Hội Thánh Iowa Được Biến Đổi Và Phục Hưng Qua Mục Vụ Phục Vụ Người Tỵ Nạn

Share

DES MOINES – Trong lúc các hội thánh tích cực dự phần hơn với cơn khủng hoảng quốc tế người tỵ nạn thì một hội thánh ở Iowa đang lập nên một tiêu chuẩn đặc biệt.

Hội Thánh Lutheran Si-ôn ở thành phố Des Moines, Iowa, không phải là một hội thánh tầm cở trung bình của bạn. Vào mỗi Chúa Nhật, họ có những buổi thờ phượng trong 4 ngôn ngữ khác nhau và bạn có thể nghe người ta nói 15 thứ tiếng.

Nguồn cảm hứng đã biến đổi một mục vụ có chiều dài 150 năm thành một cánh đồng truyền giáo 24/7 đến chỉ từ một câu hỏi đơn giản: nếu hội thánh của họ phải đóng cửa, có những ai sẽ nhớ tiếc họ?

Vào năm 2010 họ cầu nguyện về tương lai của hội thánh và Chúa trả lời khải thị một kế hoạch không được mong đợi. Mục sư lãnh đạo John Kline cho biết Chúa đặt Lu-ca 14 vào lòng ông, và cảm nhận Ngài đang bảo họ hãy biến đổi hội thánh thành một nơi bàn tiệc. Mục sư Kline nói: “Trong Lu-ca 14 chúng ta học biết rằng Ngài muốn chúng ta trở thành một nơi chúc phước cho những người không thể trả lại cho chúng ta.”

Thế là họ đem những hộp thức ăn trưa đến khu chung cư của người lợi tức thấp đang được dùng cho những người tỵ nạn từ khắp thế giới đến ở. Họ hỏi mỗi người họ gặp, chúng tôi có thể chúc phước gì cho bạn? “Chúng tôi không lên kế hoạch gì cả, chúng tôi chỉ xuống đường, và mọi sự được bày tỏ ra bởi sự thành tín của Chúa.” Grace Kline, vợ của Mục sư John cho biết.

Hội Chúng Được Biến Đổi

Hội thánh Si-ôn bắt đầu tổ chức những cuộc đi thăm khu chung cư hàng tuần và đem các trẻ em tỵ nạn về hội thánh để dạy kèm. Khi lời chứng tốt về công việc của họ loan ra, một nhóm tín hữu người Miến Điện, Mizos, chú ý đến họ.

Nhóm tín hữu Mizos đang thờ phượng trong một căn hộ nhỏ và cần một chỗ nhóm rộng rãi hơn. Hội Thánh Si-ôn chào mừng nhóm Mizos và cho họ một thời giờ thờ phượng tại nhà thờ.

“Khi tôi nói với Mục sư John, ông ấy như là mọi sự mà bạn muốn có, bạn có thể làm. Đây là nhà của Chúa, không phải của hội thánh của tôi hay của ai, đây là nhà của Chúa,” Lucy Nnemi, một người tỵ nạn Mizo kể lại.

Sau đó hội thánh đi một bước xa hơn, sai người đến Miến Điện để đem về một Mục sư Phụ Tá là người có thể nói tiếng của họ. “Buổi thờ phượng đầu tiên thật là cảm động.” Hnemi tâm sự.

Bây giờ giáo vụ của hội thánh có các buổi thờ phượng tiếng Á-rập và Sawhili, đi kèm với chương trình đến với giới trẻ với trên 300 học sinh.

“Đây là một nơi mà nếu bạn khát, bạn có được thứ gì đó để uống, nếu bạn đói, bạn được cho ăn, nếu bạn cần một chỗ thì bạn sẽ kiếm được một chỗ, và nếu bạn không có gia đình, bạn có thể tham gia với gia đình của chúng tôi,” Mục sư John nói. Những cộng đồng này không chỉ sử dụng cơ sở nhà thờ, họ cũng trở thành một phần quý báu của hội thánh.

“Khi chúng tôi đến đây, chúng tôi không biết tiếng Anh để kể lại câu chuyện của chúng tôi, chúng tôi không có người giúp đỡ bởi vì chúng tôi không biết ai cả nhưng giờ đây thì chúng tôi có cộng đồng nơi đây, chúng tôi có mọi người như thế này chung quanh chúng tôi,” Người hướng dẫn thờ phượng buổi nhóm tiếng Công-gô Boaz Nkingi chia sẻ.

Mục Vụ Người Tỵ Nạn

Khi những người tỵ nạn đến đây, bất kể tôn giáo hay ngôn ngữ của họ là gì, hội thánh Si-ôn giúp dạy kèm, hỗ trợ tái định cư và làm bạn với họ trong những căn hộ mới mà họ dọn vào.

“Khi tôi bước vào hội thánh này, tôi cảm thấy trong lòng thật vui vẻ, và tôi cảm nhận đây như là gia đình của tôi,” một người Hồi Giáo tên Karim Jawda thố lộ.

Mỗi ngày, người ta cứ đem đến những đồ dâng tặng chất đầy sảnh đường của hội thánh Si-ôn. Những người tỵ nạn chung quanh cộng đồng được chào mừng để đến và lấy những gì họ cần.

“Khi những người tỵ nạn đến, có một khoảng thời gian ngắn là lúc họ cần có nhất, và khi bạn có thể đầu tư vào đời sống của họ và nói rằng Giê-su yêu họ, như là với những người Sy-ri ở đây, thì đó cho biết tôi hiểu vấn đề quan tâm là gì và tôi có lòng chăm lo sự đời đời của bạn,” Grace KLine nói.

Những Thách Thức Mục Vụ

Phục vụ theo cách này không luôn luôn dễ dàng đâu. Nhiều thành viên mới của hội thánh Si-ôn đã mất đi gia đình vì chiến tranh và nhiều người đến từ những phía khác nhau của những cuộc nội chiến.

“Người ta không muốn đau khổ, và để bước vào cuộc đời của những người này là bước vào chỗ thống khổ của họ và của các quốc gia của họ,” Grace Kline chia sẻ.

Nhưng những thành viên lâu năm của hội thánh như là Sherilyn Rittgers nhìn thấy những kết quả tích cực của sự tiếp đón những người bị hoạn nạn – trên đời sống đức tin của chính họ.

“Xem họ thờ phượng, hiểu biết những gì họ đã trải qua, nhìn thấy họ thờ phượng thật là một cảm xúc không tả được trong lòng tôi,” Rittgers tâm sự. “Nó thật sự thách thức đức tin của tôi, nó làm tôi nhận thức rằng Chúa thật là đầy trọn, theo kỳ của Ngài.”

Hội thánh chứng kiến cả phép lạ tài chánh. Hội thánh nợ ngân hàng số tiền $1.300.000 về cơ sở nhưng khi chương trình đến với người tỵ nạn bắt đầu năm 2010, mặc dù những hội viên mới không luôn luôn có thể dâng hiến tài chánh, họ đã trả gần hết nợ, chỉ còn thiếu khoảng $150.000.

“Tôi biết là nếu tôi đi ra trong đức tin, dù tôi có vấp ngã, Ngài vẫn nắm bắt lấy tôi, và nếu tôi đi ra trong đức tin, thì vì cớ đó mà luôn luôn có những cơ hội cho một điều gì đó tuyệt với xảy ra.” Mục sư Kline thổ lộ. “Khải tượng của chúng tôi là những hội thánh khác sẽ làm điều này, bởi vì có quá nhiều điều cần được thực hiện và đơn giản là như vậy.”

Khẩu hiệu của hội thánh Si-ôn là “Nơi Các Nước Và Các Dân Đến Thờ Phượng.”

Người ta nói rằng đến đây thì như là nếm trải được tầng trời. “Khi các nước, đặc biệt trong sự đa dạng, có thể cùng cảm thấy tốt lành để đến một nơi chốn, đó có nghĩa là Đức Chúa Trời đang làm một điều đặc biệt ở đây,” Mục sư Al Perez cho biết cảm nghĩ.

Người trưởng ban thờ phượng buổi thờ phượng tiếng Công-gô đồng ý, “Chúng ta có thể có những bài khát ca ngợi khác nhau, giọng nhấn khác nhau khi hát, nhạc cụ khác nhau, nhưng Đức Chúa Trời là một.”

 

(Nguồn: Abigail Roberson, Iowa Church Transformed and Revived by Refugee Outreach, CBN, 1-6-2017 – http://cbn.com)

Lược dịch: Ngọc Nga

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan