Hệ Thống Miễn Dịch Của Bạn Mạnh Hơn Cả Vaccine!

Share

Điều Nên Làm Để Tăng Cường Khả Năng Miễn Dịch

pastedGraphic.png
Lý do vaccine có thể chống lại COVID-19 (virus corona) là vì nó dựa vào hệ thống miễn dịch của chính cơ thể bạn. (Ảnh: Shutterstock)

Dịch bệnh COVID-19 (virus corona) đã lan ra toàn cầu được hơn một năm, và tình hình vẫn còn nghiêm trọng. Hầu hết mọi người đều đặt hy vọng vào vaccine. Kỳ thực, lý do vaccine có thể chống lại COVID-19 là vì nó dựa vào hệ thống miễn dịch của chính cơ thể bạn.

Hệ thống miễn dịch của bạn có bốn hàng rào bảo vệ, có thể ngăn chặn và tiêu diệt virus Corona

Hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn là một hệ thống thông minh và hoàn chỉnh trong việc kháng lại virus. Nó có tổng cộng bốn tầng bảo vệ, mỗi tầng đều có thể ngăn chặn virus xâm nhập vào vào cơ thể.

Hàng rào bảo vệ đầu tiên: mũi, họng

Hàng rào vật lý là hàng rào đầu tiên của hệ thống miễn dịch, da và chất nhờn trên cơ thể sẽ bài trừ sự xâm nhập của hầu hết các vi khuẩn, virus và các vi sinh vật khác.

Còn đối với loại virus lây qua đường hô hấp như virus corona, mũi và họng đóng vai trò là rào cản chính.

Khi COVID-19 bay vào khoang mũi, lông mũi và lông mao mũi (lông trên niêm mạc mũi) sẽ chặn một phần virus lại, sau đó dịch nhầy trong mũi sẽ dính lấy virus, rồi thông qua hắt hơi để đẩy ra ngoài.

Khi bạn mở miệng để nói, hít thở hoặc ăn thức ăn bị nhiễm virus Corona, chất nhầy trong cổ họng của bạn sẽ bao bọc lấy virus, sau đó bài tiết ra ngoài qua ho và đờm.

Ở những vùng có dịch nặng, trong không khí chứa nhiều virus, lúc này ngoài khẩu trang ra, lông mũi, nước mũi và dịch đờm khởi tác dụng rất lớn.

pastedGraphic_1.png
Hàng rào đầu tiên và hàng rào thứ hai chống lại COVID-19 của hệ miễn dịch. (Ảnh: Sức khỏe 1 + 1 / Epoch Times)

Hàng rào bảo vệ thứ hai: tế bào thượng bì

Virus Corona sau khi thoát khỏi hàng rào vật lý, kế tiếp sẽ đụng phải các tế bào thượng bì.

Tế bào thượng bì là lớp tế bào ngoài cùng nhất, bao phủ bề mặt của khoang mũi, họng, khí quản, phế quản và phổi, vân vân.

Virus Corona chủ yếu tấn công các tế bào thượng bì của đường hô hấp (bao gồm phế quản và phổi). Khi virus xâm nhập vào các tế bào thượng bì, các tế bào thượng bì tiết ra một vũ khí rất mạnh – “interferon”. Interferon là một chất kháng virus quan trọng, có thể tăng cường khả năng kháng virus của các tế bào thượng bì, ức chế và giảm thiểu sự sinh sản và lây lan của virus.

Nếu hệ thống miễn dịch của bạn đủ mạnh, virus sẽ bị xóa sổ hoàn toàn tại đây.

Hàng rào bảo vệ thứ ba: miễn dịch bẩm sinh

Nếu virus vẫn chưa bị loại bỏ hoàn toàn, thì hệ thống miễn dịch bẩm sinh của bạn sẽ được kích hoạt. Đây là khả năng miễn dịch mà bạn sinh ra đã có.

Một số lượng lớn các tế bào miễn dịch chịu trách nhiệm thực bào của hàng rào miễn dịch bẩm sinh, chẳng hạn như đại thực bào và tế bào NK, vân vân . . . sẽ bắt đầu loại bỏ virus Corona. Ngoài các tế bào miễn dịch, bổ thể trong thể dịch cũng tham gia trận chiến.

Đặc điểm của miễn dịch bẩm sinh là phản ứng nhanh chóng và tấn công ngay lập tức, nhưng không thể duy trì trong thời gian dài.

Nếu hệ thống miễn dịch bẩm sinh không thể ngăn chặn được virus, nó sẽ thông báo cho hệ thống miễn dịch thu được – cũng là tuyến phòng thủ mạnh mẽ và cuối cùng của bạn.

pastedGraphic_2.png
Hàng rào thứ ba (miễn dịch bẩm sinh) và hàng rào thứ tư (miễn dịch thu được) của hệ thống miễn dịch chống lại virus Trung Cộng. (Ảnh: Sức khỏe 1 + 1 / Epoch Times)

Hàng rào bảo vệ thứ tư: miễn dịch thu được

Tại sao gọi là miễn dịch thu được? Vì nó có thể lưu trữ ký ức và kinh nghiệm. Mỗi loại virus đều có hình dáng bên ngoài. Trên bề mặt của virus Corona có các phần nhô ra, tương đương với “khuôn mặt” của nó. Các tế bào miễn dịch thu được có thể ghi nhớ khuôn mặt này. Giả sử lần đầu tiên gặp phải virus Corona, lực tấn công virus là 6, thì lần thứ hai gặp lại, lực tấn công virus có thể lên tới 9 (con số này chỉ là mang tính minh họa)

Có hai tế bào quan trọng trong miễn dịch thu được, đó là tế bào T và tế bào B. Tế bào B chịu trách nhiệm sản xuất các kháng thể, có thể liên kết đặc hiệu với virus Corona, virus sau khi liên kết với kháng thể rồi sẽ bị loại bỏ. Tế bào T phụ trách tiêu diệt các tế bào đã bị nhiễm virus, ngăn không cho virus nhân lên và lây lan trong cơ thể.

Chúng hợp lực cùng nhau để tiêu diệt virus Corona, và cuối cùng, “xác” của virus sẽ bị đại thực bào nuốt chửng.

Nơi vaccine khởi tác dụng chống lại virus Corona chính là ở hàng rào bảo vệ thứ tư.

Vậy, vaccine chống lại virus Corona như thế nào?

Vaccine tác động lên một phần của hệ thống miễn dịch của bạn, đó là phần “tế bào B sản xuất kháng thể” (cũng có một lượng nhỏ tác động lên tế bào T).

Như đã đề cập trước đó, các tế bào B sản xuất kháng thể bằng cách ghi nhớ khuôn mặt của virus. Và vaccine là gì? Vaccine tương đương với một loại “virus mô phỏng”, mô phỏng các bộ phận quan trọng trên toàn bộ khuôn mặt của virus, chẳng hạn như “mắt và mũi”, để các tế bào B có thể ghi nhớ và tạo ra kháng thể. Bằng cách này, vào lần tiếp theo khi bạn bị nhiễm “virus thật”, các kháng thể sẽ được triển khai.

Nói cách khác, vaccine giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn thực hiện một lần “diễn tập” trước khi cơ thể bị nhiễm virus thực sự.

Hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn mạnh hơn cả vaccine

Rất nhiều người coi vaccine là chìa khóa vạn năng, nghĩ rằng sau khi chích vaccine thì phòng bệnh được rồi, từ đó không chú ý đến các biện pháp bảo vệ hoặc bỏ qua việc tăng cường khả năng miễn dịch của bản thân. Trên thực tế, hệ thống miễn dịch của bạn khởi tác dụng còn then chốt hơn cả vaccine.

1. Vaccine chỉ làm một bộ phận của hệ thống miễn dịch mạnh lên

Bốn hàng rào bảo vệ của hệ thống miễn dịch cũng giống như hải quân, lục quân và không quân. Chích vaccine là tương đương với việc tăng cường khả năng chiến đấu của một bộ phận lục quân.

Tuy nhiên, nếu khả năng miễn dịch tổng thể của bạn được tăng cường, cũng tương đương với tăng cường lục quân, hải quân và không quân cùng lúc, để đối kháng lại virus Corona. Virus thậm chí chưa đụng đến hàng rào miễn dịch thu được, thì đã bị chặn lại hoặc bị loại bỏ ở hàng rào bảo vệ thứ nhất, thứ hai và thứ ba.

2. Vaccine là sản phẩm chuẩn hóa, còn khả năng miễn dịch của bạn là sống và linh hoạt 

Ngay sau khi biến chủng Nam Phi của virus xuất hiện, hiệu quả của các loại vaccine như Moderna và Novavax đã giảm đi đáng kể. Ví dụ, nghiên cứu của công ty Moderna phát hiện ra rằng, khả năng kích thích tạo ra kháng thể có khả năng trung hòa virus của vaccine Moderna đối với biến chủng Nam Phi chỉ còn 1/6. Tại sao lại như thế?

Đó là vì mẫu virus được sử dụng để sản xuất các loại vaccine này là những mẫu virus hồi đầu, từ ​​tháng 1 năm ngoái. Sau đó virus đã phát sinh rất nhiều đột biến. Biến chủng Nam Phi của virus có khả năng né tránh miễn dịch mạnh hơn, tức là nó thay đổi “đặc điểm khuôn mặt” để tránh vaccine và hệ thống miễn dịch của bạn, không để kháng thể nhận ra nó. Kháng thể được kích thích tạo ra bởi loại vaccine cũ, rất khó nhận diện biến chủng Nam Phi của virus.

Không chỉ vậy, tác dụng của vaccine đối với hệ thống miễn dịch là một lần duy nhất, các kháng thể mà nó tạo ra có thời gian hiệu lực nhất định, và sẽ giảm dần theo thời gian.

Còn hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn là một hệ thống linh hoạt, năng động với khả năng chống virus ổn định. Nó có khả năng “ứng biến với những thứ thay đổi”. Khi hệ thống miễn dịch hoàn toàn khỏe mạnh, ngay cả khi virus đột biến, hệ thống miễn dịch của chính bạn cũng có thể tiêu diệt virus. Tại sao một số người bị nhiễm biến chủng của virus, nhưng một số người thì không? Chính là lý do này.

3. Hệ thống miễn dịch mạnh thì vaccine mới có hiệu quả

Từ một mặt khác, muốn để vaccine có hiệu quả, hệ thống miễn dịch của bạn phải đủ mạnh. Người bệnh mãn tính và người già, hệ thống miễn dịch của họ yếu, sau khi chích vaccine thì hiệu quả sẽ kém hơn so với người khỏe mạnh và người trẻ tuổi.

Vì vậy, để chống lại virus Corona, ngoài vaccine ra, hệ thống miễn dịch của bản thân bạn đóng vai trò quyết định.

Điều nên làm để tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn

Trong cuộc chiến chống lại COVID-19, giới y tế đã dành gần như toàn bộ sức lực cho việc phát triển vaccine và thuốc, mà bỏ qua việc cải thiện sức khỏe tổng thể của con người. 

Nhiều người bị nhiễm virus Corona, kỳ thực là do hệ thống miễn dịch kém, chẳng hạn như họ đang ở trong tình trạng sức khỏe kém, hoặc mắc các bệnh mãn tính như tam cao (mỡ máu cao, huyết áp cao, đường huyết cao) và tiểu đường, vân vân . . . Không chỉ dễ nhiễm virus, sau khi bị nhiễm họ còn dễ xuất hiện bệnh nặng và tử vong.

Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính khác nhau càng ngày càng cao, càng ngày càng trẻ hóa, nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch của người hiện đại không đủ. Áp lực cuộc sống quá lớn, lối sống và thói quen ăn uống không lành mạnh, thời gian làm việc và nghỉ ngơi bị xáo trộn, đều là đang bào mòn hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Trong đại dịch COVID-19, cũng có một số thanh niên đã tử vong ngay sau khi bị nhiễm bệnh, có một số trường hợp nhìn thì không mắc bệnh gì khác, nhưng thực tế là hệ thống miễn dịch của họ đã có vấn đề, chỉ là chưa lộ ra. Mà sau khi nhiễm virus Corona, nó không là gì khác hơn là kích phát các mối nguy hiểm tiềm ẩn trong cơ thể bạn.

Giới trẻ hiện nay do không chú ý đến việc chăm sóc thân thể nên sức khỏe yếu là khá phổ biến, rất nhiều người vừa bước qua tuổi ba mươi, đã xuất hiện các vấn đề như đau đầu, đau dạ dày, tam cao, mất ngủ, lo âu, rối loạn thần kinh tự chủ, các vấn đề về tình cảm cũng rất nghiêm trọng, điều này càng rõ ràng hơn trong lần dịch bệnh này. Các nghiên cứu mới nhất của Mỹ được công bố trên tạp chí PLOS ONE gần đây phát hiện ra rằng, vì đại dịch lưu hành, 85% học sinh có tinh thần căng thẳng, đau đớn và lo âu từ mức độ trung bình đến cao. Các vấn đề về tinh thần sẽ tăng tốc bào mòn hệ thống miễn dịch.

Một người thực sự khỏe mạnh là người có sức khỏe tốt, trạng thái tinh thần và cảm xúc cũng tốt, hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, không dễ bị ốm đau, cũng không dễ bị nhiễm trùng.

Vậy, làm thế nào để tăng cường hệ thống miễn dịch của chính mình?

1. Dùng phương pháp chính xác để xoa dịu tâm trạng

Nhiều thói quen nguy hiểm như thức khuya và ăn uống không điều độ, đều xuất phát từ cảm xúc căng thẳng. Cảm xúc căng thẳng cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống miễn dịch. Do đó nếu muốn cải thiện vấn đề này, điều cơ bản nhất là bạn phải xoa dịu tâm trạng của mình.

Con người hiện đại sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều, các tin tức hỗn loạn trên mạng khiến bạn càng xem càng khó bình tĩnh. Những trò giải trí mang tính kích thích khác như tiệc tùng, nhạc rock, nghiện rượu,… đều sẽ kích thích tình cảm của con người.

Trong thời gian diễn ra dịch bệnh, nếu không ngại hãy dành chút thời gian để đọc một vài cuốn sách, nghe chút nhạc cổ điển; trồng một vài loại cây và rau; hoặc đi dạo ở ngoại ô, trong rừng hoặc trong thiên nhiên. Gần gũi với thiên nhiên sẽ giúp trái tim của bạn dễ dàng lắng dịu lại. Phytoncide do cây cối trong rừng tiết ra cũng có thể nâng cao khả năng miễn dịch của con người.

Thường xuyên chạy bộ, tập thể dục hoặc thiền định cũng là những cách rất tốt để xoa dịu cảm xúc và giảm thiểu căng thẳng. Có rất nhiều nghiên cứu đã chứng thực rằng những phương pháp này có thể cải thiện đáng kể hệ thống miễn dịch của cơ thể.

2. Cải biến tâm thái

Cách một người nhìn nhận vấn đề cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống miễn dịch. Tại sao dưới cùng một áp lực, một số người hoàn toàn không bị ảnh hưởng, một số người thì nôn nóng đến tăng huyết áp, tức ngực đau ngực, thậm chí xuất hiện các triệu chứng lo âu? Điều này có liên quan đến tâm thái nhìn nhận vấn đề.

Vào năm 2013, Tiến sĩ Steven từ Trung tâm Nghiên cứu Miễn dịch Thần kinh của Đại học California tại Los Angeles cùng những người khác, trong bài phát biểu trên tạp chí “Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ” (PNAS) đã chỉ ra rằng, những người suy nghĩ vấn đề với mục đích hưởng thụ bản thân (còn được gọi là tâm lý “khoái lạc”) có hệ thống miễn dịch yếu hơn nhiều so với những người suy nghĩ vấn đề vì lợi ích của người khác (còn được gọi là tâm lý “vị tha”).

Khi so sánh các chất kháng virus được tạo ra bởi hai kiểu người kể trên, người ta phát hiện những người có tâm lý “khoái lạc”, khả năng sản xuất interferon và kháng thể trong cơ thể bị giảm đi đáng kể, khả năng kháng virus của họ cũng giảm; còn những người có tâm lý “vị tha”, khả năng tạo ra interferon và kháng thể trong cơ thể họ tăng lên trông thấy, khả năng kháng virus của họ cũng tăng lên.

Trước áp lực kinh tế, giáo dục, v.v . . các phương diện do dịch bệnh mang lại, mối quan hệ giữa con người với nhau ngày càng trở nên hờ hững, mâu thuẫn xã hội cũng gia tăng, những cái này đều sẽ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bản thân họ. Lúc này, bạn nên nhìn nhận vấn đề với thái độ vị tha. 

Ví dụ, khi người cao tuổi trong khu vực hoặc tại gia đình xuất hiện sức khỏe kém, hãy chăm sóc và đồng hành cùng họ; khi một đứa trẻ buộc phải học ở nhà do bệnh dịch, mất liên lạc với các bạn trong lớp và trở nên dễ xúc động, hãy thông cảm và dẫn dắt trẻ; khi gặp phải nhân viên y tế sơ suất vì áp lực của dịch bệnh, đừng chỉ trích họ, nếu có thể hãy cung cấp cho họ một chút ấm áp.

Những cách làm này không chỉ có thể làm giảm sự lo lắng của người khác mà còn giúp ích cho hệ thống miễn dịch của chính mình.

Ngoài ra, cần có chế độ ăn uống điều độ, ăn nhiều thức ăn nguyên chất, chú ý nghỉ ngơi, giải tỏa căng thẳng, để hệ miễn dịch được duy trì ở trạng thái khỏe mạnh và ổn định, có thể chống lại virus bất cứ lúc nào.

 

(Nguồn: epochtimesviet.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan