Đối Thoại Với Quan Điểm Cho Rằng Ủng Hộ Tổng Thống Trump Làm Hại Việc Chia Sẻ Tin Lành

Share

Sự chia rẻ của các Cơ đốc nhân trong đất nước của chúng ta dường như là bị nung đốt bởi thông tin bóp méo và những dòng tường thuật giả dối. Tôi tin rằng Đức Chúa Trời cho phép những điều khác biệt này để chúng ta thực hành Kinh Thánh và yêu thương những người mà chúng ta bất đồng với họ, nhưng có một số người đã đi quá xa. Thí dụ, Andy Stanley, thuyết rằng những lãnh đạo hội thánh đồng quan điểm với Tổng Thống Trump làm tổn thương khả năng vươn đến những người ở bên ngoài Hội thánh.

Tôi cho rằng tư tưởng của Andy là như thế này: “Khi bạn ủng hộ một người như ông Trump, bạn phạm nghịch lại người khác và khiến họ quay lưng với tin lành.” Để hiểu sâu hơn về quan điểm này, gần đây tôi để ra thời gian với những Cơ đốc nhân trong vị trí này.

Dù tôi rời khỏi buổi họp đó với một sự hiểu biết tốt hơn và cảm xúc của họ là thế nào, tôi càng vững tin hơn về ý thức rằng có những sự nguy hiểm khi cho phép cảm xúc của chúng ta có trọng lượng hơn sự thật khách quan.

Tôi đặt câu hỏi, “Liệu những anh chị em này sẽ dùng lập luận này trong thời kỳ 1800s, để đề nghị rằng chúng ta đừng ủng hộ Tổng Thống Lincoln vì sẽ làm tổn thương những người chủ nô lệ?” Tổng Thống Lincoln khác Tổng Thống Trump, nhưng nguyên tắc vẫn áp dụng chung: Chúng ta không thể làm quyết định dựa trên sự sợ hãi rằng có điều gì đó sẽ đụng chạm đến ai đó; chúng ta phải làm những quyết định dựa trên điều gì là đúng.

Một nghiên cứu đơn giản về lịch sử hội thánh sẽ cho thấy rằng các mục sư và lãnh đạo thường phát biểu về những vấn đề chính trị nóng bỏng. Trong thời kỳ đầu tiên của lịch sử nước Mỹ, các mục sư thường giảng bài giảng ngày bầu cử. Nhưng gần đây chúng ta chịu áp lực của sự phải đạo chính trị (political correctness) bởi vì chúng ta quan tâm đến số tín hữu đi nhóm và tiền dâng hiến ngày Chúa Nhật!… làm sao làm vui lòng con người hơn là Đức Chúa Trời. Phải đạo chính trị là lý do nhiền hội thánh sẽ không dám mở cửa (trong cơn dịch Vũ Hán mặc dù luật pháp cho phép, LND). Nó đặt lên câu hỏi: Chúng ta là những người gác tháp canh hay những người khiếp nhược?

NHƯNG CÓ PHẢI KHÔNG ĐỤNG CHẠM ĐẾN HỌ LÀ MỤC TIÊU CỦA CHÚNG TA?

Quan điểm cho rằng ủng hộ Tổng Thống làm tổn thương sự làm chứng của chúng ta là sai lầm trong 3 cách:

1/ Khi những người có thể ủng hộ Tổng Thống Trump không ủng hộ ông thì dù muốn hay không họ rơi vào chỗ ủng hộ những quan điểm chống ông. Quý vị không thể vừa không có cái bánh vừa muốn ăn bánh trong cùng một lúc.

2/ Làm thế nào chúng ta có thể bảo vệ những thai nhi không được sinh ra, đem Lời Chúa trở lại với nhiều khu vực của xã hội, và không hợp pháp hóa những sai phạm nếu chúng ta cứ đứng trung lập? Chúng ta không thể làm như vậy được.

3/ Quan điểm nói rằng chúng ta không thể ủng hộ ông Trump dựa vào việc tìm cách xét nét cá tính hơn là chính sách của ông. Hiển nhiên, cá tính là quan trọng, nhưng nếu một người có cá tính tốt mà lại đem nước Mỹ vào một đường hướng rất nguy hiểm, liệu chúng ta sẽ nhìn vào cá tính hơn là chính sách của người đó? Dĩ nhiên là không. Chính sách “lớn” hơn là cá tính (mặc dù lý tưởng mà nói thì có cả hai là điều đáng mong muốn).

Tổng Thống bị thù ghét, không phải vì cá tính của ông, nhưng vì những gì mà ông theo đuổi. Ông không phải là một lực gây rối loạn. Như tôi từng nói nhiều lần trước đây: Nếu kỹ nghệ phá thai, George Soros, hầu hết giới truyền thông chính mạch, các hội thánh không nóng không lạnh, ANTIFA, và Hollywood đứng cùng phía với quý vị, quý vị có chắc chắn là quý vị đang đứng ở phía của lẽ phải không?

Nếu chúng ta cứ trước sau như một theo lối suy nghĩ này cho rằng ủng hộ Tổng Thống Trump làm hại cho việc chia sẻ Tin Lành thì điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đừng nói nghịch lại sự phá thai bởi vì nó làm tổn thương sự chúng ta làm chứng cho những bác sĩ phá thai hay là những cha mẹ phá thai. Có phải là chúng ta không nên nói về ủng hộ sự sống (pro-life) bởi vì nó có thể đụng chạm đến họ? Không, cần phải nói lẽ thật trong tình yêu thương và sau đó trình bày hy vọng cho họ như tôi đã làm trong bài viết “Ngày Tôi Nói Cho Con Gái Của Tôi Biết Về Quyết Định Phá Thai Của Tôi.” Gửi đến hy vọng làm nâng cao tin lành.

Tôi có phải ngừng lại, đừng nói về những sự sa đọa của Hollywood bởi vì nó sẽ đụng chạm đến một nhà sản xuất phim ở Sunset Boulevard? Dĩ nhiên là không. Sự chia sẻ tin lành không vận hành được nếu chúng ta cứ im lặng và chịu khuất phục sự phải đạo chính trị. Nếu quý vị đang bước trên vỏ trứng và dò dẫm từng chữ một làm sao để tránh đụng chạm, lời nói của quý vị sẽ trở nên bất lực thuộc linh. Chúng ta có quá nhiều người khiếp nhược và quá ít những nhà lãnh đạo đầy dẫy Đức Thánh Linh. Như Leonard Ravenhill đã nói, “Chúng ta có quá nhiều con rối trên bục giảng và không đủ các tiên tri.” Tôi không thể nào đồng ý hơn được.

LIỆU NHỮNG CƠ ĐỐC NHÂN “TIẾN BỘ” QUỞ TRÁCH CHÚA GIÊ-XU?

Có phải những Cơ đốc nhân này sẽ bảo Chúa Giê-xu đừng gọi những nhà lãnh đạo tôn giáo những mồ mả tô trắng và những con rắn lục vì điều đó có thể làm hại cho việc Ngài làm chứng cho họ (Ma-thi-ơ 23:23,27. BTTHĐ 2010)? Liệu họ sẽ bảo Chúa Giê-xu đừng nói, “đừng phạm tội nữa, e có điều càng tệ hơn xảy đến cho ngươi chăng” (Giăng 5:14) bởi vì nó sẽ xua đuổi những người nghe Ngài? Có phải họ sẽ cảnh cáo Ngài đừng làm phiền những người nghe khi Ngài dạy, “Đừng sợ những kẻ giết thân thể mà không giết được linh hồn, nhưng thà sợ Đấng có thể hủy diệt cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục” (Ma-thi-ơ 10:28)? Tôi nghĩ là tất cả chúng ta đều biết câu trả lời.

Trong 1 Cô-rinh-tô 9:22, khi Phao-lô nói, “Với những người yếu đuối, tôi trở nên như một người yếu đuối để có thể chinh phục những người yếu đuối,” ông đang tìm cách thích ứng với văn hóa chứ không phải làm yếu đi lẽ thật. Thái độ của chúng ta là không xúc phạm người khác, nhưng lẽ thật sẽ làm. Chúng ta cần quan tâm nhiều hơn về ý Chúa hơn là dư luận. Tôi thật lòng tin rằng sự thiếu can đảm trên bục giảng (và với mọi người) là kết quả của việc không có đủ thời gian riêng tư với Chúa trong khi để cho Lời Chúa ban năng quyền cho chúng ta. Thay vì những khẩu súng thuộc linh được nạp đạn trong phòng cầu nguyện, chúng ta cậy vào những người khiếp nhược thụ động để che dấu sự thiếu can đảm của mình với những lời cuốn hút chính trị và những lý do của thế gian.

Chúng ta phải giảng những lẽ thật khó nói để giải phóng con người. Hội thánh không thể làm ngơ, làm xẹp xuống, hay tránh giảng dạy những điều khó vì chúng có thể đụng chạm. Oswald Chambers nhắc chúng ta rằng “Lời Chúa làm đau thương và phạm đến cho đến khi không còn điều gì còn lại để đau thương và bị xúc phạm.” Tin lành làm đau thương trước khi giúp đỡ; nó kết án trước khi giải phóng. Bỏ đi mọi điều đụng chạm của tin lành là bỏ đi nền tảng rất quan trọng của tin lành.

Mục tiêu của sự giảng dạy là trung thực và trung tín công bố Lời của Đức Chúa Trời, và không lo sợ về “sự thu hút đám đông.” Hội thánh, nhìn tổng thể, có thể quên đi lẽ thật mạch sống này, nhưng điều đó không phải là điều chúng ta phải theo sau. Chúng ta cần “tiến bộ” (“woke”) với những điều của Chúa và “loại bỏ” (“cancel”) sự khờ dại.

 

Ánh Dương

(Lược dịch theo: mychristiandaily.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan