tiếp đối đầu với sự bắt bớ như Chúa Giê-xu chủ động để cho bị bắt trong vườn Ghết-sê-ma-nê (Giăng 18:36) hay Phao-lô không tìm cách được tha nhưng tìm cách đến trước mặt Hoàng Đế La mã Nê-rô (Công Vụ 25:16-28:31).
4/ Được Đức Thánh Linh ban cho lời đối đáp với tòa án, dư luận, những triết lý và văn hóa chống lại sự sống, sự sáng tạo và công lý của Chúa.
19 Nhưng khi họ đem nộp các con, chớ lo phải nói như thế nào, hoặc nói những gì; trong giờ đó, những gì phải nói sẽ được ban cho các con. 20 Vì không phải các con tự nói đâu, nhưng Thánh Linh của Cha các con sẽ nói qua các con (Ma-thi-ơ 10:19-20)
5/ Được Chúa ban sự chiến thắng cái tôi của mình để có thể yêu thương, cầu nguyện và chia sẻ tin lành cho những người bắt đạo (Ma-thi-ơ 5:43-48).
6/ Những điều Đức Thánh Linh cảm động chúng ta cầu nguyện ………………………………………..
Shalom.
—————–
GIẢI THÍCH VỀ CHƯƠNG TRÌNH CẦU NGUYỆN PHỤC HƯNG 24/24 MỖI THỨ HAI
1. Mục đích:
1.1. Xây dựng tinh thần và thực hiện sự hiệp một cầu nguyện một cách linh động cho cá nhân, nhóm nhỏ, hội thánh và tổ chức Cơ đốc.
1.2. Giúp mọi người dù ở Việt Nam, Châu Mỹ, Châu Âu, Úc vv… có thể hiệp một cầu nguyện cho sự phục hưng và biến đổi để phục vụ hội thánh và Vương Quốc Chúa mà không bị giới hạn bởi thời giờ, địa điểm, tổ chức hội thánh hay hệ phái VV…
2. Cách thực hiện nội dung cầu nguyện phục hưng:
2.1. Mỗi tháng người điều hợp sẽ tham khảo với một số Mục sư ở khắp nơi trên thế giới để chọn chủ đề và nội dung với 5-6 điểm cầu nguyện cho sự phục hưng chung trong tháng và sau đó gửi email thông báo đến các hội thánh và quý vị.
2.2. Chúng tôi không thu nhận những nhu cầu cầu nguyện có tính cách là của cá nhân, gia đình hay hội thánh địa phương. Những nhu cầu này đều có thể được cầu nguyện trong nhóm học Kinh Thánh, nhóm Cầu Nguyện, buổi thờ phượng vv… của gia đình hay hội thánh địa phương.
3. Hội thánh và quý vị tham gia một cách linh động nhưng cam kết:
3.1. Giờ cầu nguyện sẽ là giờ địa phương của quý vị.
3.2. Xin xem bảng giờ cam kết cầu nguyện ở phía dưới. Bảng này chia ngày thứ hai thành 48 khoảnh giờ. Mỗi khoảnh giờ dài 30 phút.
3.3. Hội thánh, nhóm tế bào hay gia đình quý vị có thể linh động chọn một hay một số khoảnh giờ để cầu nguyện vào mỗi ngày thứ hai. Quý vị tùy nghi chọn giờ cố định hoặc giờ linh động cho thích hợp.
TD: Sau hai tháng cầu nguyện từ 9g đến 10g tối thứ hai, trong tuần này quý vị đổi lại cầu nguyện từ 8g đến 9g sáng thứ hai và tuần tới quý vị đổi giờ cầu nguyện là 11g đến 12g khuya.
Chú ý là nếu giữ cố định thường xuyên giờ cầu nguyện thì sẽ dễ trung tin cầu nguyện hơn.
3.4 Nếu hội thánh hay điểm nhóm của quý vị có nhiều người tham gia thì không đòi hỏi là tất cả phải tập trung ở một chỗ hay cầu nguyện đúng một giờ. Họ có thể cầu nguyện ở nhà riêng của mình vào những khoảnh giờ khác nhau. Dĩ nhiên nếu họ hiệp lại cầu nguyện chung với nhau thì rất tốt.
3.5 Cách cầu nguyện linh động: trong mỗi khoảng giờ 30 phút đó, mỗi cá nhân hay nhóm cầu nguyện tùy nghi áp dụng cách cầu nguyện của mình như bắt đầu với những bài hát ngợi khen, đọc Lời Chúa dẫn đường vv… Tuy nhiên phải dùng ít nhất là phân nửa thời gian của khoảng giờ để cầu nguyện bằng lời (hay tiếng mới nếu có ân tứ nói tiếng mới).
3.6 Nếu không tiếp tục hay muốn thay đổi giờ cầu nguyện xin vui lòng báo cho chúng tôi biết: hoidongphuchunglienhieptoancau@gmail.com
NHỮNG KHOẢNH GIỜ CẦU NGUYỆN 24/24 MỖI THỨ HAI.
(Cập nhật 30-9-2019)
Lịch cầu nguyện liên tục 24 tiếng vào thứ hai mỗi tuần
A. TỪ 12 GIỜ NỬA ĐÊM RẠNG SÁNG ĐẾN 12 GIỜ TRƯA THỨ HAI.
Thứ hai mỗi tuần |
Tên của Hội Thánh hay người nhận cầu nguyện vào khoảng giờ này. |
12.00 nữa đêm – 12.30 rạng sáng |
|
12.30 – 1.00 |
|
1.00 – 1.30 |
|
1.30 – 2.00 |
|
2.00 – 2.30 |
|
2.30 – 3.00 |
|
3.00 – 3.30 |
|
3.30 – 4.00 s |
|
4.00 – 4.30 |
|
4.30 – 5.00 |
|
5.00 – 5.30 |
|
5.30 – 6.00 |
|
6.00 – 6.30 |
|
6.30 – 7.00 |
|
7.00 – 7.30 |
|
7.30 – 8.00 |
|
8.00 – 8.30 |
|
8.30 – 9.00 |
|
9.00 – 9.30 |
|
9.30 – 10.00 |
|
10.00 – 10.30 |
|
10.30 – 11.00 |
|
11.00 – 11.30 |
|
11.30 – 12.00 trưa |
B. TỪ 12 GIỜ TRƯA ĐẾN 6 GIỜ TỐI THỨ HAI.
12.00 – 12.30 trưa |
|
12.30 – 1.00 |
|
1.00 – 1.30 |
|
1.30 – 2.00 |
|
2.00 – 2.30 |
|
2.30 – 3.00 |
|
3.00 – 3.30 |
|
3.30 – 4.00 |
|
4.00 – 4.30 |
|
4.30 – 5.00 |
|
5.00 – 5.30 |
|
5.30 – 6.00 tối |
C. TỪ 6 GIỜ TỐI ĐẾN 12 GIỜ KHUYA NỮA ĐÊM RẠNG SÁNG.
I |
Tên của Hội Thánh hay người nhận cầu nguyện vào khoảng giờ này. |
6.00 – 6.30 |
|
6.30 – 7.00 |
|
7.00 – 7.30 |
|
7.30 – 8.00 |
|
8.00 – 8.30 |
|
8.30 – 9.00 |
|
9.00 – 9.30 |
|
9.30 – 10.00 |
|
10.00 -10.30 |
|
10.30 – 11.00 |
|
11.00 – 11.30 |
|
11.30 – 12.00 |