Giết Hại Cơ Đốc Nhân Ở Nigeria

Share

Các vị lãnh đạo Hội thánh ở Nigeria đang kêu cứu cộng đồng quốc tế can thiệp trước điều mà họ gọi là “diệt chủng” do bàn tay của dân du mục quá khích Fulani.

Hiệp Hội Cơ Đốc Nigeria (The Christian Association of Nigeria – viết tắt là CAN) và các vị lãnh đạo hệ phái trong tiểu bang Plateau đã đưa ra lời kêu gọi trong một thông báo báo chí vào tuần đầu tháng 7 vừa qua. Từ tháng 1 năm 2007, sáu ngàn Cơ đốc nhân hầu hết là đàn bà và trẻ em đã bị sát hại, khiến các tổ chức đòi hỏi phải có biện pháp chấm dứt ngay lập tức mọi cuộc tấn công. 

Trong tuyên bố, các vị lãnh đạo Hội thánh kêu gọi chính quyền Nigeria “hãy ngăn cản sự đổ máu vô tội và tránh tình trạng vô chính phủ xảy ra nếu người dân phải đứng ra vũ trang bảo vệ cho chính mình.” Họ cũng lo sợ cuộc chiến có thể lan ra những quốc gia khác trong khu vực.

Cơ Đốc Nhân Nigeria Xuống Đường

Những cuộc tấn công giết phá đã làm bùng nổ lên hàng loạt cuộc biểu tình và chính quyền tiểu bang đã bắt giam Mục sư Isa Nenman, quản nhiệm một Hội thánh ở vùng Jos, khi ông dẫn đầu đoàn biểu tình đến Dinh Thống Đốc tiểu bang Plateau (27 tháng 6). Nenman là Chủ Tịch Vùng Phía Bắc của CAN. Paul Dekete, một trong những người điều phối cuộc biểu tình, trong một cuộc họp báo cho biết Mục sư Nenman “đang bị cảnh sát giam giữ theo lệnh từ Abuja.”

Tin tức cho hay hàng ngàn Cơ đốc nhân mặc đồ đen tuần hành đến Dinh Thống Đốc để phản đối những cuộc tấn công và giết hại. Trước ngày biểu tình, nhiều người đã kiêng ăn và cầu nguyện trong hai ngày. Cuộc tấn công gần nhất xảy ra vào ngày 23 đến 25 tháng 6, giết chết 218 người trong đó có Mục sư Musa Choji và gia đình của ông. Một số người cầm biểu ngữ kêu gọi chính quyền “Công bố Nhóm Du Mục Fulani là khủng bố.” Một số khác, “Hãy lục soát những vùng định cư của Fulani.” Khi Thống Đốc vùng Plateau từ chối gặp đại diện đoàn biểu tình, thì nhiều người phẩn uất cố tìm cách lọt vào dinh, ném đá vào xe và các văn phòng. 

Hiệp Hội Cơ Đốc Nigeria CAN cho biết những cuộc tấn công giết phá xảy ra hàng ngày và chính quyền của Tổng Thống Muhammadu Buhari không hề can thiệp. Buhari là một người theo đạo Hồi và từng là một lãnh đạo quân sự của Fulani. 

Không Phải Là Những Cuộc Tranh Chấp Về Đất Đai

Mặc dù vài cuộc tấn công là do tranh chấp về nơi chăn thả gia súc, tổ chức “Những Cánh Cửa Mở” (Open Doors USA) và “Quan Tâm Cơ Đốc Quốc Tế” (International Christian Concern) cho biết mục tiêu của các cuộc tấn công là Cơ đốc nhân.

Hiệp Hội Cơ Đốc Nigeria công bố: “Chúng tôi bác bỏ những tường trình nói rằng những cuộc tấn công các cộng đồng Cơ đốc trên khắp nước chỉ là những cuộc bạo động tranh chấp đồng cỏ. Chính quyền liên bang đã đi sâu vào sự tuyên truyền dối trá trong khi dùng quyền lực đẩy mạnh chính sách thiết lập các trại chăn nuôi gia súc cho dân du mục Fulani trên những vùng đất có truyền thống tổ tiên canh tác lâu đời.” 

“Làm sao mà gọi được là tranh chấp khi mà một nhóm thì không ngừng tấn công, giết hại, làm tàn phế, phá hủy trong khi nhóm kia cứ bị liên tục tấn công, giết hại và hủy phá nơi thờ phượng của họ. Làm sao có thể nói đó là tranh chấp khi dân du mục săn lùng nông dân ngay trong cộng đồng và làng xóm của họ khiến cho những nông dân phải chạy trốn cho mạng sống của họ?”

Những cuộc tấn công như vậy mà không có biện pháp xử lý khiến cộng đồng mạng bắt đầu phản ứng. 

Đã có nhiều lời chỉ trích sự làm ngơ của tổ chức Liên Hiệp Quốc khi Cơ đốc nhân là nạn nhân của các vụ khủng bố và cướp giết tập thể liên tục ở châu Phi. 

Vào đầu tháng 7 mới đây, khi tổng thống Pháp sang thăm và ký hiệp ước với Nigeria, ông đã không hề có một lời nào về vấn đề này. Mỗi khi có một vụ bạo động ở Pha-lét-tin thì nước Pháp mau chóng lên án Y-sơ-ra-ên nhưng lại im lặng một cách khó hiểu khi hàng ngàn Cơ đốc nhân bị giết hại và chiếm đất.

Cơ đốc nhân chiếm 51.3% dân số Nigeria. Người theo đạo Hồi chiếm 45% và sống tập trung ở vùng phía Bắc và vùng ở giữa đất nước. Chính quyền của Tổng Thống Muhammadu Buhari đang dần dần thay thế người Fulani vào các chức vụ lãnh đạo an ninh và công quyền. Người ta có thể thấy rõ là ông đang thiết lập một hệ thống chính quyền Hồi Giáo.

Tổ chức “Những Cánh Cửa Mở” xếp Nigeria vào hàng thứ 14 trong danh sách những nước có Cơ đốc nhân bị bắt bớ dữ dội nhất.

 

Ánh Dương

(Lược dịch theo: churchleaders.com)

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan