Chúng ta được bảo là biến đổi khí hậu gây ra trận cháy rừng Maui. Nhưng hãy điểm qua những tiêu đề báo chí và bạn sẽ thấy là “tỉnh thức bất trí” đóng một vai trò chết người trong tai họa này.
Tính đến nay đã có 115 mạng sống đã bị thiêu mất đi trong trận cháy rừng kinh hoàng Maui đã xóa sổ thị trấn lịch sử Lahain ra khỏi bản đồ. Điều an ủi là sau những ngày đầu bi quan về con số người mất tích có thể lên đến trên 1000 thì nay, một tháng sau, con số đó chỉ còn là 66.
Một cách máy móc như kim đồng hồ chạy, nhiều văn phòng thông tấn đã kết luận rằng nguyên nhân là do khí hậu của thời kỳ tận thế. “Sự giải thích thật đơn giản, huỵch toẹt và nghiêm túc,” Báo New York Times đưa ra xã luận; “Khi mà hành tinh nóng bừng lên rồi thì không còn chỗ nào được bảo vệ khỏi những tai họa.”
Nhưng mặc cho có quan điểm này, hầu hết các chuyên gia mà báo The Times trích dẫn nói rằng tình trạng khô hạn ở Hawaii là do liên hệ đến vấn đề El Niño — một hiện tượng khô hạn trải dài cả ngàn năm — chứ không phải sự biến đổi khí hậu nóng lên toàn cầu.
Sự Tồi Tệ Của Bộ Máy Hành Chánh Theo Chủ Nghĩa Tỉnh Thức Bất Trí (Woke Bureaucratic Bungling)
Điều mà báo chí chậm đưa tin là sự tồi tệ của bộ máy hành chánh chính quyền xung quanh thảm họa này.
Đầu tiên, Tổng Thống Joe Biden đã có những câu trả với mẫu số chung là “không bình luận” đầy tính chất thờ ơ mà ông đã lẩm bẩm với các nhà báo giữa chuyến thăm ngôi nhà trên bãi biển Delaware của ông và kỳ nghỉ kéo dài một tuần ở Arizona.
Sau đó là hành vi kỳ lạ của giám đốc quản lý tình trạng khẩn cấp của Maui, Herman Andaya. Andaya bày tỏ “không hối hận” vì đã từ chối kích hoạt còi báo động khẩn cấp của Lahaina khi ngọn lửa lan rộng – tiếng còi báo động mà người dân địa phương cho rằng có thể cứu được vô số mạng sống – nhưng sau đó đã từ chức vào ngày hôm sau, với lý do sức khỏe.
Bây giờ rõ ràng là Andaya không có chuyên môn về quản lý thảm họa. Ông ta chỉ là một luật sư trước khi là từng làm thị trưởng Maui và chỉ xem một số buổi “đào tạo và hội thảo trực tuyến” của cơ quan phòng chống các thảm họa FEMA.
Cũng thật rõ ràng là Hawaiian Electric biết đường dây điện của mình có nguy cơ hỏa hoạn nhưng gần như không chi tiêu gì cho việc ngăn chặn cháy rừng trong khi vẫn bị ám ảnh – và chi mạnh tay cho – cái gọi là năng lượng tái tạo.
Nước cần được “tôn kính” chứ không được sử dụng?
Nếu điều đó vẫn chưa đủ WOKE (tỉnh thức bất trí), hãy xem xét trường hợp của M. Kaleo Manuel, phó giám đốc Sở Đất đai và Tài Nguyên Thiên Nhiên phụ trách quản lý tài nguyên nước. Theo Honolulu Civil Beat, Manuel đã từ chối xả nước để chữa cháy ở Tây Maui cho đến khi đã quá muộn.
Manuel, người có bằng đại học về nghiên cứu Hawaii và là một nhà đấu tranh văn hóa Hawaii bản địa, đã phải đối mặt với sự chỉ trích gay gắt trên mạng xã hội vì triết lý môi trường của mình, điều mà các nhà phê bình cho rằng đã hướng dẫn việc ra quyết định của ông vào đầu tháng này.
Manuel nói trong một cuộc phỏng vấn qua Zoom được tải lên YouTube vào năm ngoái: “Người Hawaii bản địa coi nước như một trong những biểu hiện trần thế của một vị thần.” Ông than thở rằng “chúng ta đã quen coi nước là thứ chúng ta sử dụng chứ không phải thứ chúng ta tôn kính” và nói thêm rằng nước đòi hỏi “những cuộc đối thoại thực sự về công lý”.
Trong khi cuộc chiến tranh luận về việc sử dụng nước theo truyền thống ở Hawaii đã diễn ra từ lâu trước khi có chủ nghĩa tỉnh thức bất trí, cái mà người ta cho là nước theo truyền thống đó chính là dòng sinh ra và nuôi dưỡng “dòng tĩnh thức bất trí.”
Ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Vivek Ramaswamy dường như cũng nghĩ như vậy. Ông đã viết trên X, trước đây là Twitter:
Khi cháy rừng hoành hành, những người dân tuyệt vọng đã nài xin các quan chức tiểu bang gửi thêm nước để chữa cháy và giúp bảo vệ tài sản của họ khỏi hỏa hoạn. Yêu cầu đó không được trả lời trong nhiều giờ, làm cầm giữ lại những trợ giúp có tính chất sống chết với những người dân vùng đảo. Bây giờ chúng ta biết ra rằng quan chức làm trì hoãn việc phê duyệt là “Nhà lãnh đạo Châu Á Thái Bình Dương” của Quỹ Obama và là một nhà hoạt động về biến đổi khí hậu, người tin rằng nước phải được “tôn kính” trước hết và trên hết. Chương trình nghị sự của DEI thực sự đang khiến mọi người phải trả giá bằng mạng sống của mình. Thống đốc Đảng Dân chủ Hawaii, Josh Green, nói rằng có nhiều người “đấu tranh chống lại việc xả nước để chữa cháy” và vấn đề này cần được nghiên cứu sâu hơn.
Từ phía đối lập chính trị, Michael Shellenberger, một nhà bảo vệ môi trường đầy nhiệt huyết, đã lập luận trong tuần này rằng, như tiêu đề của ông đã nêu, “Cơn điên cuồng về năng lượng tái tạo và giáo điều tỉnh thức bất trí là kẻ gây ra trận cháy Hawaii, chứ không phải vấn đề biến đổi khí hậu.
Kết quả gặt hái được từ niềm tin tỉnh thức bất trí
Các nền văn hóa tiền hiện đại, giống như nền văn hóa mà M. Kaleo Manuel muốn làm hồi sinh, là một con dao hai lưỡi. Sự sùng kính thiên nhiên của những người theo thuyết vật linh có nghĩa là họ sẽ để cho môi trường sống của họ không bị đụng đến và vì điều đó, chúng ta ngưỡng mộ họ. Nhưng nó xảy ra với một cái giá đắt phải trả.
Khi cây cối, núi sông được tôn thờ thì khó có thể điều tra, quản lý hay sử dụng được. Tư duy tiền hiện đại đã cản trở sự phát triển khoa học và công nghệ – bao gồm cả những thứ thiết yếu như chữa cháy.
Sự tỉnh thức bất trí có cái giá của nó. Chúng ta không thể gieo một vụ mùa của những niềm tin thời con người sơ khai và những giá trị của thời kỳ tiền hiện đại mà không gặt hái được mùa màng của chúng. Chúng ta không thể tránh khỏi những vinh quang và chiến thắng của thế giới phương Tây mà không đánh mất những gì khiến phương Tây trở nên tự do, thịnh vượng và an toàn.
Khi Hawaii nhặt lên những tàn tích của trận cháy kinh hoàng, chắc chắn sẽ có nhiều câu trả lời hơn về những gì đã xảy ra và cách tránh nó vào lần tới.
Nhưng có một điều có vẻ chắc chắn: bớt sôi sục hơn về biến đổi khí hậu thì DEI và sự tỉnh thức bất trí sẽ là bước đi đầu tiên đáng hoan nghênh.
Lược dịch: Ngọc Nga (BBT)