Cho Cha Mẹ Có Con Bỏ Niềm Tin

Share

Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình Cơ-Đốc. Cha mẹ của tôi dự phần vào các công tác nhà thờ với tư cách là những người phục vụ tình nguyện, vì thế chúng tôi không chỉ ở nhà thờ một lần mỗi tuần, chúng tôi có mặt ở đó vào mỗi buổi nhóm Chúa Nhật từ 8 giờ sáng cho đến trưa. Và chúng tôi tham dự tất cả các sự kiện của Hội Thánh: những buổi học Kinh Thánh, những bữa ăn tối, những buổi thờ phượng, những buổi nhóm tối dành cho những gia đình, chương trình gây quỹ, tĩnh nguyện, những dự án mục vụ, những chuyến đi truyền giáo…MỌI THỨ.

Khi tôi còn là một thiếu niên, tôi không chỉ tham gia vào các buổi nhóm thanh niên và các lớp Kinh Thánh, mà tôi còn bắt đầu khởi xướng một câu lạc bộ Cuộc Sống Trẻ ở quê nhà vì cha mẹ tôi tham gia vào tổ chức và muốn mang nó đến địa phương.

Nhưng cũng như nhiều những người trẻ khác, ở đâu đó trên bước đường của tôi, tôi bắt đầu nghi ngờ về đức tin và tôn giáo của mình nói chung. Tôi đã có những câu hỏi thật sâu sắc nhưng không ai cho tôi câu trả lời thỏa đáng cả. Tôi cảm thấy bị bó buộc bởi những luật lệ cực kỳ nghiêm ngặt mà cha mẹ tôi đặt ra cho ngôi nhà Cơ-Đốc của chúng tôi. Tôi đã chứng kiến tình trạng lạm quyền trong Hội Thánh gây ra chia rẽ và thù địch. Tôi đã trải qua việc bị đối xử cách giả hình và bị phản bội bởi các nhà lãnh đạo của nhà thờ, là những người được cho là gương mẫu. Tôi cảm thấy dường như Cơ-Đốc giáo tập trung vào các quy tắc, sự đoán xét và hình thức bên ngoài hơn là tình yêu thương.

Tôi đã nói với cha mẹ mình rằng tôi đã “thoát ra sự trói buộc đó” và tôi đã bỏ việc nhóm lại với thanh niên và câu lạc bộ Cuộc Sống Trẻ. Tôi đã nói lên sự khinh bỉ của tôi đối với tổ chức Cơ-Đốc giáo vô cùng kịch liệt. Mỗi buổi sáng Chúa nhật đã trở thành một cuộc tranh luận gây gắt về việc đi nhà thờ với cha mẹ tôi, và tôi thường kết thúc với việc ngồi ở hàng ghế cuối đọc một tạp chí con người để tránh bị cho là làm những điều không đâu giống như họ.

Khi tôi còn học đại học, đức tin là thứ mà tôi mang theo trong túi xách của tôi giống như thẻ bảo hiểm vậy- chỉ cần thiết trong trường hợp nguy hiểm cấp bách. Tôi đã tin rằng tôi vẫn sẽ được lên thiên đàng vì tôi không hoàn toàn từ bỏ niềm tin cơ bản của mình vào Chúa Giê-xu hoặc sự cứu rỗi, vì thế tôi sống như thể không có ngày mai và không có gì phải mất. Mỗi buổi sáng Chúa Nhật, tôi gọi điện cho cha mẹ của tôi theo lịch nói chuyện hàng tuần của chúng tôi và thông báo với họ rằng tôi sẽ KHÔNG BAO GIỜ đến nhà thờ nữa và tôi hoàn toàn thoải mái với việc lăn qua ngủ tiếp sau cuộc gọi của chúng tôi.

Đức tin của tôi tồn tại trong trạng thái không hoạt động nhiều năm sau đó cho đến khi đứa con đầu lòng của tôi chào đời. Đứa con gái của tôi đã bị chấn thương sau khi sinh – đứa bé hầu như không thể qua khỏi – và mạng sống của đứa trẻ bị đe dọa khi cô bé nằm trong khu chăm sóc đặc biệt với những sợi dây kết nối với màn hình máy tính.

“Chúng tôi không thể làm gì khác ngoài việc chờ đợi,” bác sĩ nói với chúng tôi. 

Tôi đã bị suy sụp tinh thần, nhưng tạ ơn Chúa mẹ của tôi có mặt ở đó. Và mẹ tôi đã nhắc nhở tôi rằng Đức Chúa Trời cũng có ở đó nữa. Bà ấy tiến đến gần chiếc giường nhỏ của con gái của tôi và đặt tay lên đôi chân bé nhỏ của bé khi bà cầu nguyện. Các y tá đã nói với chúng tôi rằng con gái của tôi đã được cải thiện đáng kể khi mẹ tôi đặt tay cầu nguyện cho đứa bé; sau đó, mẹ tôi nhẹ nhàng mời tôi thử cầu nguyện với Chúa.

Đã lâu lắm rồi tôi mới cầu nguyện hoặc tìm đến với Chúa, nhưng trong khoảnh khắc đó khi tôi mở lòng mình ra một lần nữa, tôi cảm thấy như mình đang trở về nhà với một điều gì đó mà tôi đã biết trước đây. Tôi đã được tràn đầy niềm hi vọng, sự bình an và sự an ủi vượt hơn sự hiểu biết của tôi, nhưng tôi biết rằng tại thời điểm đó hành trình đức tin thật của tôi đã bắt đầu. 

Bây giờ con gái của tôi đã được 23 tuổi, là một cô gái khỏe mạnh, trẻ trung với một đức tin vững chắc và cũng kinh nghiệm được một cuộc hành trình của “con đường danh lam thắng cảnh” băng qua thung thung lũng tăm tối và những sa mạc khô cằn. Với tư cách là mẹ của cô ấy – và mẹ của hai đứa con trai và mẹ kế của một đứa con trai và con gái khác, tôi đã phát hiện ra rằng những đứa con của tôi đang đi trên con đường độc nhất của chính chúng trên khung thời gian của Đức Chúa Trời chứ không phải của tôi. Mặc dù được lớn lên trong gia đình Cơ-Đốc của chúng tôi (mặc dù chưa phải là hoàn hảo), nhưng những kinh nghiệm của chúng, những cách hành xử của chúng, những niềm tin của chúng và những câu chuyện của cuộc đời chúng hoàn toàn khác biệt so với chúng tôi. Nhưng tôi tin rằng mỗi một người cuối cùng rồi cũng sẽ tìm cách nắm lấy một đức tin riêng của họ. Tôi chỉ cần tiếp tục nhắc nhở bản thân về điều này.

Điều mà tôi biết chắc chắn đó là việc hình thành đức tin không phải là quá lâu và bất tận.

Chỉ bởi vì những người trẻ đi đến nhà thờ hoặc được nuôi dưỡng bởi một cha mẹ Cơ-Đốc không có nghĩa là chúng sẽ đi theo một con đường nhất định nào đó. Sự ảnh hưởng của một gia đình Cơ-Đốc là quan trọng và là nền tảng – điều đó chắc chắn là đúng, nhưng nó vẫn KHÔNG phải là một sự đảm bảo cho kết quả. Chúng ta có thể tạo ra môi trường, nhưng thay đổi tấm lòng là lĩnh vực của Đức Chúa Trời. Các vấn đề của linh hồn con người cuối cùng là công việc của Đức Thánh Linh, không phải là kết quả của những nỗ lực bởi sức riêng của con người chúng ta.

Đức tin là một sự khám phá mang tính cá nhân, suốt đời, với nhiều lầm lỗi và va đập trên đường đi. Hành trình đức tin của con cái của bạn là cuộc hành trình CỦA CHÚNG chứ không phải là của chúng ta. Những năm tháng tuổi trẻ là một ngã rẽ quan trọng cho những bước đi đầu đời thực sự sở hữu và xác định một hệ thống niềm tin và đức tin cá nhân bên ngoài ngôi nhà của mình. Một số người trẻ nắm lấy đức tin và đào sâu hơn nữa, còn một số người trẻ khác thì nghi ngờ, đặt nghi vấn, nổi loạn hoặc từ chối nó. Một số người trẻ khác nữa thì lúc lùi lúc tiến. Đức tin của chúng trở nên lộn xộn và có thể kinh khủng. Điều này là bình thường. Nhưng nó KHÔNG phải là kết thúc cuối cùng cho đức tin của con cái của chúng ta, bất kể chúng đang ở trong tình trạng nào ngày hôm nay. 

