Cầu Nguyện Tháng 11-12/2022: Các Hội Thánh Ở Việt Nam Trước Hai Dự Thảo Nghị Định Tôn Giáo 6/2022

Share

Kính chào quý vị, Hội thánh và các nhóm bạn cầu nguyện,

Kính chúc quý vị và các bạn một mùa Giáng Sinh và một năm mới Dương Lịch 2023 tràn đầy ơn sức, nguồn vui, tình yêu thương, đức tin và sự vững lòng trong Chúa.

Trong hai tháng cuối cùng của năm 2022, chúng ta sẽ cầu nguyện xin Chúa dẩn dắt các hội thánh của Chúa ở Việt Nam vươn lên trong những cơn thử thách rất lớn phát sinh từ Hai Dự Thảo Nghị Định Luật Tôn Giáo 2022 – Dự Thảo 03 và Dự Thảo Nghị Định Xử Phạt – đã được nhà cầm quyền Việt Nam đưa ra vào tháng 6/2022.

Hai dự thảo này giống như là một con bạch tuộc. Có thể kể ra 8 trong số những cái vòi bạch tuộc phát sinh những cơn thử thách – cho các tôn giáo nói chung và các hội thánh của Chúa ở Việt Nam nói riêng – như sau:

1. Ai cũng biết là ở Việt Nam, các cấp cầm quyền từ trung ương đến địa phương đều diễn giải luật theo đủ mọi cách khác nhau và nhiều khi bất cập với nhau.

2. Rất nhiều “tội” trong dự thảo như là “lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo” hoặc “gây chia rẽ xã hội” hoặc “vi phạm đạo đức công vụ” hoặc “gây rối trật tự xã hội” vv… đều không có định nghĩa rõ ràng. Điều này có nghĩa là chúng được hoàn toàn để ngỏ cho việc diễn giải chủ quan và ác ý.

3. Điều 28 của nghị định dự kiến ​​thay thế Nghị định 162/2017 mở rộng tất cả các quy định về tôn giáo để áp dụng cho cả các cuộc họp và hoạt động trực tuyến, một hiện tượng hoàn toàn mới của thời đại COVID-19.

4. Trong dự thảo nghị định xử phạt, mỗi quy định và luật lệ tôn giáo đều đi kèm với một hình thức xử phạt hành chính từ “cảnh cáo” đến “cảnh cáo nghiêm khắc”, sau đó phạt tiền lên đến 30.000.000 đồng (1.300 đô-la Mỹ) đối với một cá nhân và 60.000.000 đồng (2.600 đô-la Mỹ) cho một tổ chức. Ngoài ra, các hình phạt nặng nề về tài chánh có thể khiến một tổ chức tôn giáo bị đóng cửa hoàn toàn.

5. Những người bị buộc tội vi phạm các quy tắc tôn giáo được cảnh báo rằng họ cũng có thể cùng lúc vi phạm các quy tắc hình sự, khiến họ gặp nguy hiểm kép. Chẳng hạn, Điều 8 của sắc lệnh trừng phạt nói rằng nếu ai đó không đồng ý hoặc không tuân theo nhà lãnh đạo tôn giáo của họ, họ cũng có thể bị buộc tội vi phạm luật dân sự như vi phạm trật tự và hòa bình xã hội v.v.

6. Có những yêu cầu báo cáo cực kỳ phức tạp. Tất cả các hoạt động của hội thánh địa phương phải được báo cáo và chấp thuận trước một năm. Mọi thay đổi địa chỉ văn phòng và bổ nhiệm lại nhân sự hội thánh phải được báo cáo trong thời hạn ngắn, nếu không các hội thánh sẽ phải đối mặt với tiền phạt.

7. Đáng chú ý là những phần của nghị định 162/2017 không bị hai nghị định này thay đổi đang được nhà cầm quyền Việt Nam triệt để áp dụng. Một trong những điều luật đó là tất cả các cấp lãnh đạo từ Mục sư Quản Nhiệm của một hội thánh địa phương cho đến các vị trong ban lãnh đạo hệ phái đều phải có “lý lịch tốt” được nhà cầm quyền chấp nhận. Điều này có nghĩa là nhà cầm quyền có quyền xen vào việc lập danh sách các ứng cử viên cho các chức vụ lãnh đạo từ quản nhiệm hội thánh địa phương cho đến hội trưởng hay chủ tịch của một hệ phái.

8. Sự bắt buộc học tập về “lịch sử cách mạng” của Việt Nam và luật pháp Việt Nam phải được đưa vào tất cả các chương trình đào tạo hàng giáo phẩm. Các hình phạt bao gồm mọi thứ cho đến việc đóng cửa các cơ sở đào tạo.

Chúng ta sẽ cầu nguyện cho hội thánh của Chúa ở Việt Nam, các vị lãnh đạo hệ phái và tổ chức tôn giáo, các Mục sư Quản Nhiệm và các nhân sự lãnh đạo của các hội thánh địa phương, cùng con dân Chúa về 5 điều XIN CHÚA như sau:

1/ XIN CHÚA dấy lên những “Đa-ni-ên” Việt Nam, là những người hầu việc Ngài có lòng kính sợ Ngài trên hết, có quyền năng siêu nhiên của Ngài, có tư cách lãnh đạo và đạo đức Cơ Đốc, và yêu dân tộc mình. Xin Chúa dùng những đời sống và chức vụ của họ để khiến nhà cầm quyền các cấp trở nên có hiểu biết, thân thiện và tôn trọng đời sống và sinh hoạt của các hội thánh của Chúa.

2/ XIN CHÚA ban thêm cho các hội thánh và các tôi con Chúa ơn quyền sống đạo, đức tin, lòng yêu thương chia sẻ Tin Lành, và năng lực phục vụ cộng đồng để họ trở thành muối và ánh sáng cho dân tộc Việt Nam. Xin Chúa dùng những đời sống và chức vụ của họ để làm thay đổi cái nhìn của cộng đồng địa phương, xã hội và các nhà cầm quyền về hội thánh và niềm tin Cơ Đốc.

3/ XIN CHÚA dấy lên những “Si-ru” Việt Nam (2 Sử Ký 36:22-23, Ê-xơ-ra 1:1-4), là những người lãnh đạo đất nước có tầm nhìn thấy rõ quyền tể trị của Chúa trên mọi nhà cầm quyền. Xin Chúa dùng họ làm nên những chính sách tôn giáo mới không dựa trên sự nghi kỵ hay thủ đoạn chính trị nhưng có đầy sự cởi mở, tự do, tôn trọng niềm tin và sinh hoạt tôn giáo vv… 

4/ XIN CHÚA soi sáng cho các vị lãnh đạo và hội thánh của Chúa ở Việt Nam biết được khi nào “Thà phải vâng lời Đức Chúa Trời còn hơn vâng lời người ta” (Công Vụ 5:29b) và khi nào phải vâng phục nhà cầm quyền mà Đức Chúa Trời đã dựng nên (Rô-ma 13:1-7).

5/ XIN CHÚA giúp cho các vị lãnh đạo và hội thánh của Chúa ở Việt Nam vững lòng trung tín, không thỏa hiệp, không đầu hàng trước những thử thách đến từ các nhà cầm quyền nhưng có sự khôn ngoan của Chúa để ứng phó trước những thách thức đến từ các chính sách tôn giáo hiện nay của nhà cầm quyền Việt Nam. 

6/ Những điều Đức Thánh Linh cảm động chúng ta cầu nguyện.

 

Shalom

 

 

 


GIẢI THÍCH VỀ CHƯƠNG TRÌNH CẦU NGUYỆN PHỤC HƯNG 24/24 MỖI THỨ HAI

 

1. Mục đích:

1.1. Xây dựng tinh thần và thực hiện sự hiệp một cầu nguyện một cách linh động cho cá nhân, nhóm nhỏ, hội thánh và tổ chức Cơ đốc.

1.2. Giúp mọi người dù ở Việt Nam, Châu Mỹ, Châu Âu, Úc vv… có thể hiệp một cầu nguyện cho sự phục hưng và biến đổi để phục vụ hội thánh và Vương Quốc Chúa mà không bị giới hạn bởi thời giờ, địa điểm, tổ chức hội thánh hay hệ phái VV…

2. Cách thực hiện nội dung cầu nguyện phục hưng:

2.1. Mỗi tháng người điều hợp sẽ tham khảo với một số Mục sư ở khắp nơi trên thế giới để chọn chủ đề và nội dung với 5-6 điểm cầu nguyện cho sự phục hưng chung trong tháng và sau đó gửi email thông báo đến các hội thánh và quý vị.

2.2. Chúng tôi không thu nhận những nhu cầu cầu nguyện có tính cách là của cá nhân, gia đình hay hội thánh địa phương. Những nhu cầu này đều có thể được cầu nguyện trong nhóm học Kinh Thánh, nhóm Cầu Nguyện, buổi thờ phượng vv… của gia đình hay hội thánh địa phương.

3. Hội thánh và quý vị tham gia một cách linh động nhưng cam kết:

3.1. Giờ cầu nguyện sẽ là giờ địa phương của quý vị.

3.2. Xin xem bảng giờ cam kết cầu nguyện ở phía dưới. Bảng này chia ngày thứ hai thành 48 khoảnh giờ. Mỗi khoảnh giờ dài 30 phút.

3.3. Hội thánh, nhóm tế bào hay gia đình quý vị có thể linh động chọn một hay một số khoảnh giờ để cầu nguyện vào mỗi ngày thứ hai. Quý vị tùy nghi chọn giờ cố định hoặc giờ linh động cho thích hợp.

TD: Sau hai tháng cầu nguyện từ 9g đến 10g tối thứ hai, trong tuần này quý vị đổi lại cầu nguyện từ 8g đến 9g sáng thứ hai và tuần tới quý vị đổi giờ cầu nguyện là 11g đến 12g khuya.

Chú ý là nếu giữ cố định thường xuyên giờ cầu nguyện thì sẽ dễ trung tin cầu nguyện hơn.

3.4 Nếu hội thánh hay điểm nhóm của quý vị có nhiều người tham gia thì không đòi hỏi là tất cả phải tập trung ở một chỗ hay cầu nguyện đúng một giờ. Họ có thể cầu nguyện ở nhà riêng của mình vào những khoảnh giờ khác nhau. Dĩ nhiên nếu họ hiệp lại cầu nguyện chung với nhau thì rất tốt.

3.5 Cách cầu nguyện linh động: trong mỗi khoảng giờ 30 phút đó, mỗi cá nhân hay nhóm cầu nguyện tùy nghi áp dụng cách cầu nguyện của mình như bắt đầu với những bài hát ngợi khen, đọc Lời Chúa dẫn đường vv… Tuy nhiên phải dùng ít nhất là phân nửa thời gian của khoảng giờ để cầu nguyện bằng lời (hay tiếng mới nếu có ân tứ nói tiếng mới).

3.6 Nếu không tiếp tục hay muốn thay đổi giờ cầu nguyện xin vui lòng báo cho chúng tôi biết: hoidongphuchunglienhieptoancau@gmail.com

 

 

NHỮNG KHOẢNH GIỜ CẦU NGUYỆN 24/24 MỖI THỨ HAI.

(Cập nhật 30-9-2019)

Lịch cầu nguyện liên tục 24 tiếng vào thứ hai mỗi tuần

A. TỪ 12 GIỜ NỬA ĐÊM RẠNG SÁNG ĐẾN 12 GIỜ TRƯA THỨ HAI.

 

Thứ hai mỗi tuần

Tên của Hội Thánh hay người nhận cầu nguyện vào khoảng giờ này.

12.00 nữa đêm – 12.30 rạng sáng

 

12.30 – 1.00

 

1.00 – 1.30

 

1.30 – 2.00

 

2.00 – 2.30

 

2.30 – 3.00

 

3.00 – 3.30

 

3.30 – 4.00 s

 

4.00 – 4.30

 

4.30 – 5.00

 

5.00 – 5.30

 

5.30 – 6.00

 

6.00 – 6.30

 

6.30 – 7.00

 

7.00 – 7.30

 

7.30 – 8.00

 

8.00 – 8.30

 

8.30 – 9.00

 

9.00 – 9.30

 

9.30 – 10.00

 

10.00 – 10.30

 

10.30 – 11.00

 

11.00 – 11.30

 

11.30 – 12.00 trưa

 

B. TỪ 12 GIỜ TRƯA ĐẾN 6 GIỜ TỐI THỨ HAI.

 

   

12.00 – 12.30 trưa

 

12.30 – 1.00

 

1.00 – 1.30

 

1.30 – 2.00

 

2.00 – 2.30

 

2.30 – 3.00

 

3.00 – 3.30

 

3.30 – 4.00

 

4.00 – 4.30

 

4.30 – 5.00

 

5.00 – 5.30

 

5.30 – 6.00 tối

 

C. TỪ 6 GIỜ TỐI ĐẾN 12 GIỜ KHUYA NỮA ĐÊM RẠNG SÁNG.

I

Tên của Hội Thánh hay người nhận cầu nguyện vào khoảng giờ này.

6.00 – 6.30

 

6.30 – 7.00

 

7.00 – 7.30

 

7.30 – 8.00

 

8.00 – 8.30

 

8.30 – 9.00

 

9.00 – 9.30

 

9.30 – 10.00

 

10.00 -10.30

 

10.30 – 11.00

 

11.00 – 11.30

 

11.30 – 12.00

 
Bài trước
Bài tiếp theo

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan