Isabel Vaughan-Spruce Không Còn Bị Cảnh Sát Anh Bắt Vì Cớ Thầm Cầu Nguyện Gần Dưỡng Đường Phá Thai

Share

Cảnh sát Anh vừa quyết định không truy tố một nhà hoạt động ủng hộ sự sống vì đã âm thầm cầu nguyện bên ngoài một bệnh viện phá thai gần một năm sau khi hoạt động ủng hộ sự sống của cô lần đầu tiên khiến cô phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi.

   Trong một tuyên bố được công bố hôm thứ Sáu, công ty luật ADF UK báo cáo rằng Cảnh sát West Midlands ở Birmingham, Anh, sẽ không cáo buộc nhà hoạt động ủng hộ sự sống Isabel Vaughan-Spruce vì đã cầu nguyện thầm lặng bên ngoài một bệnh viện phá thai và đã đưa ra lời xin lỗi cô vì đã hai lần riêng lẻ bắt cô về tội cầu nguyện thầm. Cảnh sát cũng cam kết rằng “sẽ không điều tra thêm về vấn đề buộc tội và sẽ không thực hiện thêm bất cứ hành động nào nửa”.

   Vaughan-Spruce phản ứng với diễn biến này bằng lời tuyên bố, “Tôi hoan nghênh quyết định của Cảnh sát West Midlands về việc chấm dứt cuộc điều tra và lời xin lỗi của họ về những gì họ đã làm trong khoảng thời gian đó, nhưng điều quan trọng là phải làm rõ lên những hệ quả vô cùng có hại của vấn đề này (vấn đề bắt tội người cầu nguyện thầm trong khu vực các bệnh viện phá thai) khi nó không chỉ xảy ra cho bản thân tôi, nhưng cũng cho tất cả những người quan tâm đến các quyền tự do cơ bản ở Vương quốc Anh.”

   Cô nói thêm, “Điều đã xảy ra với tôi báo hiệu cho những người khác rằng họ cũng có thể phải đối mặt với việc bị bắt, thẩm vấn, điều tra và có khả năng bị truy tố nếu bị bắt quả tang thực hiện quyền tự do tư tưởng cơ bản của họ.”

   Cô nói: “Bây giờ các giới chức hữu trách đã hai lần đưa ra kết luận rằng cầu nguyện thầm lặng không phải là một tội ác – một kết luận cũng được Bộ trưởng Nội vụ đưa ra vào tuần trước – tôi rất biết ơn khi tôi có thể tiếp tục cầu nguyện thầm lặng cho những phụ nữ đang trong cơn khủng hoảng mang thai”.

   Luật sư của Vaughan-Spruce, Cố vấn pháp lý của ADF Vương quốc Anh, Jeremiah Igunnubole, đề cập đến chiến thắng của thân chủ mình bằng cách tuyên bố: “Quá trình gian khổ của vấn nạn hình sự này chính là hình phạt dành cho Isabel.”  Ngoài ra, Igunnubole trích dẫn kinh nghiệm của Vaughan-Spruce để lấy đó làm bằng chứng cho thấy “các quyền tự do cơ bản của người công dân rất dễ bị xâm phạm ở Vương quốc Anh”.  Ông nhấn mạnh về “nhu cầu cấp bách về những thay đổi pháp lý nhằm ngăn chặn làn sóng kiểm soát chính trị”, ông bày tỏ hy vọng rằng “quyết định của Cảnh sát West Midlands rằng họ sẽ không truy tố việc thực hành tự do tư tưởng, cùng với cam kết công khai của Bộ trưởng Nội vụ về việc bảo vệ lời cầu nguyện thầm lặng, sẽ được phản ánh trong các lãnh vực pháp luật, hướng dẫn và áp dụng thực tiễn.”

   Như cả Vaughan-Spruce và Igunnubole đã nêu lên trong bình luận của họ, Bộ trưởng Nội vụ Vương quốc Anh Suella Braverman đã viết một lá thư vào đầu tháng này khẳng định rằng “bản thân việc cầu nguyện thầm lặng không phải là trái pháp luật” và rằng “việc theo đuổi những quan điểm hợp pháp… không phải là một hành vi phạm tội hình sự”.

   Vaughan-Spruce đã bị bắt trong hai lần riêng biệt vì đã cầu nguyện thầm bên ngoài bệnh viện phá thai Robert ở Birmingham, và các sĩ quan cảnh sát cho rằng hành động của cô đã vi phạm Lệnh Bảo vệ Không gian Công cộng mới được thành phố thực hiện.

   Lệnh này, đang bị đặt vấn đề, cấm mọi người “phản đối – cụ thể là tham gia vào bất kỳ hành động chấp thuận hoặc không chấp thuận nào – về các vấn đề liên quan đến dịch vụ phá thai trong bất cứ cách thức nào” trong một khoảng cách nhất định chung quanh bệnh viện phá thai.

   Vaughan-Spruce bị bắt lần đầu tiên vào tháng 12 và đoạn video ghi lại cảnh bắt giữ cô cho thấy một sĩ quan cảnh sát hỏi cô tại sao lại đứng bên ngoài cơ sở và liệu cô có đang cầu nguyện hay không. Cô trả lời: “Có thể tôi đang cầu nguyện trong đầu chứ không phải thành tiếng”.

   Cảnh sát đã bắt giữ Vaughan-Spruce sau khi cô từ chối tự nguyện đến đồn cảnh sát. Hai tháng sau lần bắt giữ đầu tiên của cô, cáo buộc đã được bãi bỏ.

   Vào tháng 3, Vaughan-Spruce lại phải đối mặt với cảnh sát khi cô cầu nguyện thầm lặng bên ngoài bệnh viện phá thai. Đoạn video cho thấy cô bào chửa về sự hiện diện của mình tại đó, khi cô ấy khăng khăng nói với các cảnh sát rằng “Tôi không phản đối, tôi không tham gia vào bất kỳ hoạt động nào bị cấm”. Sau khi một trong những sĩ quan nói với cô ấy, “Cô đã nói rằng cô đang cầu nguyện, đó là một hành vi phạm tội,” Vaughan-Spruce trả lời rằng cô ấy chỉ đơn giản là đang “cầu nguyện trong im lặng”.  Viên sỹ quan cảnh sát phản bác rằng việc cô cầu nguyện trong im lặng hay không không quan trọng: “Cô vẫn đang cầu nguyện. Đó là một hành vi phạm tội.”

   Hơn sáu tháng sau, Vaughan-Spruce đã thấy các cáo buộc chống lại cô được bãi bỏ.

   Tuy nhiên, ADF UK báo cáo rằng lực lượng cảnh sát “ban đầu đã thông báo cho Vaughan-Spruce rằng sự chậm trễ” trong thủ tục pháp lý của cô “là kết quả của việc vấn đề được chuyển đến Cơ quan Công tố Vương quốc (CPS) để xem xét các cáo buộc.” CPS đã bác bỏ yêu cầu này, đảm bảo với ADF UK rằng họ “không có thông tin” về việc chuyển hồ sơ như vậy, đồng thời nói thêm, “cảnh sát không nên gửi vụ việc lên CPS để xin lời khuyên về việc buộc tội khi họ có quyền tự đưa ra quyết định buộc tội .” ADF UK lưu ý rằng sau chiến thắng pháp lý mới nhất của cô, “Vaughan-Spruce đang xem xét các lựa chọn để theo đuổi việc bồi thường cho sự việc cô bị cảnh sát đối xử như vậy.”

 

Ngọc Nga

(Lược dịch theo:https://www.christianpost.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan