Đức Chúa Trời không bao giờ định cho bất cứ một người nào phải sống đơn độc. Ngài dựng chúng ta cho lẫn nhau, và Ngài muốn tất cả chúng ta thuộc về gia đình đời đời của Ngài.
Một trong những hệ quả của tội lỗi mà chúng ta kinh nghiệm là sự ngăn cách giữa loài người và Đức Chúa Trời, và sự ngăn cách giữa con người với nhau.
Nhưng có sự cứu giúp, không chỉ là đến từ công việc cứu chuộc của Chúa mà Con đã hoàn tất, nhưng cũng đến trong dạng từ những người khác.
Một phần của sự chữa lành của quý vị sẽ luôn luôn được tìm ra trong khung cảnh một cộng đồng lành mạnh.
Kinh Thánh dạy trong Truyền Đạo 4:9–11, “9 Hai người hơn một, Vì họ sẽ được công giá tốt về công lao của mình. 10 Nếu người này ngã. Thì người kia sẽ đỡ bạn mình lên. Nhưng thật khốn khổ cho người sống một mình mà bị ngã, Vì không có ai đỡ mình lên! 11 Cũng vậy, nếu hai người ngủ chung thì ấm; Còn một mình thì làm sao ấm được?.”
Những lời này dạy về nguyên tắc cộng đồng sẻ chia chung, để bởi đó mà sự sẻ chia chung của cộng đồng trên nền tảng Kinh Thánh sẽ đáp ứng ba nhu cầu quan yếu cho đời sống chúng ta.
1. Tất Cả Chúng Ta Đều Cần Một Cộng Đồng Sẻ Chia Với Nhau.
Nói một cách khác, quý vị cần một người bạn cầu nguyện. Chúng ta cần có người để đến với nhau và hỗ trợ nhau trong hành trình thuộc linh của mình.
Không có nghĩa là mọi người trong nhóm nhỏ của quý vị phải dự phần vào mọi việc trong nhóm. Rất dễ dàng là chúng ta có thể kết nối với vài người khác trong nhóm nhỏ của mình.
Nếu quý vị có một người bạn cầu nguyện, là người thân ái ngó chừng bạn và bạn cũng thân ái ngó chừng người đó – thì bạn sẽ tăng trưởng nhanh hơn là khi không có ai khuyến khích mình.
2. Tất Cả Chúng Ta Đều Cần Sự Khích Lệ Lẫn Nhau.
Ê-phê-sô 4:29 dạy, “Chớ có một lời độc ác nào ra từ miệng anh em, nhưng khi đáng nói, hãy nói những lời tốt đẹp, có tính xây dựng để đem ơn phước đến cho người nghe.”
Một lần kia trong buổi thờ phượng, đang khi tôi hướng dẫn cầu nguyện kết lễ, một phụ nữ òa khóc. Bà khóc không kềm chế, rất, rất lớn tiếng – từ chỗ cách tôi 10 dãy ghế. Tôi chỉ muốn nhảy ra khỏi bục giảng, chạy xuống ôm lấy bà, cầu nguyện cho và giúp bà.
Nếu tôi đã làm như thế, toàn thể mọi người trong sảnh nhóm sẽ tập trung sự chú ý của họ vào chúng tôi và điều đó sẽ làm cho bà rất là căng thẳng.
Cảm ơn Chúa, tôi đã không làm như thế. Tất cả những người quanh bà đã bao phủ bà bằng tình yêu thương. Nó bộc phát ngay lập tức. Đó là một loại khích lệ mà chỉ có một cộng đồng của những người yêu thương mới tỏ ra được.
3. Tất Cả Chúng Ta Đều Cần Sự Tôn Quý Lẫn Nhau.
Rô-ma 12:10 nói, “Hãy yêu thương nhau thân thiết như anh em; hãy hết lòng kính nhường nhau.”
Một trong những hoạt động quyền năng nhất mà một nhóm nhỏ có thể làm và kinh nghiệm là toàn thể nhóm chú tâm vào một người trong một lúc rồi sau đó hỏi mỗi người trong nhóm nhỏ bày tỏ vài điều về người đó mà cả nhóm biết ơn.
Hiển nhiên là chúng ta không thể làm việc này bên ngoài khung cảnh của một nhóm nhỏ, nhưng điểm quan trọng ở đây là có một nhu cầu là tất chúng ta cần được tôn trọng và tôn trọng lẫn nhau.
Thực tế là có những nhu cầu rất thật và sâu xa mà Chúa định ban cho chúng ta trong đời sống của mình – qua những người mà Ngài dùng. Tinh thần trách nhiệm, lòng khích lệ và tôn quý – tất cả chúng đến từ lời nói và hành động của một con người cộng đồng.
Nếu quý vị muốn được chữa lành, hãy nối kết với Chúa để Ngài cứu chuộc và nối kết với những người khác để được khích lệ.
Nguyễn Bình
(Lược dịch theo: outreachmagazine.com)