Đang khi hàng triệu Cơ Đốc nhân tị nạn khỏi Trung Đông và nơi bắt nguồn của Cơ Đốc giáo không còn nhiều Cơ Đốc nhân nữa, thì một diễn biến khác thường đang diễn ra.
Cơ Đốc giáo ở các quốc gia ven Vịnh lại dấy lên. Giữa cuộc xuất hành lạ thường xảy ra ở các nước láng giềng, thì khu vực Hồi Giáo vốn khắc nghiệt này đã nhìn thấy một sự nhảy vọt về số lượng Cơ Đốc nhân.
Một số con số cho thấy rằng ở cả Saudi Arabia và các nước Tiểu Vương Quốc Ả-rập (UAE), Cơ Đốc giáo đã từng tồn tại chỉ khoảng 100 năm trước đây mà thôi. Chỉ có 80 Cơ Đốc nhân tại UAE vào năm 1910 (chiếm khoảng 0,1%) và 50 người ở Saudi Arabia, thậm chí còn ít hơn 0.1%, theo như một nghiên cứu gần đây.
Tuy nhiên, 100 năm sau, vào năm 2010 Cơ Đốc giáo đã bùng nổ đến mức chiếm 12,6% dân số của UAE và 4,4% tại Saudi Arabia. Ngày hôm nay, nếu chỉ tính hai quốc gia này thôi thì đang có hơn 1 triệu Cơ Đốc nhân. Rõ ràng đây chưa phải là đa số, nhưng điều này đang cho thấy một sự tăng trưởng đáng chú ý ở khu vực Hồi Giáo đầy lo ngại này.
Thật ra, làn sóng này không chỉ dừng lại ở Saudi Arabia và UAE. Ở khắp vùng Vịnh, các quốc gia như Bahrain, Kuwait, Oman và Qatar đã nhìn thấy sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng Cơ Đốc nhân trên đất nước của họ.
Sự phát triển này hiện còn đáng kinh ngạc hơn nữa khi so sánh với sự xuất hành rầm rộ của Cơ Đốc nhân từ các quốc gia lân cận tại vùng Trung Đông. Điển hình là Lebanon, đất nước này từng là quốc gia có số lượng Cơ Đốc nhân chiếm đại đa số khoảng 77,5% vào năm 1910. Ngày hôm nay, con số đó chỉ còn 30.4%. Nhưng như vậy vẫn còn hơn hẳn Thổ Nhĩ Kỳ và Syria là những nơi vốn có số lượng Cơ Đốc nhân từ 21,7% và 15,6% tụt xuống chỉ còn khoảng 0.2% và 2.7%.
Nhưng sự tăng trưởng Cơ Đốc nhân tại ven Vịnh vẫn chưa phải là một cuộc phấn hưng. Người Hồi Giáo cải đạo sang Cơ Đốc giáo phải bị xử tội chết ở cả hai quốc gia và truyền giáo là hoạt động bị nghiêm cấm. Ở Saudi Arabia, bất kỳ hình thức hành lễ nào của các giáo phái không phải là Hồi Giáo đều là bất hợp pháp và Cơ Đốc nhân người Saudi bắt buộc phải thờ phượng ở nơi riêng tư.
Đang khi tổ chức cứu trợ Open Doors chuyên nghiên cứu về tình trạng bắt bớ đã đăng tải “rất nhiều báo cáo” về sự cải đạo của người Hồi Giáo, thì thực tế nói rằng đại đa số những người mới tin Chúa ở ven Vịnh là những người nhập cư. Từ năm 1910, khu vực này đã trở nên phồn thịnh một cách đáng kinh ngạc. Điều này đã làm tăng số người nhập cư chưa từng có trước đây tại UAE, ngày nay Cơ Đốc nhân chiếm hơn 10% tổng dân số.
Tỷ lệ dân nhập cư tăng cao là do những người đến từ các quốc gia Cơ Đốc nhân như Philippines. Nhiều nhất trong số đó là những người hợp tác lao động thuộc Công Giáo La- mã đang thế chỗ cho số lượng Cơ Đốc nhân thuộc Chính Thống giáo.
Tuy nhiên, dù đang có sự gia tăng đáng kinh ngạc diễn ra, thì dường như sẽ có một thay đổi về cách nhìn nhận tôn giáo trong khu vực. Rất khó để cho người nhập cư là Cơ Đốc nhân trở thành công dân và rất nhiều trong số đó là những công nhân chưa lành nghề, tức là việc họ ở lại chỉ đang là tạm thời mà thôi. Hầu hết dân số ở vùng Vịnh này chỉ là tạm thời và Cơ Đốc nhân không hề có bất kỳ sự khác biệt nào.
Kết quả là, mặc dù số lượng Cơ Đốc nhân là đáng kể, nhưng họ lại không đưa ra bất kỳ sự khác biệt chính trị nào cả. Chủ nghĩa Wahhabi, một cách dịch mẹo của người Hồi Giáo, vẫn còn ảnh hưởng nhiều trên Saudi Arabia ở vài khía cạnh nào đó và thậm chí trong mối quan hệ tự do với UAE, Cơ Đốc nhân cải đạo phải chịu sự bắt bớ kinh khủng và không được dạy dỗ bất kỳ tôn giáo nào khác ngoài đạo Hồi.
Cho nên, tương lai của Cơ Đốc nhân tại vùng Vịnh là không có gì đảm bảo. Nhưng khi Cơ Đốc giáo mất đi cộng đồng vốn có tại Trung Đông, thì việc Thiên Chúa giáo đến với khu vực trung tâm rất khắt khe của Hồi Giáo có thể là nguồn hy vọng cho những ai đang cầu xin sự phấn hưng xảy ra ở Trung Đông.
(Nguồn: Oneway.vn)