Kinh Thánh nói về một nỗi sợ không được thoải mái cho lắm, có thể còn được cho là sợ đến sung sướng nữa.
Nhiều người trong chúng ta có những nỗi sợ đã trở thành kẻ thù bắt buộc phải tấn công và không muốn sống dưới sự kìm kẹp của nó. Đức Chúa Trời giải phóng chúng ta khỏi những nỗi sợ: “Tôi đã tìm cầu Đức Giê-hô-va, Ngài đáp lại tôi, giải cứu tôi khỏi các điều sợ hãi.” (Thi thiên 34:4). Đó là tất cả nỗi sợ ngoại trừ một nỗi sợ. Chỉ trong ba câu Kinh Thánh sau đó, vua Đa-vít đã viết rằng: “Thiên sứ Đức Giê-hô-va đóng lại chung quanh những kẻ kính sợ Ngài, . . . Hỡi các thánh của Đức Giê-hô-va, hãy kính sợ Ngài” (Thi thiên 34:7,9). Vậy, tin cậy Chúa cất đi một nỗi sợ nào đó và ban cho chúng ta một nỗi sợ khác — ngay cả đó là lệnh truyền cho kẻ khác nữa: Người nào không còn ở trong sợ hãi nữa, hãy kính sợ Chúa.
Một yếu tố quan trọng của sự trưởng thành đó là học cách không biết sợ những nỗi sợ trước đây, và càng ngày càng gia thêm, thậm chí là vui mừng, kính sợ Chúa là Đấng duy nhất đáng phải làm vậy.
Đã quen với sợ hãi
Khi Đa-vít đặt bút viết mấy dòng nầy trong Thi thiên 34 về sự sợ hãi, ông vừa mới thoát khỏi những hoàn cảnh hãi hùng vượt xa những gì hết thảy chúng ta đã từng đối diện. Người có quyền hành duy nhất ở trong khu vực, nóng đỏ mặt lên một cách căng thẳng và ghen tương đến cùng cực, đang săn lùng ông như một con mồi (1 Sa-mu-ên 20:33). Vua Sau-lơ kiên quyết giết bằng được Đa-vít đến nỗi ông đã cố tình ném ngọn giáo về phía đứa con của mình vì muốn giết luôn đứa cản đường.
Không còn cách nào khác là phải thoát thân, Đa-vít đã bỏ trốn sang xứ Phi-li-tin, một kẻ thù không đội trời chung mà ông đã từng trinh chiến bao năm qua. Khi bước vào địa phận của họ, tin đồn lan rất nhanh: “Há chẳng phải về người nầy mà bọn nữ có nói trong khi múa hát rằng: “Sau-lơ giết hàng ngàn, còn Đa-vít giết hàng vạn?” (1 Sa-mu-ên 21:11). Đa-vít thấy mình đã cố thoát khỏi sự nguy hiểm để giờ đây lại rơi vào vòng nguy hiểm. Hoảng sợ trước những gì vua dân Phi-li-tin có thể làm hại mình, Đa-vít đã giả vờ bị điên để khiến mình trở nên đáng thương và vô hại (1 Sa-mu-ên 21:13). Cho dù chúng ta đang có nỗi sợ gì đi nữa, chúng ta vẫn chưa sợ tới mức phải giả vờ bị điên để được sống sót đâu.
“Người nào được tự do khỏi sợ hãi rồi, hãy kính sợ Chúa”
Đây chỉ là một trong số hàng trăm khung cảnh mà Đa-vít đã đối diện – ông đã đánh sư tử và gấu bằng tay không, ông đã đánh gục gã khổng lồ không ai có thể làm được, ông đã bỏ trốn nhà vua và ẩn mình trong hang động suốt nhiều năm, ông đã chịu đựng sự phản bội và nỗi loạn của chính con trai ruột mình. Đây là người đã quen sống với nỗi sợ — những nỗi sợ dai dẳng, không nguôi, và cùng cực. Đức Chúa Trởi đã dùng những nỗi sợ ấy để dạy ông và chúng ta về sự kính sợ Chúa.
Xin dạy tôi biết sợ
Khi Đa-vít nếm trải sự tự do khỏi những nỗi sợ tối tăm trong đời, ông biết được một nỗi sợ hãi sâu lắng và ngọt ngào hơn. “Hỡi các con, hãy đến nghe ta; ta sẽ dạy các con sự kính sợ Đức Giê-hô-va” (Thi thiên 34:11). Đời sống Cơ Đốc được đầy dẫy bởi nhiều nghịch lý, nhưng lại không nhiều bằng việc kinh nghiệm sự tự do khỏi nỗi sợ bằng cách biết sống kính sợ phải không?
Sự kính sợ Chúa là một tấm lòng biết đón nhận sự thánh khiết và quyền tể trị của Ngài ở trên mọi sự. Đó là sự công nhận về Đức Chúa Trời là Đấng xứng đáng được yêu mến, thờ phượng, kính sợ và tôn thờ — nhưng lại không chỉ là công nhận thôi đâu. Ấy là sự cúi mình, run rẫy trong tâm linh, đầu phục cả đời sống cho Đức Chúa Trời — một tấm lòng nhận biết chúng ta thật nhỏ bé, tội lỗi và chẳng xứng đáng ở gần Ngài, mà vẫn muốn được đến gần Đức Chúa Trời qua Đấng Christ. Người nào kính sợ Đức Chúa Trời nhận được ân điển và sự thương xót của Ngài mà không coi thường hoặc bỏ ngoài lề hết thảy những gì khiến Ngài thật đáng kính sợ đối với tội nhân.
Kỳ thực, những điều làm cho chúng ta sợ sệt, mà không phải là ân điển, chỉ làm cho kinh nghiệm của chúng ta về ân điển của Ngài ngày một tăng lên. Đúng vậy, sự kính sợ Chúa khiến chúng ta sống hạ mình hơn (Thi thiên 34:2), nhắc chúng ta nhớ lại mình thật là kẻ hèn mọn và tội lỗi trước khi biết Ngài, nhưng điều nầy cũng truyền cảm hứng để chúng ta tìm kiếm Ngài hơn nữa. Câu 4: “Tôi đã tìm cầu Đức Giê-hô-va, Ngài đáp lại tôi, giải cứu tôi khỏi các điều sợ hãi”. Câu 15: “Mắt Đức Giê-hô-va đoái xem người công bình, lỗ tai Ngài nghe tiếng kêu cầu của họ”. Câu 18: “Đức Giê-hô-va ở gần những người có lòng đau thương, và cứu kẻ nào có tâm hồn thống hối”.
Chúng ta không thể tiếp nhận một Đức Chúa Trời vừa đáng kính sợ vừa có lòng thương xót, vừa nghiêm khắc vừa dịu dàng, vừa công bình vừa tha thứ, vừa là Đấng đầy cơn thịnh nộ vừa là Đấng dễ gần gũi, vừa là Đấng rất cao vừa là Đấng rất gần. Người nào kính sợ Đức Chúa Trời sẽ không bằng lòng với những gì mình biết về Ngài, bởi vì người đó càng muốn biết, càng muốn được sống ở trong và càng muốn được phục vụ Đức Chúa Trời chân thật. Người đó mong mỏi Đức Chúa Trời là Đấng đáng được thờ phượng sẽ làm đảo lộn cuộc sống của mình.
Chúng ta thích sống trong sự kính sợ
Sự kính sợ Chúa không phải, như nhiều người tưởng, là kẻ thù của niềm vui ở trong Đức Chúa Trời, mà là trọng lượng và cường độ vui sướng khi nó đạt đến tột đỉnh. Hãy để ý kỹ Thi thiên 34 hòa quyện niềm vui trọn vẹn với trọng lượng của sự kính sợ Chúa:
Khá nếm thử xem Đức Giê-hô-va tốt lành dường bao!
Phước cho người nào nương náu mình nơi Ngài!
Hỡi các thánh của Đức Giê-hô-va, hãy kính sợ Ngài;
vì kẻ nào kính sợ Ngài chẳng thiếu thốn gì hết.— Thi thiên 34:8-9
Người nào kính sợ Chúa không hề gặp khó khăn khi đến cùng Ngài hay luôn thấy Ngài thật cuốn hút. Sự vinh hiển, quyền phép, khôn ngoan, công bình, thương xót của Chúa đều thật đáng kính sợ đối với người đó — còn hơn và trổi hơn bất kỳ ai hoặc thứ gì ở trong muôn vật — nhưng hết thảy đều trở nên ngọt ngào đối với người đó. Tất cả những gì làm cho Đức Chúa Trời là Đấng đáng kính sợ đều là sự tốt lành, vì người đó tin cậy Chúa. Người đó biết Đức Chúa Trời đáng kính sợ đang chiến trận thay cho mình. Đức Chúa Trời đáng kính sợ đang bảo vệ mình. Đức Chúa Trời đáng kính sợ đang tiếp trợ cho mình. Đức Chúa Trời đáng kính sợ tha thứ cho mình. Đức Chúa Trời đáng kính sợ yêu thương mình. Đức tin làm cho sự kính sợ Đức Chúa Trời trở nên thật đáng ưa chuộng và thật yên ninh.
“Chuyện gì nếu chúng ta chưa kinh nghiệm được niềm vui rất lớn ấy ở trong Đức Chúa Trời bởi vì chúng ta đã từ chối điều gì đó sẽ khiến chúng ta biết kính sợ Ngài?”
Vui trong sự kính sợ và sợ trong sự vui mừng không chỉ xuất hiện ở trong một phân đoạn Thi thiên. Thi thiên 112:1 chép rằng: “Phước cho người nào kính sợ Đức Giê-hô-va, rất ưa thích điều răn Ngài!” Tiên tri Nê-hê-mi cầu nguyện rằng: “Chúa ôi! tôi nài xin Chúa hãy lắng tai nghe lời cầu nguyện của kẻ tôi tớ Ngài và lời cầu nguyện của các tôi tớ Ngài vẫn vui lòng kính sợ danh Ngài” (Nê-hê-mi 1:11). Còn tiên tri Ê-sai đã nói tiên tri về Chúa Jêsus rằng: “Ngài lấy sự kính sợ Đức Giê-hô-va làm vui” (Ê-sai 11:3). Còn Chúa Jêsus đã cầu nguyện để sự vui mừng của Ngài cũng ở trong chúng ta, và sự vui mừng của chúng ta được trọn vẹn (Giăng 15:11).
Niềm vui mãnh liệt nhất
Chúng ta nhìn thấy sứ đồ Phi-e-rơ học được sự kính sợ thánh này một cách kỳ diệu, sau khi ông giấu mình trong nỗi sợ loài người nhiều lần, ngay cả chối không biết Chúa Jêsus. Phi-e-rơ tự nhận mình “đã nếm biết Chúa là ngọt ngào” (1 Phi-e-rơ 2:3) — vui vẻ trong sự vui mừng “không xiết kể và vinh hiển” (1 Phi-e-rơ 1:8). Ông còn căn dặn Hội thánh rằng: “kính sợ Đức Chúa Trời” (1 Phi-e-rơ 2:17). “Hãy lấy lòng kính sợ mà ăn ở” khi còn sống trên đất (1 Phi-e-rơ 1:17). Ông khám phá được rằng niềm vui của chúng ta ở trong Đức Chúa Trời và sự kính sợ Chúa của chúng ta không chỉ nhất quán mà còn không thể tách rời được.
Chúng ta không kinh nghiệm được niềm vui trọn vẹn và sự sống dư dật nếu tấm lòng của chúng ta không run rẩy sợ sệt trước sự vĩ đại của Ngài. Michael Reeves viết rằng:
Sự kính sợ Chúa đúng đắn này không phải là nốt thứ trên phím đàn để rồi phải trải qua nỗi u ám thì mới có niềm vui trong Chúa. Chẳng có sự căng thẳng nào cả giữa sự kính sợ và sự vui mừng đâu. Thay vì thế, “sự kính sợ Chúa” đến run rẩy và sợ sệt nầy là cách mô tả cường độ hạnh phúc của các thánh đồ ở trong Đức Chúa Trời. Nói cách khác, chủ đề về sự kính sợ Chúa ở trong Kinh Thánh giúp chúng ta nhìn thấy sự vui sướng là điều xứng đáng thuộc về người nào tin cậy Chúa. (Vui mừng & Kính sợ, 61)
Chuyện gì nếu chúng ta không kinh nghiệm được sự vui sướng hơn ở trong Đức Chúa Trời bởi vì chúng ta từ chối những điều sẽ khiến mình càng thêm kính sợ Ngài? Chuyện gì nếu chúng ta mất đi sự mật thiết hơn với Chúa bởi vì cảm thấy không thoải mái khi đối diện với những khía cạnh nào đó của Ngài? Chuyện gì nếu sự yêu thương trở nên khó khăn hơn và sự nên thánh bị chậm lại bởi vì chúng ta làm cho Đức Chúa Trời trở nên nhỏ hơn, dễ dãi hơn và dễ thích nghi hơn thay vì đến với Chúa thật như chính Ngài là một đám lửa thiêu đốt?
Con đường để có sự vui sướng và mật thiết hơn với Đức Chúa Trời có lẽ là một hành trình đầy sự bất ngờ: hãy học biết sự kính sợ Chúa. Giống như tiên tri Ê-sai nói rằng: “Các ngươi chỉ nên sợ Ngài và kinh hãi Ngài. Ngài sẽ là nơi thánh” (Ê-sai 8:13-14). Hãy để Ngài bồng ẳm chúng ta khi chúng ta lội sâu vào nơi hoang vu, bị choáng ngộp bởi cơn ba đào mà Chúa đã bày ra cho chúng ta.
(Nguồn: tienphong.org)