Vậy với tư cách là những người cha mẹ, chúng ta có thể làm gì khi những người trẻ vị thành niên và thanh niên của chúng ta vật lộn với đức tin của chúng?

  1. Chúng ta đừng bao giờ ngừng cầu nguyện cho chúng, bởi vì việc cầu nguyện thì đầy quyền năng, và đó là điều mà chúng ta vẫn luôn có thể làm.
  2. Chúng ta hít một hơi thật sâu, dựa vào đức tin của chính mình và chúng ta tin cậy vào thời điểm và công việc toàn năng của Đức Chúa Trời trong đời sống của chúng.
  3. Chúng ta không bao giờ ngừng yêu chúng, và chúng ta cố gắng làm hình mẫu về tình yêu vô điều kiện của Đấng Christ cho chúng.
  4. Chúng ta không bao giờ ngừng lắng nghe chúng (ngay cả khi điều mà chúng nói rất khó nghe). Chúng ta giữ việc giao tiếp cách cởi mở, gần gũi và tôn trọng. Chúng ta tìm cách để hiểu được chúng, chúng ta đặt câu hỏi để giúp chúng đào sâu hơn nữa và khám phá, chúng ta trình bày lẽ thật trong tình yêu thương thay vì như là một cuộc tranh luận.
  5. Chúng ta nhận ra rằng con cái của chúng ta không đơn giản thừa hưởng đức tin từ nơi cha mẹ của chúng, nhưng phải rèn luyện một đức tin đích thực của chính chúng. Điều này thường có nghĩa là nghi ngờ, đặt nghi vấn, bỏ đi, làm khó làm dễ và những điều kinh khủng khác. Vì đối với một số người trẻ thì đây là cách duy nhất mà chúng nhận ra được nhu cầu cần Chúa Giê-xu của chúng và hoàn toàn đầu phục cuộc đời cho Ngài.
  6. Chúng ta chia sẻ những câu chuyện và những sự tranh chiến liên quan đến đức tin của chúng ta với chúng – những thời khắc khi chúng ta nghi ngờ, những sai lầm mắc phải và cách mà chúng ta đã đưa ra quyết định cho niềm tin của chúng ta.
  7. Chúng ta để cho chúng biết rằng chúng ta đang cầu nguyện cho chúng, cách mà chúng ta thấy Đức Chúa Trời vẫn còn đang hành động trên đời sống của chúng, rằng Đức Chúa Trời vẫn ở với chúng và rằng Ngài sẽ yêu chúng ngay cả khi chúng không tin điều đó.
  8. Chúng ta không bỏ cuộc, nhưng chúng ta không ép buộc. Chúng ta giúp chúng kết nối với những người khác trong cộng đồng đức tin nếu chúng có câu hỏi mà chúng ta không có câu trả lời. Chúng ta khích lệ chúng tìm kiếm cơ hội để phục vụ và giúp đỡ người khác bằng chính bàn tay của chúng để những điều đó có thể kết nối tấm lòng của chúng. Chúng ta mời chúng đến nhà thờ, nhưng chúng ta không hờn dỗi, la mắng hay trừng phạt chúng nếu chúng không chịu đi. Chúng ta luôn giữ cánh cửa mở để chúng có thể đến với Chúa.
  9. Chúng ta nhận ra rằng chúng ta không thất bại với vai trò là cha mẹ – Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta tất cả món quà của ý chí tự do vì một lí do. Việc con cái của chúng ta là ai hóa ra không phải là một sự phản ánh danh tính của chúng ta.
  10. Chúng ta chấp nhận rằng thực tế của ngày hôm nay có thể không phải là thực tế của ngày mai và việc làm cha mẹ và đức tin là cuộc hành trình trọn đời không có điểm dừng.
  11. Chúng ta đứng vững một cách mạnh mẽ và vui mừng trong đức tin của chính chúng ta, đeo đuổi một mối quan hệ sâu nhiệm hơn với Chúa Giê-xu, tìm kiếm Lời Ngài, nắm lấy giá trị của chúng ta như là người yêu dấu của Ngài và biết ơn vì sự hiện diện của Ngài trong đời sống của chúng ta.
  12. Chúng ta cầu nguyện rằng đời sống của chúng ta nói cách đầy quyền năng khi những lời nói của chúng ta không làm được điều đó.

 

Barnabars Huỳnh

(Lược dịch theo: churchleaders.com)

 

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan