Ba Lý Do Tại Sao Các Cơ Đốc Nhân Nên Tham Gia Vào Nghiên Cứu Khoa Học

Share

Theo một khảo sát của Pew Rearch, các nhà khoa học có xác xuất không tin vào Thượng Đế cao hơn 10 lần so với dân số nói chung.

Chính các nhà khoa học cũng mất dần niềm tin từ công chúng theo như khảo sát tại Princeton, công chúng tin rằng các nhà khoa học có năng lực rất cao, nhưng không có nghĩa là đáng tin cậy. Nhiều người tin rằng tìm kiếm các nguồn quỹ hay áp đặt một quan điểm là động cơ của nhiều nhà khoa học, thay vì theo đuổi sự thật một cách vô tư.

Bởi vì Cơ Đốc nhân đọc được những thống kê như vậy, nên họ cho rằng theo đuổi một nghề nghiệp trong Khoa học không có giá trị thuộc linh nào. Và họ tưởng rằng làm như vậy sẽ gây tổn hại cho Đức Tin của mình. Trong thực tế, có rất ít các nhà khoa học tin vào Thượng Đế (đó chỉ là vấn đề thống kê), nhưng nếu nói là không có nhà khoa học nào tin vào Thượng Đế thì hoàn toàn sai sự thật. Thật sự thì có một số lượng đáng kể các nhà khoa học là Cơ Đốc nhân, trong đó có rất nhiều tín hữu nổi bật.

Năm 2014, Rice University cùng với American Association for Advancement of Science thực hiện một nghiên cứu lớn về quan điểm của người Mỹ về vấn đề Khoa học và Tôn Giáo. Trong khi các nhà khoa học có xác xuất là người vô thần cao hơn dân số nói chung và có xác xuất là Cơ Đốc nhân thấp hơn, nhưng vẫn có một số lượng ấn tượng các nhà khoa học là tín hữu. Trong khoảng 12 triệu nhà khoa học thì có khoảng 2 triệu người là Cơ Đốc nhân. Rất là ý nghĩa.

Khoa học không nên chỉ dành riêng cho người vô thần. Nó có thể và nên là lĩnh vực mà Cơ Đốc nhân có thể tham gia một cách tích cực. Đây là ba lý do mà tôi nghĩ Cơ Đốc nhân nên tham gia sâu sắc vào Khoa học.

Sự Sáng Tạo khẳng định một Đấng Sáng Tạo

Thứ 1, Sự Sáng Tạo khẳng định một Đấng Sáng Tạo. Bởi vì chúng ta biết là có một Đấng Sáng Tạo, thì chúng ta nên là người quan tâm nhất tới Sự Sáng Tạo của Ngài. Sự Sáng Tạo khẳng định Thượng Đề tồn tại, và Ngài đã sáng tạo nên vạn vật.

Trong Rô-ma 1, Phao-lô chỉ ra rằng Thần tính của Chúa được thấy rõ ràng trong Tạo vật của Ngài. Chúng ta có thể biết về quyền năng đời đời và thần tính của Ngài, bởi vì điều đó đã được thấy rõ từ buổi sáng thế.

Nếu Kinh Thánh cho biết Sự Sáng Tạo dẫn tới Thượng Đế, và Khoa học thì khám phá về Sự Sáng Tạo, vậy tại sao chúng ta lại chạy trốn khỏi nó? Chúng ta, hơn những người khác, nên yêu thích, nghiên cứu, khám phá, khảo sát và quan tâm tới Sự Sáng Tạo bởi vì lĩnh vực đó cung cấp bằng chứng cho Thượng Đề và thần tính của Ngài.

Từ bỏ Khoa học làm suy yếu công tác làm chứng

Thứ 2, từ bỏ khoa học làm suy yếu công tác làm chứng của chúng ta. Nhưng nhiều Cơ Đốc nhân đang quay lưng lại với Khoa học. Trong một xã hội được thúc đẩy bởi những thành tựu khoa học, thì thật là thiếu khôn ngoan và sẽ phản tác dụng tới công tác truyền giáo nếu như Cơ Đốc nhân bị gánh mác “Chống đối Khoa học”.

Tôi có thể hiểu được là có những bộ phận trong khoa học nỗ lực củng cố hoặc sản sinh ra chủ nghĩa tự nhiên (là học thuyết tin rằng không có gì tồn tại ngoài giới tự nhiên) mang tính hoài nghi. Tuy nhiên, điều đó nhắc nhở chúng ta rằng cần có nhiều Cơ Đốc nhân hơn nữa trong khoa học để chứng tỏ rằng nghiên cứu về Sự Sáng Tạo không kéo chúng ta ra xa khỏi Đấng Sáng Tạo.

Nếu chúng ta nghĩ rằng phản Khoa học là nền tảng tốt cho Hội Thánh, chúng ta nên biết rằng việc Cơ Đốc nhân từ bỏ Khoa học là một hiện tượng đương thời. Trong nhiều thế kỷ trước, những con người của Đức Tin, bao gồm những mục sư, luôn tham gia vào việc nghiên cứu khoa học bởi vì họ theo đuổi sự hiểu biết về Đấng Tạo Hóa, và điều đó đã cho họ sự ảnh hưởng lớn trong cộng đồng.

Các nhà khoa học của Đức Tin (đôi khi là những mục sư) đã đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập những ban ngành khoa học như là thiên văn học, di truyền học và hóa học.

Khi làm như vậy, họ chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng chúng ta nên quan tâm tới sự Sáng tạo và Khoa học nhiều hơn.

Khoa học cải thiện xã hội

Thứ 3, Khoa học cải thiện xã hội. Khi còn là một đứa trẻ, tôi thường ngồi xem hết tập này tới tập khác về chương trình “Cosmos” của Carl Sagan.

Mặc dù, Sagan là một người vô thần, nhưng ông ấy cũng trình bày được nhiều điều quan trọng. Chương trình “Sự quyến rũ của Khoa học với con người” thường được xem như là yếu tố giải thoát thế giới khỏi đau đớn, nan đề và thách thức.

Và điều đó đúng trong rất nhiều trường hợp, đó cũng là một lý do khác mà Cơ Đốc nhân nên tham gia vào Khoa học. Thực tế là chúng ta học được cách làm nông nghiệp hiệu quả hơn, nhiều thuốc để chữa bệnh hơn, và nhiều cách tốt hơn để làm cho xã hội phát triển, người nghèo được hưởng nhiều lợi ích hơn, xã hội được biến đổi và thế giới trở nên giống với ý định của Chúa hơn.

 

(Nguồn: http://news.oneway.vn/3-ly-do-tai-sao-co-doc-nhan-nen-tham-gia-vao-nghien-cuu-khoa-hoc/)

Tác giả Ed Stetzer là Giám đốc điều hành của Lifeway Research, một tác giả có tiếng. Stetzer đã xây dựng, phục hưng, và dẫn dắt nhiều Hội Thánh, đào tạo mục sư và người xây dựng Hội Thánh trên sáu lục địa, nắm giữ hai bằng thạc sĩ và hai bằng tiến sĩ, đã viết hàng chục bài báo và sách.

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan