Hamas Là Ai? P.8: Những Suy Nghĩ Đúc Kết Về Tương Lai

Share

Thủ Tướng Do Thái Ehud Barak, Tổng Thống Mỹ Bill Clinton và Chủ Tịch PLO Yasser Arafat tại trại Davis vào năm 2005 trong một cuộc đối thoại tìm hòa bình. (Ảnh của Thư Viện Tổng Thống William J Clinton)

Khi hai đạo quân đánh nhau, mỗi bên sẽ có những tuyên bố tố cáo và phản tố cáo, và cuộc chiến về ý tưởng có thể diễn ra cũng khốc liệt như cuộc chiến bằng súng đạn. Đối với những người đang đứng từ xa bên ngoài, thật rất khó có thể nhìn xuyên thấu qua tất cả những lập luận của đôi bên để nhận ra điều gì đang thực sự xảy ra.

Sáng nay, tôi nghe bản tin của Australia Broadcasting Corporation (ABC) về Gaza. Họ đang thảo luận về một báo cáo rằng Hamas đã đặt trung tâm hành quân của mình dưới tầng hầm của bệnh viện al-Shifa, cơ sở y tế lớn nhất ở Dải Gaza. Phóng viên ABC nhận xét nếu IDF (quân đội Do Thái) ném bom địa điểm này thì đây sẽ là một tội ác chiến tranh rất lớn.
Điều mà ông ta biết nhưng đã không chỉ ra – điều cho thấy rõ thành kiến điển hình của ABC – là việc đặt một trung tâm hoạt động quân sự dưới một bệnh viện bản thân nó đã là một tội ác chiến tranh. Ông cũng không chỉ ra rằng bằng cách bắn tên lửa vào các khu đô thị, Hamas đang phạm tội ác chiến tranh trong mỗi ngày.

Ông ta cũng không làm việc cần chỉ ra rằng, theo luật chiến tranh, việc gây thương vong cho dân thường bằng cách tấn công một cơ sở quân sự không phải là tội ác chiến tranh, nếu mục đích là nhắm vào mục tiêu quân sự và tính tương xứng đã được tính đến. Trong tình cảnh khủng khiếp này, để tuân thủ luật chiến tranh, IDF sẽ phải cân nhắc lợi thế quân sự có được khi tiêu diệt trung tâm hoạt động của Hamas trước tác động đối với dân thường.
Ví dụ, họ có thể so sánh số lượng dân thường sẽ thiệt mạng khi phá hủy trung tâm của Hamas hiện nay với bao nhiêu mạng sống có thể bị mất trong tương lai nếu trung tâm này không bị dỡ bỏ và xung đột quân sự kéo dài.
Làm sao chúng ta có thể cân nhắc lòng thương xót và sự thật trong những tình huống như vậy? Và làm thế nào chúng ta có thể hiểu được những tuyên bố khác biệt và tranh chiến với nhau về sự đồng cảm của chúng ta?

Có một xu hướng chủ trong văn hóa phương Tây là đi theo cảm xúc yêu thương bằng cái giá là bỏ đi sự thật. Khi chúng ta so sánh lòng trắc ẩn với sự thật, lòng trắc ẩn thường được ưu tiên theo bản năng.
Chắc chắn, sự mù quáng về sự thật là một căn bệnh hiểm nghèo của văn hóa phương Tây, nhưng cuối cùng, tình yêu mà không có sự thật thì nó không phải là tình yêu chút nào. Nó trở thành giấy phép cho sự lạm dụng. Sự thông cảm và lòng trắc ẩn mù quáng đối với cái gọi là chính nghĩa của người Palestine, mà không nhìn nhận sự thật về những gì đã xảy ra đã đưa họ đến nơi này, bao gồm cả tội lỗi của các quốc gia Ả Rập xung quanh vì đã kéo dài cuộc khủng hoảng người tị nạn và các mục tiêu diệt chủng được tuyên bố rõ ràng của Hamas – đây sẽ là một dạng lạm dụng, mà điều này sẽ chỉ gây thêm tổn thương nặng nề cho tất cả các bên.

Người Palestine có những nỗi đau đớn và bất bình chính đáng không?
Vâng, tất nhiên là họ có. Hoàn cảnh của họ thật đau đớn về nhiều mặt. Và mối bất bình của họ không chỉ chống lại Israel: họ còn có những mối bất bình chính đáng chống lại chính các nhà lãnh đạo của họ, cũng như chống lại các quốc gia Ả Rập xung quanh, những người đã cố tình và nhẫn tâm đẩy họ vào con đường đổ máu và chết chóc.

Chúng ta nên thương xót những ai trong cuộc xung đột này?
Chúng ta nên thương xót mọi phía. Tình trạng của người Palestine thật là kinh khủng. Là con người, họ xứng đáng được hưởng những điều tốt đẹp hơn nhiều so với việc bị sử dụng làm lá chắn sống cho những người được ủy quyền của Umma Hồi giáo trong cuộc chiến lâu dài đến chết với Israel.
Chúng ta cũng phải cảm thấy thương xót sâu sắc đối với người Israel, những người muốn được hòa bình. Mặc dù người Do Thái đã nhiều lần bày tỏ sự sẵn sàng nỗ lực hướng tới giải pháp hai nhà nước – từ những năm 1930 cho đến Hiệp định Oslo – nhưng người Ả Rập bị thúc đẩy bởi lòng căm thù vẫn khăng khăng đòi quyền quét sạch Israel khỏi trái đất.
Các nhà lãnh đạo Palestine đã nhiều lần nói đi nói lại rất rõ rằng họ sẽ không bao giờ chấp nhận giải pháp hai nhà nước. Người Ả Rập phản đối việc phân chia vào những năm 1930 và họ vẫn phản đối việc này. Sự thật là Israel phải đánh bại kẻ thù của mình hoặc bị đánh bại.

Hamas có thể bị đánh bại?
Câu trả lời của tôi là “Có, ở một mức độ nào đó”. Chủ thuyết thần học của Hamas không phải chỉ duy có Hamas theo đuổi nhưng được chia sẻ bởi nhiều nhóm chiến binh Hồi giáo khác, bao gồm Al Qaida, Taliban và ISIS. Thần học này bền bỉ và sẽ tồn tại dưới hình thức này hay hình thức khác. Nó có thể bị mất uy tín – và giờ đây, sau nhiều thập kỷ tổn thương do Hồi giáo cực đoan gây ra, rất nhiều người Hồi giáo đang quay lưng lại với Hồi giáo – nhưng hệ tư tưởng Hồi giáo rất có thể sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn. Dù vậy, hệ tư tưởng của Hamas ở Gaza có thể và phải bị phá bỏ.

Israel cần phải làm gì bây giờ?
Đáng buồn thay, Israel phải chiến đấu cho sự an ninh của mình. Hamas đã đóng sầm tất cả các cánh cửa khác. Israel phải thắng Hamas. Một lần nữa, nó phải làm mất uy tín lời nói dối cổ xưa của Qur’an về việc người Do Thái quá yêu cuộc sống đến nổi không biết chiến đấu.
Trận chiến trước mặt không phải là để đạt được “phản ứng tương xứng”. Đây không phải là một cuộc chiến ăn miếng trả miếng, trong đó thương vong của một bên biện minh hoặc xác nhận số người chết tương đương ở phía bên kia. Đó sẽ là một ý tưởng kinh tởm về mặt đạo đức. Về phía Israel, đây là cuộc chiến vì an ninh và sự sống còn, trong khi đối với Hamas, đây là cuộc chiến nhằm loại bỏ Israel.

Người ta có thể làm gì?
Tôi viết loạt bài này để ghi lại những mảnh ghép của Hamas mà tôi có trong tay để lắp lại thành một bức tranh tổng thể. Để nhìn được bức tranh toàn cảnh, chúng ta phải bác bỏ những lời dối trá, tìm kiếm sự thật và nói ra sự thật. Chúng ta cũng phải từ chối sự thù ghét.
Là một Cơ đốc nhân, tôi tin vào sự khẳng định của Sáng thế ký rằng tất cả chúng ta đều được tạo ra theo hình ảnh của Đức Chúa Trời. Cuộc sống của mỗi con người đều có giá trị. Thử thách đối với chúng ta đang sống trên trái đất này là tuân thủ nguyên tắc này – một nguyên tắc thúc đẩy chúng ta yêu thương người khác – đồng thời sẵn sàng làm mọi việc để biết và nói ra sự thật.

 

 

 

Lược dịch: Ngọc Nga (BBT)

Nguồn: Mark Durie, A Q&A Primer on Hamas – Part 8: Concluding Thoughts, Including About the Future, dailydeclaration.org.au

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan