HAMAS LÀ AI?  P.7: CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CHIẾN TRANH LÀ GÌ?

Share

Tổng thống Biden đã nhấn mạnh rằng Israel cần tuân thủ “luật chiến tranh”.  Luật này là gì?

Các quy luật chiến tranh mà Tổng thống Biden đang đề cập đến được gọi là “Luật Nhân đạo Quốc tế” (International Humanitarian Law, viết tắt IHL). Cốt lõi của IHL là Công ước Geneva, một bộ quy luật cho chiến tranh được bàn thảo ra sau Thế chiến thứ hai.

IHL cố gắng đạt được sự cân bằng giữa sự cần thiết phải đánh bại đối thủ bằng cách giành chiến thắng trong chiến tranh và mặt khác hạn chế những tan thương không cần thiết. IHL dựa trên cách hiểu của phương Tây (tức là Do Thái giáo-Cơ đốc giáo) về khái niệm ‘chiến tranh có chính nghĩa’.

Các quy tắc IHL dựa trên sự phân biệt cơ bản giữa thường dân và những người chiến đấu hay chiến binh (combatant). Chúng đòi hỏi rằng hành động quân sự phải luôn nhắm vào việc chống lại các chiến binh, không bao giờ chống lại dân thường; thường dân phải luôn kiềm chế không tham gia chiến đấu; và các chiến binh nên hành động theo cách giảm thiểu tổn hại dân sự (bao gồm sinh mạng và cơ sở vật chất dân sự), ví dụ như không sử dụng dân thường và các

cơ sở dân sự (như là trường học, nhà thương, nơi thờ phượng vv…)  làm lá chắn cho chiến binh và các mục tiêu quân sự, và khi tấn công các mục tiêu quân sự, hãy thực hiện việc này

theo cách tối thiểu hóa mức thương vong dân sự không tương xứng.

Các quy luật của IHL cũng quy định rằng nếu một chiến binh bị bắt làm tù binh, anh ta (hoặc cô ta) không thể bị giết vì là một chiến binh, nhưng phải được đối xử nhân đạo, theo cách phù hợp với các quyền do IHL xác định.

Hãy xem xét một ví dụ. Nếu Israel muốn tiêu diệt một thủ lĩnh quân sự của Hamas bằng một cuộc không kích, trước tiên họ phải cân nhắc hậu quả tác động có thể xảy ra đối với dân thường, thực hiện theo cách giảm thiểu tối đa tác động và kiềm chế tiến hành nếu thương vong dân sự sẽ không tương xứng với lợi thế quân sự đạt được.

Nếu một bên cố gắng tuân theo các quy tắc IHL trong khi bên kia bác bỏ các quy tắc tương tự này thì bên bác bỏ các quy tắc đó sẽ có lợi thế trong trận chiến. Việc đánh bại kẻ thù của bạn sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu bạn không phải tính đến tổn thất dân sự.

Hãy xem xét ví dụ của Mariupol. Khi người Nga đang bao vây Mariupol, cố gắng loại bỏ những lính thủy quân lục chiến Ukraine cuối cùng còn sót lại, trong một thời gian, họ không cho phép hành lang nhân đạo nào cho dân thường trốn thoát.

Tại sao xảy ra điều này?

Rất có thể là vì càng có nhiều dân thường ở lại, lương thực của người Ukraine càng nhanh chóng được sử dụng hết và các chiến binh của họ sẽ buộc phải đầu hàng càng nhanh hơn. Mặc dù các quy tắc của IHL cấm bỏ đói kẻ thù của khi dân thường bị ảnh hưởng, nhưng một giải pháp khác thay thế cho quy luật này sẽ có thể làm cho có thêm nhiều binh sĩ Nga thiệt mạng trong các cuộc tấn công vào các vị trí được phòng thủ kiên cố của quân Ukraine. Phải tốn bao nhiêu máu theo luật lệ chiến tranh?

Trên thực tế, trong tất cả các cuộc chiến tranh trên thế giới trong thế kỷ qua, luật chiến tranh được coi trọng ở chỗ vi phạm hơn là ở việc tuân thủ. Ví dụ, trong Thế chiến thứ hai, cả lực lượng không quân của Anh và Mỹ đã thực hiện các cuộc tấn công ném bom gây cháy trên diện rộng nhằm vào các khu vực đô thị của Đức và Nhật Bản. Những cuộc tấn công này đã giết chết hàng trăm ngàn thường dân. Quân Đồng minh làm điều này vì họ tin rằng nó sẽ giúp họ giành chiến thắng.

Điều quan trọng cần phải hiểu là Hamas hoàn toàn bác bỏ khuôn khổ IHL. Hơn thế nữa, nó còn biết cách khai thác cam kết tuân theo những quy định như vậy của Israel. Nhưng điều này không có nghĩa là Hamas không có quy luật: cam kết của họ với đạo Hồi ngụ ý rằng họ buộc phải tuân theo các quy tắc chiến tranh của đạo Hồi, nhưng những quy tắc này hoàn toàn khác với IHL.

Điểm khác biệt chính là sự khác biệt cơ bản mà các quy tắc chiến tranh của Hồi giáo tạo ra không phải là giữa người tham chiến và người không tham chiến, mà là giữa một bên là đàn ông trưởng thành và một bên là phụ nữ và trẻ em. Ngược lại với các quy định của IHL, luật Hồi giáo cho phép giết bất kỳ đàn ông nào – dù là chiến binh hay không – bị bắt làm tù binh, và luật này coi tù nhân từ kẻ thù, dù là đàn ông, phụ nữ hay trẻ em, đều là nô lệ có thể bị mua bán. (ISIS tự hào làm điều này với các tù nhân của mình ở Iraq và Syria).

Luật Hồi giáo cũng cho phép người bắt giữ tù nhân cưỡng hiếp phụ nữ bị giam cầm và bắt trẻ em bị bắt làm nô lệ, và những người này có thể được giữ và nuôi dưỡng như người Hồi giáo. (Nguồn binh sĩ của đạo Hồi trong lịch sử Hồi giáo là những cậu bé bị bắt làm nô lệ, bị bắt làm tù binh, sau đó bị cưỡng bức cải đạo và được nuôi dưỡng để trở thành chiến binh.)

Hơn nữa, chiến lược quân sự của Hồi giáo luôn chấp thuận việc bắt giữ con tin và sử dụng họ làm quân bài mặc cả: đe dọa giết họ, đề nghị trao đổi con tin hay tù nhân với phía bên kia,  hoặc đổi lấy tiền chuộc để tài trợ cho thánh chiến. Tất cả điều này được quy định bởi Luật Sharia.

Hãy xem xét tình huống này. Hai người đàn ông tham gia vào một cuộc đọ súng, một người là Jihad (người hồi giáo thánh chiến) và một kẻ ngoại đạo đã được dạy tuân theo các quy tắc IHL. Chiến binh thánh chiến biết rằng nếu anh ta bị thương hoặc nghĩ rằng mình đang thua cuộc, tất cả những gì anh ta phải làm là vứt vũ khí xuống và giơ tay ra ngoài. Các quy tắc giao chiến IHL của kẻ ngoại đạo có nghĩa là kẻ đó phải bắt tù nhân thánh chiến mà không làm tổn hại anh ta thêm. Nhưng nếu kẻ ngoại đạo đầu hàng, quy tắc giao chiến của Sharia sẽ cho phép chiến binh thánh chiến bắn chết hắn ngay tại chỗ.

Khi một bên chiến đấu theo quy luật IHL và bên kia chiến đấu trong cuộc chiến diệt chủng theo quy luật Sharia, kết quả sẽ là một cuộc chiến bất cân xứng, trong đó một bên có nhiều lựa chọn mà bên kia không có được. Một bên có thể giết, bắt làm nô lệ và hãm hiếp, trong khi bên kia bị buộc phải đối xử nhân đạo với những người bị bắt. Một bên có thể sử dụng các cuộc tấn công khủng bố vào dân thường, trong khi bên kia bị giới hạn chỉ nhắm vào các chiến binh kẻ thù.

Tất nhiên, Hamas hoàn toàn nhận thức được những hạn chế mà IDF (Quân đội Israel) đặt ra trong các quy luật nổ súng của mình. Thật sự là các nhà lãnh đạo Hamas coi việc đấu tranh theo quy định của IHL là dấu hiệu của sự yếu kém.

Thêm vào sự bất bình đẳng này là thực tế rằng cuộc chiến với Hamas không phải là cuộc tranh giành đất đai mà là cuộc đấu tranh sinh tồn chống lại kẻ thù diệt chủng. Nếu Hamas hạ vũ khí, nó sẽ đưa đến hòa bình. Nếu người Israel hạ vũ khí, một cuộc thảm sát lớn người Do Thái sẽ xảy ra.

Làm thế nào để giải thích các vụ giết người, hãm hiếp, bắt cóc người làm con tinvà giết trẻ em của Hamas? Những hành động như vậy có được Hồi giáo cho phép không?

Như đã trình bày ở trên, luật lệ của đạo Hồi cho phép đàn ông bị giết, phụ nữ và trẻ em bị bắt làm nô lệ. Việc sử dụng phụ nữ bị giam giữ làm nô lệ tình dục được cho phép. Mặc dù về nguyên tắc, việc giết trẻ em hoặc phụ nữ không được phép trong luật Sharia, nhưng việc cấm giết phụ nữ và trẻ em không phải là tuyệt đối, và các luật gia Hồi giáo đã đưa ra các ngoại lệ theo ngữ cảnh. Ibn Taymiyya (mất năm 1328 CN) đã viết,

“Một số (luật sư) cho rằng tất cả họ có thể bị giết, chỉ với lý do họ là những người không có đức tin, nhưng họ ngoại lệ đối với phụ nữ và trẻ em vì họ là tài sản của người Hồi giáo.”

Mặc dù đúng là luật Hồi giáo cấm giết hại phụ nữ và trẻ em nhưng trên thực tế, điều này đã xảy ra nhiều lần trong các cuộc chiến tranh của người Hồi giáo và khi xảy ra, thủ phạm không bị trừng phạt. Hơn nữa, nhiều phán quyết của các học giả Hồi giáo đương thời đã cho phép các cuộc tấn công “tử vì đạo” nhằm vào người Israel, trong đó đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị nhắm mục tiêu một cách bừa bãi.

Luật chiến tranh theo Hồi giáo có thể rất linh hoạt. Al-Qaida cũng tìm ra cách biện minh cho việc giết phụ nữ trong vụ đánh bom 11-9, trên cơ sở có đi có lại, trích dẫn Sura 2:194, trong đó yêu cầu người Hồi giáo tấn công kẻ thù “như hắn đã tấn công bạn”. Al-Qaida lập luận rằng người Mỹ có thể bị giết một cách bừa bãi vì Mỹ ủng hộ Israel và Israel đã giết hại phụ nữ và trẻ em Palestine bằng bom. Chắc chắn rằng Hamas sẽ cung cấp cho các chiến binh của mình những lập luận tương tự khi cử họ vào Israel vào ngày 7 tháng 10.

Trong những hoàn cảnh hiện tại, ‘phản ứng tương xứng’ nghĩa là gì?

Trong nhiều thập kỷ, Israel đã theo đuổi chính sách răn đe, điều đó có nghĩa là sau các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào người Israel, sẽ có một cuộc trả đũa bằng bạo lực để ngăn chặn các cuộc tấn công trong tương lai. Ý tưởng ngăn chặn này khác với các hành động trả đũa, trong đó một bên gây ra thương vong cho bên kia, như một sự trả thù ăn miếng trả miếng.

Có vẻ như kế hoạch xâm chiếm Gaza hiện tại của Israel không nhằm mục đích răn đe. Mục đích chiến lược bây giờ không phải là ngăn cản Hamas giết người Israel, cũng không phải để trả thù mà là đánh bại Hamas và tiêu diệt hoàn toàn. Mục đích của cuộc tấn công này không phải là trả thù hay răn đe mà là chiến thắng.

Dưới góc độ này, câu hỏi được đặt ra về trận chiến ở Gaza không phải là “Đây có phải là một biện pháp ngăn chặn tương xứng không?” mà là: “Đây có phải là con đường tốt nhất và ít tốn kém nhất để đi đến chiến thắng?” hoặc: “Cuộc chiến tranh giành chiến thắng này có phải là một phản ứng tương xứng trước mối đe dọa đáng tin cậy về chủ trương diệt chủng Israel của Hamas không?”

 

(CÒN TIẾP)

___

 

 

 

Lược dịch:  Ngọc Nga (BBT)

Nguồn: https://dailydeclaration.org.au

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan