Nhiều Lãnh Đạo Ả-rập Đến Giê-ru-sa-lem Tuyên Bố Bác Bỏ Phong Trào Cấm Vận Do Thái

Share

Trong khi hầu hết các nước Trung Đông ủng hộ phong trào “Tẩy Chay, Cấm Vận, và Tước Bỏ” (Boycotts, Sanctions, and Divestments, viết tắt BDS) những gì Do Thái đang có để chống Do Thái, thì có một khởi xướng mới của những thành phần Ả-rập ôn hòa đang hoạt động chống lại BDS và khích lệ những quan hệ hợp tác kinh tế giữa thế giới Ả-rập và chính quyền Do Thái.

Một số lãnh đạo từ 15 nước Trung Đông đã đến Giê-ru-sa-lem để công khai bác bỏ BDS. Cùng với nhau, họ đại diện cho Hội Đồng Hòa Hợp Khu Vực Ả-rập, gồm có 32 người là nghệ nhân, nhà ngoại giao, và những lãnh đạo trong những chính quyền Ả-rập.

Trong thời gian hội nghị ở Giê-ru-sa-lem, họ ký một tuyên ngôn công bố những cam kết của họ chống lại BDS.

Mostafa El-Dessouki và Eglal Gheita, những thành viên của Hội Đồng, phân biện rằng BDS làm hại thế giới Ả-rập nhiều hơn là làm hại Do Thái.

Hai người lập luận trong báo Wall Street Journal: “Những nước theo BDS mất những quyền lợi kinh tế của việc hợp tác với Do Thái. Giao dịch (với Do Thái) có thể đem lại kỹ thuật khử nước mặn cho những vùng trũng của Yemen hay gia tăng thêm sự đầu tư ở Jordan là nơi mà tỷ lệ thất nghiệp cao kinh khủng.”

El-Dessouki and Gheita cũng tin rằng BDS làm hư hại tiến trình hòa bình giữa Do Thái và Pha-lét-tin, làm cho đời sống người dân từ cả hai phía trở nên khó khăn hơn.

“Phong trào tẩy chay Do Thái bóp nghẹt sự giải tỏa những căng thẳng giữa người Ả-rập và Do Thái. Những nhóm cực đoan như Hamas sẽ được sự hỗ trợ từ những nước thế lực có lợi trong sự tranh chấp giữa Pha-lét-tin và Do Thái, nhưng những người Pha-lé-tín đang nổ lực một cách công chính và hòa bình để xây dựng những cơ cấu cho một quốc gia Pha-lét-tin tương lai khó mà tìm ra được những nước Ả-rập bạn hỗ trợ họ.”

Chủ chốt trong hội nghị gồm có những người như: đại biểu quốc hội Ai Cập Mohammed Anwar Sadat, là cháu trai của cố Tổng Thống Ai Cập Anwar Sadat (bị ám sát vì ký hiệp ước hòa bình với Do Thái năm 1981), cựu bộ trưởng thông tin Kuwait Sami Abdul-Latif Al và đặc biệt là hai giáo chủ – Hassen Chalghoumi, người Tunisi và Saleh Hamed, người li-ban.

El-Dessouki và Gheita nói rằng có nhiều người khác muốn đứng chung với họ ở Giê-ru-sa-lem, nhưng họ bị chính quyền của họ đe dọa. Tuy nhiên, điều này sẽ không cản được họ tìm kiếm một tương lai tốt hơn cho Do Thái và Trung Đông.

“Để xây dựng khu vực (Trung Đông), chúng ta phải phá vỡ lịch sử thê lương này. Hầu hết truyền thông và những cơ chế chính trị trong thế giới Ả-rập đang dấy lên một cuộc chiến tranh tâm não nghịch lại với tính hợp pháp của Do Thái. Để chấm dứt sự phong tỏa Do Thái, những người tin vào sự hợp tác khu vực phải thách thức về cái nhìn chân thật về Do Thái và những ý tưởng xây dựng về cùng chia sẻ tương lai của chúng ta.”

 

BBT

(Lược dịch theo: cbn.com)

 

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan