Mọi Hy Vọng Khác Đều Dẫn Tới Thất Vọng

Share

Có lẽ vài ngày qua, chúng ta đều dùng đến hy vọng.

“Tôi hy vọng chúng ta sẽ đúng giờ”

“Tôi hy vọng trời không mưa”

“Tôi hy vọng không bị ung thư”

“Tôi hy vọng cô ấy sẽ hiểu”

“Tôi hy vọng anh ta vẫn ổn”

“Tôi hy vọng ông ấy không giận”

“Tôi hy vọng Chúa nghe thấy điều nầy”

“Tôi hy vọng người đó yêu tôi”

Từ những lo lắng nhỏ nhất đến lớn nhất, đời sống của chúng ta được uốn nắn, định hướng, thúc đẩy, và chán nản vì sự hy vọng. Ai cũng hy vọng. Ai cũng đặt hy vọng của mình vào một điều gì đó hay ai đó. Ai cũng hy vọng rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Không ai đặt hy vọng vào những thứ sẽ tuyệt vọng. Ai cũng đặt hy vọng vào những điều chắc chắn. Khi mọi người thức dậy vào buổi sáng, họ sẽ bị thôi thúc bằng một tia hy vọng nào đó hoặc bị tê liệt bởi một điều tuyệt vọng nào đó.

Tất cả chúng ta, hy vọng là điều rất tự nhiên và bình thường đến nỗi chúng ta đánh mất tầm quan trọng của niềm hy vọng trong việc định hình công việc, cách làm việc và cảm xúc của chúng ta qua mọi chuyện. Nhưng cho dù hy vọng là điều chúng ta làm một cách tự nhiên đi nữa, thì sự hy vọng lại là điều khó hiểu đối với nhiều người trong chúng ta.

Làm sáng tỏ về sự hy vọng

Trước hết, chúng ta cần phải hiểu hy vọng là gì. Hy vọng lúc nào cũng có ba yếu tố: ước muốn, mục tiêu và mong đợi.

Sự hy vọng luôn được tiếp sức bằng một ước muốn nào đó. Có thể là ước muốn được yêu, được quan tâm, được bảo vệ, được cảm thông, được tiếp cứu, được chấp nhận, được yên ủi hoặc được vui sướng, được kiểm soát, được tha thứ — danh sách nầy còn dài nữa. Đồng thời, hy vọng luôn có một mục tiêu. Tôi tìm đến người nào hay cái gì để làm thỏa mãn ước muốn của mình. Cuối cùng, hy vọng còn mong đợi ai đó hoặc điều gì đó sẽ đáp ứng những ước muốn của chúng ta khi nào, như thế nào, và ở đâu nữa.

Gần như mỗi ngày, chúng ta trao phó những ước muốn nhỏ nhất và lớn nhất của mình vào một điều gì đó hoặc một ai đó với hy vọng là chúng sẽ được đáp ứng. Hễ chúng ta còn là con người, thì chúng ta còn phải hy vọng.

Đức Chúa Trời định nghĩa sự hy vọng như thế nào

Ngôn ngữ và tình tiết về sự hy vọng được rải đều khắp nơi ở trong Lời Chúa. Kinh Thánh là một câu chuyện có lúc bị mất hy vọng và có lúc tìm lại hy vọng, khi kể câu chuyện về hy vọng, Kinh Thánh nói về ba yếu tố của sự hy vọng.

Những ước muốn trực tiếp

Kinh Thánh nói rất nhiều về những mong ước của chúng ta, tức là những ước muốn có thể lèo lái và định hình đời sống của chúng ta. Kinh Thánh cho chúng ta biết phải yêu gì và ghét gì, nên khao khát điều gì và từ bỏ điều gì, điều gì tốt và có hại cho chúng ta. Có rất nhiều tình tiết về niềm hy vọng xảy ra ở trong cuộc đời của chúng ta không phải vì chúng ta không nhận được điều mình đã hy vọng, mà là vì chúng ta dành quá nhiều thời gian để đặt hy vọng vào những điều sai trật.

Chúng ta chỉ có một hy vọng duy nhất thôi phải không? Có phải đời sống của chúng ta được uốn nắn, được thứ tự, và được định hướng bởi một mong ước cao đẹp, đầy hy vọng, thỏa mãn nhất chăng? Hay cuộc đời của chúng ta là một bức tranh không ngừng thay đổi cảm xúc về hy vọng nầy đến hy vọng kia?

Tôi đã xin Đức Giê-hô-va một điều, và sẽ tìm kiếm điều ấy! Ấy là tôi muốn trọn đời được ở trong nhà Đức Giê-hô-va, để nhìn xem sự tốt đẹp của Đức Giê-hô-va, và cầu hỏi trong đền của Ngài.

— Thi thiên 27:4

Đây là một lời phải biểu đáng chú ý, tôi không nghĩ mình sẽ luôn nói được như vậy. Câu Kinh Thánh có sức ảnh hưởng vô cùng khi chúng ta biết người đã viết ra câu Kinh Thánh nầy đang bị tấn công. “Một điều” mà người nầy cầu xin không hề an toàn, không có sự đảm bảo, hoặc thắng lợi nào cả. Một điều mà ông cầu xin không hề có quyền lực, sự kiểm soát, hay là sự báo thù. Không, ngay cả khi ông phải sống trong áp lực, thì một điều mà Đa-vít mong ước đó là được ở trong nhà của Đức Giê-hô-va, để nhìn xem sự tốt đẹp của Ngài.

Đây là khao khát vốn đã được sắp xếp trở thành ước muốn trọng tâm có tính thúc đẩy ở trong người nào được tạo nên bởi Đức Chúa Trời và được mang ảnh tượng của Ngài. Tuy nhiên, ở dưới đất nầy thì lời phát biểu ấy chỉ có thể được thốt ra từ miệng của một người có đời sống tận hiến tột cùng.

Chúng ta thấy rồi đấy, trong mọi hoàn cảnh và mối liên hệ mỗi ngày, chỉ có một “trận chiến vì một điều duy nhất” xảy ra ở trong lòng của mình. Chính tôi và hết thảy chúng ta chỉ được an toàn khi Chúa là điều duy nhất chi phối tấm lòng và hành động của chúng ta. Nhưng lại có nhiều thứ khác tranh chiến cùng Ngài để chiếm lấy vị trí duy nhất ấy ở trong tấm lòng của chúng ta.

Niềm hy vọng rõ rệt

Kinh Thánh cũng nói nhiều về mục tiêu của sự hy vọng. Khi đề cập về sự hy vọng, Lời Chúa cho biết chúng ta có thể nhìn vào hai đối tượng mà thôi. Chúng ta có thể nhìn vào các tạo vật để làm thỏa mãn những mong ước ở trong lòng mình, hoặc là tìm đến Đấng Tạo Hóa. Thực sự thì khi nói đến sự hy vọng của loài người, thì mỗi người chúng ta thường nhìn xung quanh hoặc là nhìn lên trời. Kinh Thánh cảnh báo chúng ta rằng nếu hy vọng làm cho chúng ta thất vọng, ấy là vì chúng ta đặt hy vọng vào sai đối tượng. Chỉ có một chỗ yên ninh duy nhất để đặt hy vọng vào đó cho dù chuyện gì có xảy ra đi đi nữa. Hãy xét các câu Kinh Thánh sau đây:

Chúa là nơi ẩn náu và cái khiên của tôi; tôi trông cậy nơi lời Chúa. (Thi thiên 119:114)

Hỡi Y-sơ-ra-ên, hãy trông cậy nơi Đức Giê-hô-va; vì Đức Giê-hô-va có lòng nhân từ, nơi Ngài có sự cứu rỗi nhiều. (Thi thiên 130:7)

Bèn là đẹp lòng người kính sợ Ngài, và kẻ trông đợi sự nhân từ của Ngài. (Thi thiên 147:11)

Đức Giê-hô-va phán: Vì ta biết ý tưởng ta nghĩ đối cùng các ngươi, là ý tưởng bình an, không phải tai họa, để cho các ngươi được sự trông cậy trong lúc cuối cùng của mình. (Giê-rê-mi 29:11)

“Hồn ta nói: Đức Giê-hô-va là cơ nghiệp ta, nên ta để lòng trông cậy nơi Ngài”. (Ca thương 3:24)

Vả, sự trông cậy không làm cho hổ thẹn, vì sự yêu thương của Đức Chúa Trời rải khắp trong lòng chúng ta bởi Đức Thánh Linh đã được ban cho chúng ta. (Rô-ma 5:5)

Vậy xin Đức Chúa Trời của sự trông cậy, làm cho anh em đầy dẫy mọi điều vui vẻ và mọi điều bình an trong đức tin, hầu cho anh em nhờ quyền phép Đức Thánh Linh được dư dật sự trông cậy! (Rô-ma 15:13)

. . . lại soi sáng con mắt của lòng anh em, hầu cho biết điều trông cậy về sự kêu gọi của Ngài là thể nào, sự giàu có của cơ nghiệp vinh hiển Ngài cho các thánh đồ là làm sao. (Ê-phê-sô 1:18)

Vì Đức Chúa Trời muốn khiến họ biết sự giàu vinh hiển của sự mầu nhiệm đó ở giữa dân ngoại là thể nào, nghĩa là Đấng Christ ở trong anh em, là sự trông cậy về vinh hiển. (Cô-lô-se 1:27)

. . . trông cậy sự sống đời đời, — là sự sống mà Đức Chúa Trời không thể nói dối đã hứa từ muôn đời về trước. (Tít 1:2)

Hãy để ý mỗi câu Kinh Thánh trên đang làm gì. Mỗi câu đều cho thấy lẽ thật rất quyết liệt có thể uốn nắn đời sống của chúng ta để có được niềm hy vọng thật, lâu dài và yên ninh ở trong một Đấng — là Đức Chúa Trời Toàn Năng. Sự hy vọng — có thể biến đổi đời sống của chúng ta, ban cho tấm lòng của chúng ta sự yên nghỉ và thổi bừng lên sức sống mới — đều có sẵn ở trong Ngài. Kinh Thánh mời gọi, truyền lệnh và nài xin chúng ta hết lần nầy đến lần khác và cũng đưa hết lý do nầy đến lý do khác để đặt hy vọng ở trong Ngài.

Uốn nắn những mong đợi

Cuối cùng, Kinh Thánh nói về những mong đợi của chúng ta. Kinh Thánh hứa với chúng ta rằng khi đặt lòng trông cậy nơi Chúa, chúng ta sẽ không thất vọng bao giờ. Không hề, Đức Chúa Trời lệ thuộc vào những kỳ vọng về thời gian của chúng ta đâu, Ngài cũng không cung ứng những gì chúng ta mong đợi theo cách chúng ta muốn đâu, nhưng Chúa sẽ luôn chăm sóc người nào tin cậy Ngài. Chúa sẽ ban cho chúng ta mọi thứ mà Ngài đã hứa với chúng ta, Chúa cũng sẽ chu cấp điều tốt nhất cho chúng ta. Cho nên, chúng ta hãy kiên nhẫn chờ đợi trong sự hy vọng, biết chắc rằng sự trông cậy của chúng ta được là chắc chắn khi đặt hy vọng nơi Chúa.

Nhiều người trong chúng ta băn khoăn với những thắc mắc về sự tốt lành, thành tín, yêu thương của Đức Chúa Trời, không phải vì Ngài không giữ lời hứa, mà vì chúng ta không hề có mặt trong kế hoạch làm việc của Đức Chúa Trời. Kế hoạch riêng của chúng ta, cùng địa nghĩa riêng của chúng ta về cách Đức Chúa Trời nên ban ơn cho chúng ta như thế nào, đều hướng đến một đời sống an nhàn, khoái lạc và dễ dự đoán — là điều mà ai cũng làm và không kể đến sự chịu khổ.

Nhưng hãy xét ký kế hoạch của Đức Chúa Trời: “Hỡi anh em, hãy coi sự thử thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn, vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em sanh ra sự nhịn nhục. Nhưng sự nhịn nhục phải làm trọn việc nó, hầu cho chính mình anh em cũng trọn lành toàn vẹn, không thiếu thốn chút nào”. (Gia-cơ 1:2-4; cũng xem 1 Phi-e-rơ 1:6-7; Rô-ma 5:1-5; Phi-líp 3:7-9).

Sứ điệp thật nhất quán — Đức Chúa Trời không làm việc để cung ứng cho chúng ta sự hạnh phúc theo định nghĩa riêng của chúng ta đâu. Nếu chúng ta giữ mình ở trong kế hoạch đó, thì chúng ta sẽ tìm thấy Đức Chúa Trời là nỗi thất vọng, rồi chúng ta tự nhũ không biết Chúa có yêu tôi chăng! Đức Chúa Trời có điều tốt đẹp hơn thế: sự thánh khiết của chúng ta — đó là công tác cứu rỗi cuối cùng mà Ngài muốn làm ở trong chúng ta, bao gồm cả sự vui sướng sâu xa và đời đời ở trong Ngài. 

Những khó khăn mà chúng ta đối diện không hề cản trở kế hoạch của Đức Chúa Trời, chúng không cho thấy kế hoạch của Ngài có sự thất bại, và cũng không phải là dấu hiệu chứng minh Ngài không còn ở cùng bạn nữa. Không hề như vậy, những thời điểm khó khăn ấy đều là dấu hiệu chứng minh tình yêu sốt sắng trong sự cứu rỗi của Ngài dành cho chúng ta.

Hy vọng của chúng ta đang ở đâu?

Thật tuyệt vời khi có hy vọng không bị nghiêng lệch theo chiều hướng của hoàn cảnh. Thật là ngọt ngào khi có hy vọng không hề bị dập tắt khi rắc rối xảy ra. Thật tốt khi thoát khỏi việc đặt hy vọng vào những đối tượng không có quyền phép để đáp ứng những mong mỏi của chúng ta. Thật là khôn ngoan khi dành thời gian để tra xét sự trông cậy của chúng ta là gì, tái định hướng hy vọng của chúng ta và suy gẫm về Đấng duy nhất xứng đánh để chúng ta đặt hy vọng vào.

Cầu xin Cứu Chúa làm mới lại hy vọng của chúng ta, để qua đó sự can đảm, sự bền đổ và niềm vui của chúng ta cũng được làm tươi tỉnh trở lại.

 

(Nguồn: tienphong.org)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan