Dân Chủ “Không Kém Độc Tài Trong Đối Phó Dịch Bệnh”

Share

Tôi nghe dư luận nhiều nơi cho rằng TQ và VN kềm hãm có hiệu quả hơn các nước Châu âu là nhờ có chính quyền toàn trị với lực lượng an ninh chìm nổi hùng mạnh …. Xin khảo bài viết sau đây của một doanh nhân tại Sàigon Virus corona:. Ngô Trường Anh Vũ Doanh nhân BBC 16/3/2020 Có phải nền dân chủ chống khủng hoảng kém hơn độc tài? 

Câu trả lời ngắn gọn là không hề! Trong bài này, chúng ta sẽ tập trung so sánh cách phòng dịch của 4 nước Tây Âu là Anh, Pháp, Đức, Ý với 3 nước Đông Á là Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Các nước khác có thể được đề cập để ví dụ và mở rộng vấn đề. Còn việc chống dịch của Mỹ là cả một câu chuyện dài nên xin được gác lại. 

Đại dịch Vũ Hán Corona Virus về bản chất là một khủng hoảng trên diện rộng, cũng là một thách thức đối với mô hình quản trị của từng quốc gia. Có ý kiến cho rằng các nhà nước Châu Âu đã chậm trễ và chủ quan trong việc phòng dịch và xa hơn nữa là thể chế dân chủ xử lý khủng hoảng kém hơn nhà nước độc tài. 

Tuy nhiên, khi phân tích nhiều mặt của vấn đề thì điều này chưa phải chính xác. 

Một lí do quan trọng chính là điều kiện tự nhiên của từng quốc gia. Môi trường ôn đới Đặc tính của Corona Virus là lây lan tốt hơn trong môi trường ôn đới. Chúng ta dễ dàng nhận ra việc này qua sự so sánh tình hình dịch bệnh ở các nước ở dải nhiệt độ khác nhau. Ấn Độ chỉ mới có 84 ca nhiễm dù vệ sinh ở nhiều nơi rất kém, Philippines là 98 và Indonesia là 96. Tốc độ lây lan của COVID-19 ở các nước nhiệt đới rõ ràng là thấp hơn, công tác chống dịch ở các nước ôn đới vì thế đang khó khăn hơn rất nhiều. 

Tuy nhiên, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng nằm trong dải nhiệt ôn đới tương tự Anh, Pháp, Đức, Ý. Điều gì đã tạo nên sự khác biệt về điều kiện chống dịch giữa các quốc gia này? ,Câu trả lời chính là địa lý. Lãnh thổ trải rộng với nhiều đồng bằng của Châu Âu đã đặt nền tảng cho những liên kết xuyên quốc gia trong suốt lịch sử. Cho đến hôm nay ở Tây Âu gần như không còn tồn tại đường biên giới vật lý. Việc tự do di chuyển xuyên nhiều quốc gia của những người nhiễm bệnh là một trở ngại rất lớn để theo dấu và cách ly tất cả những người có tiếp xúc gần. Đây là điểm khác biệt căn bản giữa các nước Châu Âu với Hàn Quốc và Nhật Bản. 

Trong khi hai cường quốc của Đông Bắc Á có khí hậu ôn đới tương đương, thì tính cô lập của vị trí địa lý với ít hoặc không có quốc gia chung đường biên giới đã giúp hai nước này phần nào tự cách ly và kiểm soát tốt hơn dịch bệnh. Nếu không tính 696 ca nhiễm bệnh trên tàu Diamond Princess, thì Nhật Bản chỉ có 754 ca bệnh đến ngày 14/3, thấp hơn Anh, Đức, Pháp và Ý. Hàn Quốc sau thời gian hỗn loạn vì giáo phái Tân Thiên Địa cũng đã bước đầu ổn định được tình hình. Đài Loan với địa lý hải đảo cũng cô lập rất tốt dịch bệnh với chỉ 53 ca lây nhiễm. Như vậy trong khi có cùng thể chế dân chủ, thì các quốc gia có nhiều liên kết trên đất liền là Pháp, Đức, Ý sẽ khó kiểm soát tình hình dịch bệnh hơn là các quốc gia hải đảo như Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong cùng khối Châu Âu, Anh cũng sở hữu vị trí hải đảo và so với Pháp, Đức, Ý thì số ca nhiễm vẫn đang thấp hơn Trung Quốc đã xử lý khủng hoảng như thế nào 

Trung Quốc cũng có khí hậu ôn đới. Nền độc tài Trung Quốc đã xử lý khủng hoảng như thế nào? Có thể nói Trung Quốc đã thất bại trong việc đối phó với dịch bệnh. Sự thất bại của chính quyền Trung Quốc không những làm ảnh hưởng người dân nước họ mà còn gây liên luỵ cho hàng tỷ con người trên toàn cầu. Đừng bao giờ quên rằng dịch bệnh đã bắt nguồn từ sự thiếu minh bạch của một chính thể độc tài. Tất cả chính thể độc tài đều tìm cách bưng bít thông tin cho đến khi không còn kiểm soát khủng hoảng được nữa. Trung Quốc gần đây công bố ngày 17 tháng 11 đã phát hiện bệnh nhân đầu tiên của dịch bệnh lần này. Tuy nhiên, những người lên tiếng cảnh báo sớm cho cộng đồng như nhóm bác sĩ Lý Văn Lượng đều bị bắt giam. Mãi đến giữa tháng 1, 2020 Trung Quốc mới phát đi thông tin một dịch bệnh đang lan rộng tại Hồ Bắc và Vũ Hán bị cách ly không lâu sau đó. Sự thiếu minh bạch của Trung Quốc đã làm dịch bệnh lan rộng mất kiểm soát, người Trung Quốc mang mầm bệnh đi khắp toàn cầu và nhân loại mất đi 2 tháng quý giá. 

Để so sánh, ngày 19 tháng 5 năm 2018 các bác sĩ Ấn Độ đã phát hiện sự bùng phát của virus nguy hiểm Nipah vốn có tỷ lệ gây tử vong hơn 40% tại vùng Kerala. Khi được thông báo, Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh của Ấn Độ cùng chính quyền trung ương lẫn địa phương đã lập tức vào cuộc. Kết quả chỉ sau 10 ngày họ đã kiểm soát được tình hình. Sự minh bạch của Ấn Độ đã cứu nguy kịp thời cho người dân nước họ, trong 19 người nhiễm thì đã có đến 17 người tử vong. 

Đánh giá về việc này, giáo sư Daniel R. Lucey của đại học Georgetown đã nói rằng “Mọi việc đã có thể tồi tệ hơn rất nhiều”. Khi có khủng hoảng, người ta có xu hướng so sánh phản ứng của các quốc gia mà quên mất rằng sự chuẩn bị trước khủng hoảng đóng vai trò then chốt. …

 

BBT Sưu Tầm

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan