Có phải là “đóng cửa” làm hại hơn là giúp cho cuộc chiến chống Covid-19? Sau đây là một vài ý tưởng. Để khởi đầu, chúng ta cần biết rõ về tử suất của loại vi-rút này. Vào thời điểm viết (22/8/2020) trên thế giới có 22.6 triệu ca nhiễm với kết quả 792.000 người chết. Tỷ lệ tử vong là 3,5%. Coi đó là một số thống kê thì nó là vấn nạn. Nhưng chúng ta cần đặt dữ kiện này vào trong bối cảnh.
Trước hết, con số 22.6 triệu là về những ca được chuẩn đoán là Covid-19. Có thể có nhiều ca nhiễm hơn nửa mà không được chuẩn đoán. Lý do là vì:
- Có những vấn đề kinh tế và xã hội, khả năng thực hiện xét nghiệm trong một số quốc gia rất là giới hạn rong một số nước.
- Có nhiều ca nhiễm Covid-19 trong dạng không triệu chứng (assymptomatic) hay chỉ có những triệu chứng rất nhẹ mà người ta không nhận ra và do đó họ không bị thúc đẩy phải đi xét nghiệm.
Điều này có nghĩa là chắc chắn có NHIỀU người bị nhiễm vi-rút hơn số đã được biết bởi xét nghiệm. Thực tế là con số thực sự về các ca nhiễm có thể lớn hơn rất nhiều với chỉ số 10 hay 100 lần hơn mà chúng ta không biết. Tử suất THỰC TẾ , tính theo phần trăm của tất cả số người có nhiễm vi-khuẩn, có thể không đáng kể với mức 0.03% hay thấp hơn. Chắc chắn là nó không thể nào gần đến mức 3.5% mà con số hiện nay gợi lên.
Nhưng hãy bảo thủ và nói rằng tử suất thực tế là 0.3%. Có nghĩa là 1 trong số 330 người nhiễm Covid-19 sẽ chết.
Điều thứ hai cần suy xét, là tử suất của Covid-19 là cách tính với những người chết VỚI COVID-19, không phải là CHỈ VÌ nó. Chỉ số hiện nay cho thấy một lượng phần trăm cực kỳ cao về những người chết với Covid-19 là những người đang trong cùng lúc đó bị những CHỨNG BỆNH KHÁC như béo phì, những chứng yếu kém miễn nhiễm khác nhau, các loại bệnh phổi và đường khí quản, bệnh tim, vv.
Những người này, buồn thay, chết vì sự KẾT HỢP tấn công của Covid-19 và bệnh nền cá biệt của họ. Đây không phải là để coi nhẹ thảm kịch của những cái chết của họ, nhưng dữ kiện là rất hiếm khi mà một người không có những vấn đề sức khỏe nền chết chỉ vì Covid-19.
Điều này đặt Covid-19 vào một danh mục khác xa với những cơn đại dịch trong quá khứ. Thí dụ, Đại Dịch Tử Thần Đen – Cơn Đại Dịch Bubonic của thể kỷ 14 – đã giết chết phân nửa dân số Châu Âu. Nếu quý vị là một người lớn có sức khỏe tốt và bị nhiễm bệnh chết người này, quý vị có cơ hội chết là 60% (hay 40% cơ hội sống sót). So sánh với điều đó, sự ước tính tốt nhất là dịch Covid-19 cho thấy là một người lớn không mang bệnh nền, khỏe mạnh sẽ có 99.9% cơ hội sống vượt qua bệnh dịch.
Có thể phân biện là Covid-19 là một cơn dịch lạ lùng nhất trong lịch sử loài người. So sánh với Đại Dịch Tử Thần Đen với 5 hay 6 người trong số 10 người nhiễm chết, thì Covid-19 có tử suất trong khoảng 1 trong mỗi 330. Dù cho nó là 1 trong 100 thì nó không ra chi khi so với những cơn đại dịch trong quá khứ.
Dĩ nhiên, nếu quý vị là người có bệnh hay lớn tuổi, cơ hội sống của quý vị không lớn lắm, vì đại đa số những cái chết là xảy ra trong những nhóm này. Vì thế, những người này là những người mà xã hội chúng ta phải bảo vệ qua những chiến lược bảo vệ đối tượng.
Một Đáp Ứng Được Cân Nhắc
Với những dữ kiện này, điều gì phải là đáp ứng được cân nhắc của chúng ta với loại vi-rút hiện nay? Có một lập luận mạnh mẽ cho là việc đóng cửa cộng đồng, giới nghiêm và ngăn cấm là một phản ứng rất quá đáng, và là một phán ứng sẽ sinh ra những trả giá rất sâu xa mà chúng ta phải trả trong rất nhiều năm tới. Nếu rủi ro chính yếu là với người lớn tuổi và người có bệnh nền, chắc chắn đó là những thành phần mà những ngăn cấm để bảo vệ phải được áp dụng, nhưng không phải là áp dụng cho toàn thể xã hội.
Trong số 449 người chết ở Úc do Covid-19 (vào thời điểm bài viết), chỉ có 13 dưới tuổi 60, và chỉ có 36 dưới tuổi 70. Trong số 36 đó hầu hết họ có những vấn đề sức khỏe bất ổn.
Nếu đây là trường hợp, tại sao chúng ta áp đặt những ngăn cấm khắt khe như vậy trên toàn thể xã hội? Ở một số tiểu bang ở Úc, chúng ta đang đóng cửa biên giới, đóng cửa các cửa tiệm, áp đặt giới nghiêm, đóng cửa nhà thờ, bảo mọi người không được rời khỏi vùng địa phương của họ, bắt phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng, và rất nhiều những biện pháp khác. Những ngăn cấm cực đoan này không đặc biệt nhắm đến khu vực nhà dưỡng lão và những người dễ bị nguy hiểm, nhưng áp đặt lên toàn thể xã hội, làm ảnh hưởng trầm trọng đến hàng triệu cá nhân đang khỏe mạnh là những người rất khó bị chết bởi Covid-19, nhưng cũng chính họ là những người đang bị hủy phá bởi những ngăn cấm như vậy.
Giá phải trả cho xã hội vì những ngăn cấm này vượt ra khỏi khả năng của mọi người để có biện pháp hiệu quả. Doanh nghiệp bị phá sản, hàng trăm ngàn người bị thất nghiệp (có lẽ là rồi sẽ đến hàng triệu người), nợ quốc gia lên đến hàng chục tỷ vì trợ cấp chính quyền phát ra. Và cái giá về tâm lý cảm xúc của sự trầm cảm, bị cô lập, cô đơn, căng thẳng, sự vỡ vụn gia đình, sự gia tăng bệnh tâm thần, tự tử, và sự gia tăng những cái chết từ những chứng bệnh khác bởi vì nhiều người không dám ra khỏi nhà của họ để đi khám bệnh. Chúng ta đừng quên về điều này, những giới hạn nghiêm khắc này đang gây ra những hậu quả hủy hoại toàn thể xã hội, và có thể trường hợp này là sự chữa bệnh làm xấu đi hơn là chính cơn bệnh.
Có một phân biện mạnh mẽ cho sự nhắm mục tiêu đặc biệt đến những biện pháp với lãnh vực nhà dưỡng lão, với thêm những cảnh cáo và hướng dẫn cho những người có những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hay bất ổn cần phải mang khẩu trang và cách ly càng nhiều càng tốt. Chúng ta quan tâm về những người này và không muốn họ bị bệnh. Nhưng áp đặt toàn thể xã hội vào những giới hạn và giới nghiêm khắc nghiệt, làm như Covid-19 là Đại Dịch Tử Thần Đen đang gây ra con số vĩ đại của những sự đau khổ cho nhiều người và sáng tạo nên một lỗ hổng sức khỏe tâm thần cũng như kinh tế khiến chúng ta sẽ mất nhiều năm để chập choạng thoát ra khỏi chúng như là một xã hội.
Hơn nữa, sự liên tục tường thuật của giới truyền thông về những cơn bùng nổ đang đốt lên sự sợ hãi và kích động cường điệu không đúng với tình trạng. Tôi từng làm việc trong ngành nhà dưỡng lão, và tôi nhớ đặc biệt một vài mùa đông trong nhà dưỡng lão có 180 người của chúng tôi, 70 người trong số họ chết vì cúm trong thời gian 18 tháng. Đó là chỉ trong một cơ sở. Nhưng chẳng có tường thuật nào của giới truyền thông. Không có máy quay phim TV. Không một tường thuật trong mục tin tức 6 giờ tối. Bởi vì người lớn tuổi luôn luôn là nạn nhân của các loại vi-khuẩn, và họ sẽ thường xuyên chết vì cúm hay vì những loại vi khuẩn khác và chết với những con số lớn.
Dữ kiện là 413 người trên 70 tuổi chết vì Covid-19 ở Úc kể từ tháng 1 là một điều buồn và thê thảm, nhưng tôi biết rõ là số người lớn tuổi chết vì cúm thường ở Úc trong năm ngoái còn hơn vì Covid-19 rất nhiều – có lẽ nhiều ngàn người. Các máy quay TV ở đâu và những người tường thuật tận thế ở đâu? Ở đâu có những ngăn cấm và giới nghiêm hà khắc?
Thế thì, tôi đang nói gì? Tôi không quan tâm về những người đang chết vì Covid-19 sao? Dĩ nhiên là tôi quan tâm! Vậy thì chúng ta hãy làm mọi điều có thể làm được để bảo vệ những người dễ bị nguy hiểm nhất. Bằng mọi cách, hãy cấm cửa những nhà dưỡng lão và thiết lập những biện pháp kiểm soát dịch mạnh mẽ trong những cơ sở đó. Nó có nghĩa là để bảo vệ những công dân cao niên yêu kính của chúng ta thì những cuộc đến thăm họ phải bị giới hạn tối đa hay hủy bỏ cho đến khi có được thuốc chủng ngừa. Và trong khi chúng ta đang trong tình trạng này, chúng ta cũng đưa ra những hướng dẫn cho tất cả những người đang có những bịnh làm bất ổn sức khỏe. Hãy cung cấp miễn phí cho họ khẩu trang và những luật lệ chặt chẽ cung ứng chăm sóc sức khỏe cho những nhu cầu sức khỏe của họ. Hãy làm mọi điều chúng ta có thể làm để bảo vệ những người dễ bị nguy hiểm, bởi vì chúng ta quan tâm đến họ.
Nhưng chúng ta cũng phải quan tâm đến 27 triệu người Úc khác, là những người không dễ mà chết vì Covid-19. Bởi vì hiện nay, họ không cần thiết phải chịu đựng khó khăn rất lớn.
Thụy Điển không dấy lên những lệnh đóng cửa hay giới hạn, thay vì vậy, để cho mỗi cá nhân quyết định biện pháp bảo vệ riêng của mình. Kết quả là chỉ có 6000 người chết vi có liên hệ đến Covid-19 trong dân số khoảng 10 triệu. Đó là tử suất 0.06%, hay 1 người chết trong số 1666 người. Trả giá cho điều đó là kinh tế của họ mạnh mẽ, tỷ lệ có việc làm cao, sức khỏe tâm thần không tăng lên, người ta không bị đau khổ vì sự cô lập, và tử suất từ những vấn đề sức khỏe không được chuẩn đoán hay chữa trị không tăng vọt lên. Chính quyền Thụy Điển đã quyết định chọn một điều để trả giá một điều khác. Họ đúng không? Đó là một quyết định khó khăn, và tôi mừng là tôi không làm quyết định đó!
Tôi không muốn thoái hóa vào một phân tích đổi chác giá trị sự sống của một cá nhân, nhưng chắc chắn câu hỏi phải được hỏi, là ở mức trả giá nào chúng ta cứu một số rất nhỏ những người có thể chết vì Covid-19? Ở mức trả giá nào chúng ta cứu những người sẽ tồn tại qua cơn dịch nhưng phải gánh chịu những hậu quả lâu dài? Ở mức trả giá kinh tế nào? – một cái giá mà chúng ta phải trả trong mấy thập niên về nợ quốc gia, thất nghiệp dài hạn và suy thoái kinh tế trầm trọng. Ở mức giá trả sức khỏe tâm thần nào? – với những tài liệu báo động về sự tăng vọt trầm cảm, cô đơn vv mà chúng ta đang thấy. Ở mức trả giá xã hội nào? – với sự vỡ vụn và cô lập khòi các bạn hữu và các gia đình và sự biến mất đi phẩm chất đời sống của hàng triệu người.
Ở giá nào trả cho sự sống của con người? – như đã được chứng tỏ bởi sự gia tăng báo động về tự tử cũng như khả năng có thêm nhiều người chết vì những chứng bệnh không được chẩn đoán và chữa trị vì người ta không buồn đi đến giới sức khỏe chuyên môn vì sợ hãi và vì bị giới hạn đóng cửa. Thực tế là nhiều hiệp hội y khoa đã gióng lên những quan tâm nghiêm trọng là số chết vì những chứng bệnh không được chẩn đoán hay chữa trị trong thời kỳ đóng cửa giới hạn có thể vượt lên cao hơn những con số mà chúng ta cứu được bởi những chính sách hà khắc hiện nay.
Tình trạng nghiêm cấm và đóng cửa cùng với những truyền thông gây hoảng sợ về Covid-19 có thể được đánh giá là một trong những phản ứng quá đáng vĩ đại của lịch sử.
Sau cùng, quan điểm Cơ đốc của chúng ta với sự bùng nổ dịch vi-khuẩn này nên là gì? Tôi nghĩ đến hai tính chất của tư duy của chúng: thương xót và thiếu sự sợ hãi. Tình yêu của Đức Chúa Trời phải đầy tràn chúng ta với lòng thương xót và khiến chúng ta giúp và bảo vệ những người có nguy cơ. Và thứ hai, lời hứa của Chúa sẽ đổ đầy chúng ta với sự tin cậy để cho chúng ta không sợ hãi để đối diện với điều sẽ xảy ra trong tương lai. Lời kêu gọi phổ thông nhất trong Kinh Thánh là “Chớ sợ hãi.” (365 lần – một cho mỗi ngày trong năm!). Ngay cả kết cuộc chắc chắn của sự chết đã mất đi nọc độc của chính nó, vì chúng ta có lời hứa vững chắc của Chúa là Ngài không chỉ ở với chúng ta khi chúng ta đối diện với những thử thách xấu nhất của đời này, nhưng vượt ra khỏi tấm màn mỏng của sự chết là sự đời đời vui mừng mà chúng ta không thể bắt đầu tưởng tượng được.
Dù khi con đi trong trũng bóng chết. Con sẽ chẳng sợ tai họa nào,
Vì Chúa ở cùng con; Cây trượng và cây gậy của Chúa. An ủi con…
… Thật vậy, trọn đời tôi, Phước hạnh và sự thương xót sẽ theo tôi;
Tôi sẽ ở trong nhà Đức Giê-hô-va. Cho đến lâu dài.— Thi Thiên 23
Thế nên, đừng sợ hãi.
Nguyễn Bình & Nguyễn Trọng
(Lược dịch theo: mychristiandaily.com)