Những Ý Nghĩa Đàng Sau Những Cây Thông, Trang Trí, Và Quà Tặng Mùa Nghĩ Holiday
Cây thông là một biểu tượng cổ truyền của sự sống giữa mùa đông. Người La-mã trang trí nhà của họ với những nhánh thông trong dịp Năm Mới. Vào mùa đông, những thổ dân thời cổ ở vùng Bắc Âu cắt những cành thông và đặt chúng vào những cái hộp lớn ở trong nhà. Nhiều cơ đốc nhân thời kỳ đầu tiên chống lại những cách như vậy. Nhà thần học Tertullian, vào thế kỷ thứ hai, lên án những cơ đốc nhân ăn mừng những lễ hội mùa đông hay trang trí nhà của họ với những nhánh nguyệt quế để vinh danh hoàng đế (La-mã):
“Hãy để cho họ là những kẻ không tránh khỏi lửa hỏa ngục, gắn những cành nguyệt quế vào những cái trụ bị định cho thiêu đốt. Dành cho họ là những lời chứng về những sự tối tăm và điềm báo về những hình phạt thích đáng. Các người là ánh sáng của thế gian, và lại là một cây thông. Nếu các người đã từ bỏ những đền miếu thì đừng làm cổng nhà của các người thành đền miếu.”
Nhưng vào khoảng giữa thời Trung Cổ trổi lên một truyền thuyết cho rằng khi Đấng Christ được giáng sinh trong mùa đông (là mùa cây cối chết đi) thì tất cả mọi cây cối trên thế giới, một cách lạ lùng, rũ bỏ băng giá bám vào chúng, và trổ cành xanh tốt. Cùng lúc đó, các giáo sỹ đến với người Đức và Sla-vic áp dụng một cách tiếp cận nhẹ nhàng với những tập tục văn hóa của họ – như là vấn đề cây thông. Các giáo sỹ này tin rằng sự nhập thể của Chúa là lời công bố chủ quyền của Chúa trên mọi biểu tượng thiên nhiên mà trước đó đã bị dùng sai cho sự thờ phượng các tà thần. Không phải chỉ có cá nhân con người, nhưng cả văn hóa, biểu tượng và truyền thống đều có thể được chuyển hóa và “cải đạo.”
Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa là sự thờ phượng các tà thần được chấp nhận. Theo một truyền thuyết, Boniface, một giáo sỹ vào thế kỷ thứ 8, sau khi đốn ngã một cây sồi được dân ngoại “làm phép” cho thần Thor (và được dùng cho việc dâng tế lễ là con người), đã lấy một cây thông (fir tree) làm biểu tượng cho tình yêu thương và sự thương xót của Đức Chúa Trời.
Cây Thiên Đàng
Không đợi đến thời Phục Hưng đã có ba ghi nhận rõ ràng về những cây cối được dùng làm biểu tượng của Ngày Giáng Sinh – bắt đầu ở Latvia năm 1510 và Strasbourg năm 1512. Truyền thuyết nói rằng nhà cải chánh Martin Luther đã có sáng kiến làm cây Giáng Sinh, nhưng điều này có rất ít căn bản lịch sử.
Thuyết giải thích hợp lý nhất là thuyết nói rằng cây Giáng Sinh bắt đầu từ những vở kịch thời Trung Cổ. Đầu tiên, những truyện kịch bày tỏ những chủ đề kinh thánh được dùng làm một phần của buổi thờ phượng của hội thánh. Nhưng đến thời hậu bán Trung Cổ, người ta làm thành những buổi biễu diển ồn ào và đầy sự tưởng tượng của quần chúng và diễn chúng ở ngoài trời. Những vở kịch đón mừng thiên nhiên được nối kết với truyện tích sự sáng tạo – một phần cũng vì ngày trước ngày Giáng Sinh (Christmas Eve) cũng được kể là ngày nhớ đến A-đam và E-va. Thế nên, một phần của vở kịch cho ngày đó, Vườn Ê-đen cũng được biểu tượng hóa bởi “cây thiên đàng” với đầy trái.
Những vở kịch này bị cấm ở nhiều nơi trong thế kỷ thứ 16, nên người ta bắt đầu dựng lên “cây thiên đàng” trong nhà của họ để thay thế cho những cuộc ăn mừng công cộng mà họ không còn thưởng thức được. Những cây Giáng Sinh đầu tiên nhất (những nhánh thông) được dùng trong nhà với ý ám chỉ về “thiên đàng.” Chúng thường được treo với những cái bánh kẹp tròn là biểu tượng cho Tiệc Thánh. Sau này, chúng được phát triển thành những cái bánh mang ý nghĩa báo hiệu sự Giáng Sinh, được treo trên cây Giáng Sinh của người Đức ngày nay.
Phong tục này dần dần được quần chúng đón nhận trong suốt thế kỷ 17 và 18, mặc dù giới tăng lữ (clergy) phản đối. Mục sư của hệ phái Lu-tơ (Lutheran) là Johann von Dannhauer, đã than phiền (cũng như Tertullian) rằng biểu tượng này thu hút người ta ra khỏi cây hằng sống thật là Chúa Cứu Thế Giê-su. Nhưng điều này không thể cản được nhiều hội thánh dựng cây Giáng Sinh bên trong nơi tôn nghiêm. Bên cạnh cây này thường có những chồng hay kệ có đặt những cây nến, đôi khi một cây cho mỗi gia đình thành viên. Dần dần những chồng nến này được đặt ngay trên cây và trở thành tổ tiên của những cái đèn và trang trí báo hiệu Giáng Sinh ngày nay.
Nicholas và Wenceslas
Phải mất một thời gian dài để cho cây Giáng Sinh có thêm những quà tặng. Mặc dù truyền thuyết nối kết ý tưởng về quà giáng sinh với sự kiện quà tặng mà các nhà thông thái dâng cho Chúa Giê-su hài nhi, sự thật về quà Giáng Sinh thì phức tạp hơn nhiều. Giống như cây thông, những quà tặng đến từ phong tục của người La-mã – được trao đổi trong ngày Đông Chí. Khi hội thánh dùng ý nghĩa nhập thể và sau đó ngày Giáng Sinh thay thế cho ngày Đông Chí như là một ngày lễ hội cho cơ đốc nhân, phong tục tặng quà được tiếp tục. Theo thời gian, ý nghĩa cổ xưa của ngày này chết đi, nhưng tục trao đổi quà vẫn được tiếp tục.
Quà tặng cũng được kể là có liên hệ đến thánh Ni-cô-la, Giám Mục thành My-ra (Thổ Nhĩ Kỳ). Ông nổi tiếng về lòng yêu thương và tặng quà cho trẻ em nghèo. Ngày tưởng nhớ ông (6/12) trở nên một dịp để trao đổi quà. Vào đầu thời Trung Cổ, quà Giáng Sinh thường là trong dạng cống vật dâng cho các vua chúa – dù có một ít lãnh chúa dùng mùa nghĩ như là dịp để ban tặng cho người nghèo hay hội thánh. Nổi bật nhất là Quận Công Wenceslas của xứ Bohemia. Câu chuyện của ông làm cảm hứng nên những bài hát Giáng Sinh phổ thông. Cũng có William, biệt danh là Nhà Chinh Phục, đã chọn dịp Giáng Sinh 1067 để dâng tặng rất lớn cho giáo hoàng thời đó.
Như trường hợp cây Giáng Sinh, các quà tặng – đến “trong” gia đình trong thời Nhà Cải Chánh Lu-tơ, như là phong tục tặng quà cho bạn hữu và thành viên gia đình – trở nên phong tục ở Đức, Hòa-lan và vùng Bắc Âu. Thường thì những quà tặng này là ẩn danh hay được cho một cách kín giấu. Ở Đan Mạch có một phong tục gói quà bằng nhiều lớp gói với mỗi lớp gói đề tên một người nhận khác nhau để cho đến khi tất cả lớp gói đã được mở ra thì người ta mới biết tên của người được tặng món quà này.
Giáng Sinh Thời Nữ Hoàng Anh Victoria
Trong thế giới nói tiếng Anh, sự kết hợp lại của quà tặng, cây thông và ngày Giáng Sinh là do Nữ Hoàng Victoria và Hoàng Tế Albert (người vùng Saxony nay thuộc Đức). Những người di dân Đức, vào những năm đầu thập niên 1800s đã đem đến phong tục cây Giáng Sinh, nhưng đến năm 1841 phong tục này lan rộng sau khi hai người dựng nên cây Giáng Sinh cho các con của họ ở lâu đài Windsor. Vào lúc đó, quà tặng Giáng Sinh đã luôn được treo trên cây.
Di dân Đức và Hòa-lan cũng đem truyền thống cây Giáng Sinh và quà tặng đến Tân Thế Giới (Hoa Kỳ) vào những năm đầu của thập niên 1800s. Hình ảnh những gia đình trung lưu vui vẻ trao đổi quà bên cây Giáng Sinh trở nên một ấn tượng mạnh mẽ cho những người trí thức và lãnh đạo Hoa Kỳ, lúc đó đang muốn thay thế những truyền thống mừng Giáng Sinh bằng những cuộc ăn nhậu và hát xướng “ồn ào” bằng những ngày nghĩ có ý nghĩa gia đình thân mật. Hình ảnh đặt gia đình làm trọng tâm trở nên phổ thông đại chúng bởi bài thơ của Clement Moore, vào năm 1882, ngày nay được biết đến dưới tựa đề “Là Đêm Trước Khi Chúa Giáng Sinh”.
Đang khi nhiều người trong chúng ta làm cây Giáng Sinh và tặng quà thành trọng tâm của phong tục mừng Chúa Giáng Sinh, chúng ta cần nhớ rằng chúng chỉ là những biểu tượng chỉ về ĐẤNG đã hy sinh chính mình Ngài để nối kết lại đất với trời và là đấng làm cho mọi sự tuyệt sinh trở nên sự sống và sinh bông trái.
Edwin and Jennifer Woodruff Tait, Why Do We Have Christmas Trees? The history behind evergreens, ornaments, and holiday gift giving. Christianity Today, Dec 2016.
Chuyển ngữ: Ánh Dương.
Edwin Woodruff Tait là Giáo Sư Phụ Tá của Phân Khoa Kinh Thánh Và Tôn Giáo của Đại Học Huntington. Jennifer Woodruff Tait là Giáo Sư Trợ Lý (Adjunct Professor) Lịch Sử Hội Thánh của Viện Thần Học Asbury