Phán quyết của Tòa Thượng Thẩm Liên Bang Úc tha bổng Hồng Y Pell cho thấy rõ có những câu hỏi nghiêm trọng về công lý và sự thật. Nếu chúng ta thật sự quan tâm – về mọi người, cho dù là nạn nhân hay bị cáo – chúng ta sẽ phải muốn hệ thống công lý, những lãnh đạo và xã hội của chúng ta đánh giá sự thật lên trên tất cả mọi điều khác.
Tòa Thượng Thẩm Liên Bang đã quyết định tha bổng Hồng Y George Pell với tỷ số 7/7.
Sự tha bổng này không phải là kết quả của sai sót kỹ thuật pháp lý. Ông không thể thoát khỏi một bản án chỉ vì có sai sót kỹ thuật. Nếu có sai sót kỹ thuật, hầu như chắc chắn là vụ án sẽ được trao lại cho Tòa Kháng Án Tiểu Bang Victoria xét lại. Nhưng đây là quyết định đa số tuyệt đối của 7 thẩm phán tòa thượng thẩm liên bang.
Quyết định này rất rõ ràng, xác quyết, sắc bén và đầy thẩm quyền; và nó cho thấy rõ một tầm vóc sâu rộng của những lỗi lầm về cả sự kiện lẫn luật pháp. Đây là một khiển trách của Tòa Thượng Thẩm Liên Bang đối với Tòa Kháng Án Tiểu Bang Victoria, và nó giải quyết những sai phạm nghiêm trọng của tòa này.
Tòa Thượng Thẩm Liên Bang phán quyết rằng đã có “một khả năng rất lớn là một người vô tội đã bị kết án”. Tại sao? Bởi vì “chứng cớ buộc tội không cho thấy có tội theo tiêu chuẩn chứng cớ”.
Đây là điểm mấu chốt xuyên suốt toàn bộ tiến trình xét án. Nó dựa trên sự kiện là tội phải được xác định cao hơn mức đáng nghi dưới sự soi sáng của tất cả các bằng chứng, và đó là tiêu chuẩn xác chứng tội.
Tòa Thượng Thẩm Liên Bang nói rằng bồi thẩm đoàn (của phiên tòa dưới) đáng lẽ phải “tán thưởng” những nghi ngờ dưới ánh sáng của tất cả các bằng chứng. Đây là một tuyên bố rất mạnh.
Nhưng thêm một lời tuyên bố rất lớn khác nửa là Tòa Kháng Án Tiểu Bang Victoria cũng phải “tán thưởng” như vậy.
Bảy thẩm phán của Tòa Thượng Thẩm Liên Bang nói rằng các chánh án của Tòa Kháng Án “đã lập luận để kết luận tội của bị cáo bằng cách bỏ qua một tập hợp các bằng chứng sống động khiến phải nghi ngờ kết luận đó.”
Lời lẽ rất mạnh phải không?
Hồng Y Pell Bị Tố Cáo Tội Gì?
Cáo buộc là như sau. Nó xảy ra trong buổi Lễ Chúa Nhật Long Trọng vào ngày 15 hay 22 tháng 12 năm 1996 tại Vương Cung Thánh Đường St. Patrick ở Meloburne, là ngày Giám Mục George Pell được tấn phong chức vụ Hồng Y.
Khi thánh lễ chấm dứt, và ca đoàn cùng những người phục vụ theo nghi thức lễ diễn hành tới cửa chính thì vào lúc đó Hồng Y Pell cùng người MC, Charles Portell, sẽ theo nghi lễ dừng lại khoảng 10 đến 30 phút để chào hỏi những người dự lễ.
Cáo buộc cho rằng, trong ngày đó, ông đã rời khỏi đoàn diễn hành, hay chấm dứt sớm phần nghi lễ của ông để có thể hành động phạm tội.
Ca đoàn và những người phục vụ, theo nghi thức diễn lễ, tiếp tục tiến ra phía trước và đi quanh phía hông của vương cung thánh đường đến phần phía sau là nơi họ vào những căn phòng mà ca đoàn, các linh mục và những người khác sẽ cởi và cất các áo lễ, và những đồ dùng cho buổi lễ thờ phượng sẽ được làm sạch và cất đi – đây là chỗ bận rộn.
Vào lúc đó, có hai em trong ca đoàn không làm theo trình tự này và tách ra khỏi đoàn diễn lễ, để vào trong những cái phòng đó. Trong một trong những căn phòng này, phòng thánh của các tu sĩ, họ bất ngờ gặp Hồng Y Pell, và ông hãm hiếp họ trong 6 phút.
Một trong hai em này là người tố cáo Hồng Y Pell vào 24 năm sau.
Bồi thẩm đoàn cho là người tố cáo, trong sự hồi tưởng lại những diễn tiến, là xác thực. Và Tòa Kháng Án đồng ý, và đó là lý do tại sao trường hợp này phải kết thúc ở Tòa Thượng Thẩm Liên Bang Úc Châu.
Nhưng Tòa Thượng Thẩm Liên Bang đã chỉ ra rất rõ và mạnh mẽ rằng người được cho là nạn nhân không phải là nhân chứng đáng tin duy nhất. Thật sự là đã có một số đông những nhân chứng được kể là trung thực, xác quyết và đáng tin, và không thể thách thức được.
Đó là điểm quan trọng: không thể thách thức được.
Đã có những nhân chứng như vậy như: Charles Portelli (Hướng dẫn chương trình), Max Potter (Phụ lễ và đi cùng Hồng Y Pell để giúp thay áo lễ), Daniel McGlone và Jeffrey Connor (Phục vụ); Peter Finnegan (Ca đoàn trưởng); cùng Anthony Nathan, Luciano Parisi, Andrew La Greca, Rodney Dearing, David Dearing, (các Ca đoàn viên); Dr Cox (Phụ tá, đàn phong cầm) và nhiều người khác. Một số trong những người này có một ghi nhớ đặc biệt vì đó là ngày Lễ Tấn Phong chức vụ Hồng Y cho Giám Mục George Pell ở Vương Cung Thánh Đường St Patrick.
Tòa Thượng Thẩm nhận xét rằng những nhân chứng này tỏ ra trước sau như một và những lời khai của họ hổ trợ lẫn nhau rất đáng kể. Sự trung thực của họ không thể bị đặt câu hỏi, và Tòa Thượng Thẩm gọi những lời khai của họ là một “tập thể bằng chứng mạnh mẽ”.
Những điều “Tập thể bằng chứng này” cho thấy?
Trước hết, Hồng Y Pell luôn luôn dừng lại ở cửa chính của vương cung thánh đường để nói chuyện với những người dự lễ, không bao giờ ít hơn 10 phút và thường là dài hơn. Cần nhớ rằng đây là hai buổi lễ đặc biệt và long trọng ở St. Patrick, và đặc biệt là ông phải có mặt ở đó.
Thứ hai, Hồng Y Pell luôn luôn có người đi cùng trong thánh đường. Nghi thức lễ không thể cho phép ông một mình, đặc biệt khi mặc và cởi áo lễ, và ông phải được đi kèm đến nơi thay áo lễ vì đó là nghi thức và diễn trình của buổi lễ. Tất cả những phần này là công việc của Charles Portelli.
Thứ ba, nơi để đồ thánh vào lúc mà những hành động phạm tội xảy ra là một chỗ bận rộn đầy những hoạt động, với nhiều người ra vào và nhiều người đang có việc liên hệ.
Tòa Thượng Thẩm xét rằng những nghi lễ tôn giáo theo sau những nghi thức trang trọng và không thể bỏ qua. Ký ức của những nhân chứng, trong một số trường hợp rất rõ, trong đó có cả một người giới thiệu mẹ của mình cho Hồng Pell trong một trong hai Chúa Nhật đó khi Hồng Y Pell chào hỏi những người dự lễ.
Tòa cũng ghi chú rằng nếu nạn nhân đã tách ra khỏi diễn trình như đã khai thì thực tế là họ sẽ vào phòng để đồ thánh sau khi những người phục vụ đã có mặt ở đó, vì những người phục vụ phải đi một chặng đường dài hơn. Chắc chắn là không có được sáu phút để cho vụ việc xảy ra.
Vậy thì việc kết tội được lập nên theo tiêu chuẩn “cao hơn sự nghi ngờ hợp lý dưới ánh sáng của bằng chứng”?
Tòa Thượng Thẩm đã nói, “Chắc chắn là không.”
Nếu chúng ta quan tâm về công lý, đây là điều giúp chúng ta: trường hợp này có ý nghĩa gì nếu nó vẫn được chấp thuận?
Chỉ đơn độc một nhân chứng của hơn 20 năm; không có bằng chứng nào khác hỗ trợ, những điểm bất nhất trong lời khai của nhân chứng đó; việc không thể giải thích được khả năng tội phạm xảy ra. Điều gì đang diễn ra nếu bấy nhiêu đó là đủ để đưa một người vào tù trong giai đoạn đời sống của người đó đang ở tình trạng tốt nhất và hủy hoại đi người đó trong mọi cách thực tế?
Tại sao cảnh sát và công tố viên không có bằng chứng cần và đủ để đưa ra tòa? Tại sao Tòa Sơ Thẩm và Tòa Kháng Án chẳng những đã không đòi hỏi công tố viên làm như vậy mà còn dựa vào đó để kết tội? Tại sao cả một hệ thống công lý tiểu bang từ cảnh sát, công tố viên đến Tòa Sơ Thẩm và Tòa Kháng Án đồng loạt bỏ qua nguyên tắc phải có những bằng chứng cần và đủ để đưa ra tòa mà buộc tội mà vẫn có thể buộc tội?
Ờ đây hoàn toàn không có công lý.
Trong vụ án này rõ ràng là đã không có sự tìm kiếm và giữ gìn công lý. Nó không thể được cho phép như là một tiền lệ. Nếu nó đã được cho phép, thì sẽ không một ai được bảo vệ khỏi sự phán quyết và tù giam sai lạc. Tiêu chuẩn về chứng cớ kết tội quá thấp đến mức không thể chấp nhận được.
Cái trái hư thối này khởi đầu từ những gốc rể hư thối …
Cảnh sát tiểu bang Victoria, không hề nhận được lời cáo buộc hay bằng chứng, đã khởi đầu một chiến dịch gọi là “Chiến Dịch Buộc Cương” vào năm 2013. Đây là một đội đặc nhiệm được thiết kế để tìm tội ác và tìm người tố cáo Hồng Y Pell, dù biết là cả hai điều này không hiện hữu. Nó được làm như vậy dựa trên giả sử là tội như vậy đã xảy ra, và đây điều hết sức khác thường.
Vào tháng 12 năm 2015, Cảnh Sát Victoria đã thực sự quảng cáo kêu gọi những nạn nhân hãy lên tiếng. Một mẫu quảng cáo trên tờ Guardian vào này 23 tháng 12 có đề tựa “Cảnh Sát Victoria tìm kiếm nạn nhân bị tấn công tình dục ở Vương Cung Thánh Đường St Patrick.”
Tại Tòa Sơ Thẩm năm 2018, Trạng sư Robert Richter hỏi Thám Tử Trưởng Paul Sheridan về chiến dịch này, “Đây là chiến dịch bắt Pell, có phải không?” Sheridan trả lời, “Tôi đoán là ông có thể dùng từ ngữ theo cách ông muốn nhưng tôi không dùng từ ngữ theo cách đó.”
Thế là cảnh sát Victoria tìm ra người tố cáo của họ và đưa Hồng Y Pell ra tòa mà không có thêm những chứng cớ khác và mặc dù đã phỏng vấn tất cả những người (làm chứng về Hồng Y Pell) mà lời chứng của họ được Tòa Thượng Thẩm xem là thuyết phục.
Về phía người được gọi là nạn nhân: chúng ta không biết ông ta là hay không phải là một nạn nhân của sự xâm phạm tình dục. Có thể ông ta là nạn nhân. Nhưng chắc chắn ông ta là nạn nhân của một chiến dịch xấu xa của cảnh sát, để phóng đại lên nỗi đau của ông ta bằng cách kéo ông ta vào một vụ săn bắt kết tội vô cớ trong một vụ án không thể “sóng sót” khi được đưa đến cho Tòa Thượng Thẩm Liên Bang xét xử.
Có điều gì đó sai lầm trong Tiểu Bang Victoria.
Đây là tiểu bang mà lực lượng cảnh sát đòi những nạn nhân của những vụ biểu tình bạo động như Lauren Southern đóng $60,000 AUD cho chi phí cảnh sát bảo vệ. Xin chú ý họ không bắt phạt những người biểu tình bạo động nhưng tính tiền chi phí bảo vệ cho người bị biểu tình bạo động tấn công.
Đây là tiểu bang mà lực lượng cảnh sát từ chối cho có đủ sự bảo vệ cho Liên Hiệp Cơ Đốc Nhân Úc Châu (Australian Christian League, ACL) trước những người biểu tình bạo động. Martyn Iles đã đứng ở hiện trường nơi bị biểu tình bạo động chống phá, và yêu cầu các viên chức cảnh sát làm điều gì đó để ngăn cản những người biểu tình bạo động xâm nhập vào nơi họp hay ngăn cản người vào dự buổi họp. Và họ không làm gì hết.
Để rồi sau đó khi ACL tìm cách khiếu nại, họ còn hăm dọa buộc tội những người ủng hộ ACL với tội tấn công, bởi vì những người ủng hộ chúng tôi phải xô đẩy qua đám đông để ra khỏi hoặc vào trong cửa phòng. Họ không làm gì hơn chuyện đó.
Đây là tiểu bang mà Thủ Hiến Daniel Andrews tuyên bố báo chí rằng
“Tôi không bình luận về quyết định của Tòa Thượng Thẩm Liên Bang.
Nhưng tôi có một sứ điệp cho mỗi một nạn nhân và kẻ sống sót của sự lạm dụng tình dục trẻ em.
Tôi thấy quý vị
Tôi nghe quý vị
Tôi tin quý vị.”
Dĩ nhiên là ông đang bình luận về quyết định trong ngày hôm đó về Hồng Y Pell – cho dù ông ta nói rằng ông ta không.
Một lời tố cáo không phải là một sự kiện đã được chứng thực. Hệ thống công lý hiện hữu để tìm ra sự thực, không dựa trên ai đó nói điều gì, hay ai đó cho rằng họ là nạn nhân, hay ai đó là gì, nhưng dựa trên những gì có thể được chứng minh là đã thật sự xảy ra.
Và tiểu bang Victoria đang hư thối từ cái đầu, với một Thủ Hiến làm mạnh mẽ một quan điểm về công lý không dựa trên sự thực về những hành động của một người, nhưng dựa trên họ là ai.
Những ai sẽ là những nạn nhân ở đây?
Lauren Southern – bởi vì bà này có quan điểm “cánh hữu”?
Những người ủng hộ ACL – bởi vì họ là những Cơ đốc nhân?
Hồng Y Pell – bởi vì ông là một chức sắc Công Giáo chống phá thai, đồng tính, đổi giới tính v.v?
Những chuyện gì đang xảy ra đây?
Khi công lý được thiết lập dựa trên “lý lịch” và không dựa trên sự thật thì đó không phải là công lý.
Ê-sai 59:14 nói, “vì lẽ thật vấp-ngã giữa đường-phố.”. Kết quả là gì?
Điều đầu tiên là sự công chính không thể vào. Không có sự thật về điều đúng và sai. Thế thì những gì xảy ra kế đó? Công lý bị đảo lộn, bởi vì quý vị không có điều đúng và sai thì làm sao mà quý vị có thể quyết định ai đã làm đúng và ai đã làm sai?
Vậy là không có công lý.
Và đó là điều nghiêm trọng ở đây. Hãy so sánh lời tuyên bố của Hồng Y Pell, được tỏ ra sau khi được tha bổng:
Tôi không giữ ác cảm với người tố cáo tôi. Tôi không muốn tuyên phán tha bổng cho tôi làm có thêm những tổn thương và cay đắng mà rất nhiều người cảm xúc; đã có đủ tổn thương và cay đắng rồi.
Tuy nhiên vụ án của tôi không phải là một trưng cầu ý kiến về Hội Thánh Công Giáo; cũng không phải là một trưng cầu ý kiến về cách các giới chức thẩm quyền Hội Thánh ở Úc đối phó với nạn xâm phạm tình dục trẻ em trong Hội Thánh.
Điểm đáng nói là tôi đã có hay không có phạm những tội lỗi kinh tởm này, và tôi đã không.
Và ông tiếp tục nói, và đây thật sự là điểm trọng tâm:
Nền tảng duy nhất cho một sự chữa lành lâu dài là sự thật và nền tảng duy nhất cho công lý là sự thật, bởi vì công lý có nghĩa là sự thật cho tất cả mọi người.
Không có nguyên tắc vượt thời gian đó, công lý sẽ được thực thi dựa trên lai lịch, niềm tin, cái nhìn bề ngoài, những suy xét và thành kiến, mà không dựa trên sự thật về những gì con người đã thật sự làm.
Và nếu chúng ta tiến đến tình trạng đó, sẽ không có công lý gì cả.
Nguyễn Trọng
Viết theo tổng hợp các tài liệu:
1/ Đặc biệt chính yếu là dịch là hiệu đính từ Martyn Iles, Cardinal Pell’s acquittal: a consideration of justice and truth
2/ Các phỏng vấn của Skynews:
— Full Cardinal George Pell interview with Andrew Bolt,
— George Pell ‘witch hunt’ was ‘the greatest miscarriage of justice’: Andrew Bolt
— Cardinal Pell Became The Scapegoat Of His Church
— Rules of Law Was Not Extend To George Pell
3/ Văn bản phán quyết của Tòa Thượng Thẩm Liên Bang Úc, PELL v THE QUEEN[2020] HCA 12