Nhìn Thấu ‘Thuyết Tiến Hóa’ (Chương 1) – Thuyết Tiến Hóa Là Giả Thuyết Chưa Được Chứng Thực (P.1)

Share

Mục lục

  1. Darwin đưa ra “Thuyết tiến hóa” như thế nào?
  2. Nội dung cơ bản của giả thuyết tiến hóa
  3. “Ba giai đoạn” của nghiên cứu khoa học cổ điển
  4. Sai lầm căn bản: Dùng “tiến hóa vi mô” để suy ra “tiến hóa vĩ mô”

Một con gấu nhảy xuống nước và bắt đầu bơi, con gấu há miệng càng lúc càng to hơn để thở, đồng thời ngẩng đầu lên càng lúc càng cao, để lộ ra cái mũi. Khi đầu của nó nhô cao hơn và miệng mở rộng hơn, con gấu đang bơi này đã biến thành một con cá voi.

   Darwin đã kể câu chuyện về một con gấu đen biến thành một con cá voi trong ấn bản đầu tiên của cuốn “Nguồn gốc các loài.” (Ảnh: “Nguồn gốc các loài” ấn bản đầu tiên).

   Tác giả của câu chuyện này chính là Darwin, “thuyết tiến hóa sinh vật” của ông được người đời sau suy diễn như một thuyết về nguồn gốc của nhân loại và các giống loài trên Trái Đất.

   Khoảng 4 tỷ năm trước, dưới cái nóng như thiêu đốt của bầu khí quyển và môi trường đại dương nguyên thủy trên Trái Đất, một nồi súp đặc chứa đầy nguyên liệu hóa học đã được nấu, được gọi là “súp nguyên thủy.” Trong nồi súp đó, các nguyên liệu hóa học được tổng hợp thành chất hữu cơ thông qua các phản ứng hóa học, sau đó va chạm với các đại phân tử sinh học để tạo thành các tế bào nguyên thủy nhất, sau đó dần dần va chạm tạo ra các sinh vật đa bào, rồi đến thực vật thủy sinh và động vật thủy sinh, rồi từ từ bò lên cạn trở thành sinh vật lưỡng cư, động vật bò sát, sau đó biến thành động vật có vú, trở thành khỉ và leo lên cây, rồi lại xuống mặt đất thành người vượn, và cuối cùng trở thành con người hiện đại có văn minh.

   Điều đó có nghĩa là, sự sống trên Trái Đất bắt nguồn từ một hỗn hợp nguyên thủy của các chất vô cơ. Tổ tiên của loài người được truy mãi đến tổ phụ, tằng tổ, cao tổ, thiên tổ, liệt tổ, thái tổ, viễn tổ, tị tổ… Tổ tiên ở một giai đoạn nhất định là khỉ, còn tổ tiên sớm nhất là một nồi “súp nguyên thủy.”

   Darwin là ai? Làm thế nào mà ông đưa ra Thuyết tiến hóa sinh vật [1]? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.

  1. Darwin đưa ra “Thuyết tiến hóa” như thế nào?

   Nhà sinh vật học người Anh Charles Robert Darwin (1809~1882) sống trong thời đại hoàng kim của Anh quốc – thời đại Victoria. Thời đại này tràn ngập các lý thuyết vật lý và hóa học tiên tiến, là một trong những thời đại hoàng kim của sự phát triển khoa học. Vào thời điểm đó, Anh quốc có rất nhiều thuộc địa và là một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới. Một môi trường như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu lý thuyết của Darwin.

   Darwin sinh vào ngày 12/02/1809, trong một gia đình giàu có ở Shrewsbury, Anh quốc, là con thứ năm trong gia đình có sáu người con. Ông nội và cha của Darwin đều là bác sĩ. Gia đình mẹ đẻ của ông là gia đình Wedgwood nổi tiếng trong ngành gốm sứ, mẹ ông mất khi ông mới 8 tuổi. Cha Darwin có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời của ông.

   Darwin viết trong cuốn tự truyện của mình rằng: “Tôi tin rằng cha tôi và tất cả các giáo viên đều nghĩ tôi rất bình thường, và trí thông minh của tôi ở dưới mức trung bình.” Cha ông từng nói với ông: “Con chỉ quan tâm đến săn bắn, chó và chuột, sau này con sẽ mất mặt, gia đình cũng sẽ mất mặt.” [2]

   Darwin viết: “Bởi vì tôi không đạt được thành tích gì ở trường, cha tôi đã sáng suốt cho tôi rời trường sớm để cùng anh trai tôi vào học ở Đại học Edinburgh.” Sau khi học ở đó hai học kỳ, cha Darwin thấy rằng ông không thể trở thành bác sĩ, vậy nên đã để ông chuyển sang học thần học, chuẩn bị trở thành Mục Sư.

   Để trở thành Mục Sư, vào năm 1828, Darwin nghe lời cha theo học tại Đại học Cambridge trong ba năm. Chiều theo kế hoạch đã định của cha, Darwin đã vượt qua kỳ thi lấy bằng cử nhân văn học vào năm 1831 ở tuổi 22. Giáo sư John Henslow, trợ giảng môn thực vật học tại Đại học Cambridge, là người có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển sự nghiệp sau này của Darwin.

   Vào mùa hè năm 1831, thuyền trưởng Fitz-Roy của tàu HMS Beagle thuộc Hải quân Hoàng gia Anh, đã lên kế hoạch cho một hành trình đường dài đến Nam Mỹ, Đông Ấn và những nơi khác. Ông dự định mời một nhà tự nhiên học trẻ tuổi tham gia vào chuyến đi này, để phụ trách bảo quản các mẫu vật thu thập được trên đường đi, và gửi chúng trở lại Anh quốc cho các học giả sử dụng nghiên cứu. Giáo sư Henslow đã tiến cử Darwin.

   Từ khi tàu HMS Beagle khởi hành vào tháng 12/1831 cho đến khi trở về Falmouth, Anh quốc vào tháng 10/1836, Darwin đã đồng hành cùng con tàu này trong gần 5 năm, từng ghé qua Quần đảo Galapagos thuộc Ecuador, Nam Mỹ ở Thái Bình Dương vào năm 1835. Trong cuộc hành trình, Darwin đã nhìn thấy phong cảnh các nơi trên thế giới, bao gồm rừng mưa nhiệt đới nguyên thủy, địa tầng, núi lửa, côn trùng, chim muông, động vật có vú và các phong tục dân tộc đa dạng… Sự độc đáo của các loài đã để lại cho ông ấn tượng sâu sắc. Ông cũng đã thu thập nhiều mẫu vật khác nhau và mang chúng về Anh quốc theo chỉ dẫn.

   Vào năm 1859, cũng chính là 23 năm sau chuyến hành trình trên con tàu HMS Beagle, Darwin ở tuổi 50 bị thôi thúc bởi mong muốn cháy bỏng, là bổ sung những khám phá cá nhân vào khoa học để giải thích nguồn gốc của các loài. Mặc dù giới khoa học thời bấy giờ có nhận thức rất hạn chế về sinh mệnh, nhưng ông vẫn xuất bản cuốn “Nguồn gốc các loài” (On the Origin of Species) và đưa ra “Thuyết tiến hóa.”

   Câu đầu tiên trong lời nói đầu của cuốn “Nguồn gốc các loài,” Darwin viết rằng: “Ở đây tôi sẽ cố gắng đưa ra một bản phác thảo ngắn gọn, nhưng tôi e rằng không hoàn hảo, về tiến trình của quan điểm nguồn gốc các loài” (I will here attempt to give a brief, but I fear imperfect, sketch of the progress of opinion on the Origin of Species). Câu nói này đã thực sự phản ánh sự do dự và không chắc chắn của Darwin tại thời điểm đó.

   Cần nhắc lại với mọi người rằng, những gì Darwin đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân, là một giả thuyết đang chờ các thế hệ sau phân tích và nghiệm chứng.

   Hãy thử tưởng tượng nếu Darwin có kiến ​​thức ngày nay về kính hiển vi và sinh học phân tử, có thể nhìn thấy các cấu trúc cũng như chức năng tế bào phức tạp và tinh vi như vậy, liệu ông có còn xuất bản cuốn “Nguồn gốc các loài” hay không?

   Darwin qua đời năm 1882 ở tuổi 73. Ông đã viết trong cuốn tự truyện của mình rằng: “Nếu tôi có thể sống thêm hai mươi năm nữa và tiếp tục công việc, tôi sẽ chỉnh sửa lại cuốn “Nguồn gốc các loài,” tất cả các quan điểm hẳn là đều nên chỉnh sửa.”

   Cho dù ý nghĩa của từ “chỉnh sửa” ở trên là gì, theo quan điểm hiện tại, lý thuyết của Darwin về nguồn gốc của con người và các loài thực sự cần phải được xem xét lại.

   Tiếp theo, trước tiên chúng tôi sẽ giới thiệu nội dung cụ thể của “Thuyết tiến hóa,” làm rõ những sai lầm về mặt logic của giả thuyết tiến hóa, liệt kê các thí nghiệm và kết quả mà con người đã thực hiện để kiểm chứng nó, cũng như một số sự thật khoa học cơ bản và nhận xét của các khoa học gia.

  1. Nội dung cơ bản của giả thuyết tiến hóa

   Thông thường khi nhắc đến “Thuyết tiến hóa,” mọi người có cảm giác như thể đó là một học thuyết đã được giới khoa học công nhận. Thực tế không phải vậy. Kể từ khi Thuyết tiến hóa ra đời cho đến nay, nó chưa từng được chứng minh, nó chỉ là một giả thuyết mà thôi.

   Câu chuyện “gấu biến thành cá voi” thoạt nghe như truyện cổ tích hay phim khoa học viễn tưởng. Darwin đã viết nó trong ấn bản đầu tiên của cuốn “Nguồn gốc các loài,” và nó gần như là một bản cô đọng của giả thuyết tiến hóa của Darwin. Nhà địa chất người Anh Sir Charles Lyell đã hoài nghi về câu chuyện gấu biến thành cá voi này, vì vậy Darwin đã loại bỏ ví dụ này trong các ấn bản tiếp theo.

“Thuyết tiến hóa” do Darwin đưa ra có hai giả định chính:

     2.1 Cùng chung tổ tiên, tiến hóa của các loài

   Darwin cho rằng tất cả các sinh vật sống, đều tiến hóa từ một tổ tiên chung, các sinh vật sống có thể tiến hóa từ loài này sang loài khác. Ông đã vẽ một cây tiến hóa (evolutionary tree) hay còn gọi là “cây sự sống” dựa trên mối quan hệ giữa hình dạng, cấu trúc và đặc điểm của các sinh vật khác nhau. Các loài được sắp xếp theo thời gian xuất hiện và phát triển dần dần từ phần thân cây đến cành và lá của cây.

   Một cây tiến hóa có nhiều nút (node), mỗi nút đại diện cho một loài, và các đường nối giữa các nút thể hiện mối quan hệ giữa các loài. Ví dụ, Darwin cho rằng con người và khỉ có chung tổ tiên, vì vậy đằng sau con người và khỉ có một đường biểu thị cho tổ tiên chung đó.

     2.2 Chọn lọc tự nhiên, sinh vật thích nghi mới có thể tồn tại

   Darwin cũng đưa ra giả thuyết rằng có sự cạnh tranh sinh tồn giữa các sinh vật trong tự   nhiên, tranh giành các điều kiện sống hạn chế (chẳng hạn như không gian, thức ăn, bạn tình, v.v.) để tồn tại. Đây được gọi là “chọn lọc tự nhiên.”

   Darwin tin rằng trong cuộc cạnh tranh sinh tồn, thông qua chọn lọc tự nhiên, những sinh vật nào thích nghi tốt hơn với môi trường, sẽ có nhiều khả năng sống sót hơn và sinh sản nhiều thế hệ sau hơn. Đây là tiền đề của giả thiết chọn lọc tự nhiên, sinh vật thích nghi mới có thể tồn tại.

  1. “Ba giai đoạn” của nghiên cứu khoa học cổ điển

   Ông Francis Bacon, người khởi xướng khoa học thực nghiệm hiện đại, đồng thời là nhà triết học và khoa học gia người Anh ở thế kỷ 17, đã đề ra trong cuốn sách “Novum Organum” (Công cụ mới) của mình rằng: việc thành lập bất kỳ hệ thống khoa học nào cũng cần tuân theo phương pháp luận khoa học [3].

   Trong phương pháp luận khoa học, để thiết lập bất kỳ một hệ thống khoa học thực chứng nào, thì từ lúc đưa ra đến lúc chứng minh đều cần phải trải qua ít nhất ba giai đoạn: Thứ nhất, quan sát hiện tượng; Thứ hai, đưa ra một lý thuyết hoặc giả thuyết; Thứ ba, tiến hành các thí nghiệm để nghiệm chứng lý thuyết hoặc giả thuyết đó.

   Một lý thuyết có đúng hay không, trước hết phụ thuộc vào việc quan sát hiện tượng ở giai đoạn thứ nhất có chính xác, khách quan và đầy đủ hay không. Sau đó cần xem việc quy nạp trong giai đoạn thứ hai có hợp lý hay không. Đây là những điều kiện cơ bản phải được đáp ứng, hơn nữa vẫn cần nghiệm chứng trong giai đoạn thứ ba. Nếu chỉ có hai giai đoạn đầu mà thiếu sự nghiệm chứng của giai đoạn thứ ba, thì đó không phải là một lý thuyết thực sự chính xác. Nếu các thế hệ tương lai không nghiệm chứng được, lý thuyết đó có thể sẽ bị lật đổ hoặc sửa đổi.

   Khoa học hiện đại và sinh học hiện đại được kiến lập trên hệ thống khoa học thực chứng, cũng tuân theo những quy luật tương tự như vậy.

    Ví dụ, nhà vật lý người Anh Newton đã tổng kết và đưa ra “Ba định luật chuyển động” [4] bằng cách quan sát hiện tượng trái táo rơi xuống đất, sau này chúng đã được nghiệm chứng và trở thành cơ sở cho sự phát triển của vật lý cổ điển. Sau đó, thuận theo sự phát triển của thời đại, mọi người phát hiện định luật Newton không thể giải thích các quy luật chuyển động quan sát được của các hạt vi mô, vậy nên các khoa học gia đã đột phá những giới hạn của cơ học Newton. Thông qua quan sát, quy nạp và thí nghiệm, họ đã đề ra lý thuyết cơ học lượng tử [5]. Lý thuyết này đã trở thành một trụ cột quan trọng của vật lý hiện đại.

   Khoa học đời sống hiện đại thuộc phạm trù khoa học thực chứng. Nó cũng đang không ngừng thông qua vòng tuần hoàn logic – “quan sát, giả thuyết và thí nghiệm kiểm chứng” để liên tục làm mới sự hiểu biết của con người về các hiện tượng đời sống. Qua đó, có không ít lý thuyết đã bị con người lật đổ hoặc được cập nhật cho chính xác hơn, tiếp cận với sự thật hơn.

   Ví dụ, người khởi xướng di truyền học hiện đại ban đầu là Tiến sĩ Gregor Johann Mendel (1822-1884), viện trưởng của một tu viện Thiên Chúa giáo ở Áo. Vào năm 1866, dựa trên kết quả thí nghiệm quan sát màu hoa của các thế hệ sau của cây đậu lai, ông là người đầu tiên đưa ra hiện tượng các đặc điểm sinh học, có thể di truyền từ cha mẹ sang con [6], từ đó loài người đã bước vào kỷ nguyên di truyền sinh học.

   Trước năm 1950, các khoa học gia đã cho rằng protein là vật liệu di truyền có nhiều khả năng nhất, lý do chủ yếu là protein bao gồm 20 acid amin và độ phức tạp của nó dường như lớn hơn acid deoxyribonucleic (ADN) chỉ gồm 4 nucleotide. Nhưng sau này, sau hàng chục năm kiểm chứng bằng thực nghiệm, người ta phát hiện giả thiết này hoàn toàn sai lầm, vì vậy đã lật đổ nó. Họ đã lật đổ nó như thế nào?

   Vào năm 1928, nhà vi sinh vật học và vi khuẩn học người Anh Frederick Griffith (1879~1941) đã phát hiện ra hiện tượng chuyển hóa của phế cầu [7], ông phát hiện có một chất di truyền chịu nhiệt và đặt tên nó là “chất biến nạp.”

   Sau đó, vào năm 1944, ba nhà vi khuẩn học người Mỹ là Tiến sĩ Oswald Theodore Avery (1877~1955), Tiến sĩ Colin Munro Macleod (1909~1972) và Tiến sĩ Maclyn J. McCarthy (1911~2005) sau khi nghiên cứu chuyên sâu, đã lần đầu tiên chứng minh rằng “chất biến nạp” có khả năng di truyền do Griffith phát hiện là DNA [8] chứ không phải protein.

   Tám năm sau, vào năm 1952, nhà sinh vật học phân tử người Mỹ là Tiến sĩ Alfred Day Hershey (1908~1997) đã sử dụng phương pháp đánh dấu đồng vị, xác nhận rằng acid deoxyribonucleic (DNA) mới là chất mang vật chất di truyền [9]. Phát hiện này đã đặt nền móng cho các thế hệ tương lai nghiên cứu về acid nucleic, nhờ đó ông đã đạt giải Nobel về Sinh lý học và Y học vào năm 1969.

   Vào năm 1953, Giáo sư, Tiến sĩ James Dewey Watson [10] của Đại học Harvard và Tiến sĩ Francis Harry Compton Crick [11] (1916~2004), nhà vật lý nổi tiếng của Viện Sinh học Phân tử ở Cambridge, Vương quốc Anh, đã tiến thêm một bước phát hiện cấu trúc xoắn kép của DNA. Phát hiện này đặt ra một cột mốc mới cho sự phát triển nhanh chóng của sinh học phân tử hiện đại. Vì vậy, cả hai vị khoa học gia này đều được trao giải Nobel về Sinh lý học và Y học vào năm 1962 [12].

   Kể từ đó, nhân loại bước vào kỷ nguyên nghiên cứu sinh học phân tử hiện đại.

   Nhìn lại lịch sử gần 90 năm nghiên cứu vật chất di truyền sinh học này, chúng ta không khó để nhận thấy rằng: Bất kỳ giả thuyết khoa học nào cũng cần trải qua một quá trình dài từ khi được đưa ra đến khi được nghiệm chứng, thông thường cần phải được chứng minh lặp đi lặp lại thì mới có thể được công nhận. Bởi vậy, nếu được chứng minh là không chính xác, các giả thuyết ban đầu sẽ bị lật đổ hoặc thay thế bằng các giả thuyết khác – đây là sự việc rất phổ biến.

   Khoa học chính là phát triển như vậy. Thuyết tiến hóa của Darwin cũng không ngoại lệ, nó cũng phải tuân theo các quy luật chung của phương pháp luận khoa học.

   Trong vòng 13 năm khi Darwin đưa ra Thuyết tiến hóa (1859~1872), ông đã xuất bản sáu phiên bản của cuốn “Nguồn gốc các loài” [13], mỗi phiên bản đều có những thay đổi, nhưng những thay đổi này, chỉ là sự thỏa hiệp và bổ sung do Darwin thực hiện để phù hợp với quan điểm của tất cả các bên, còn khái niệm và cái khung tổng thể thì không có nhiều thay đổi.

   Mặc dù Darwin kỳ vọng các thế hệ tương lai có thể cung cấp bằng chứng để chứng minh tính đúng đắn của Thuyết tiến hóa, nhưng thật không may, trong hơn 160 năm kể từ năm 1859 đến nay, các thí nghiệm khoa học và khám phá nghiên cứu của các thế hệ sau, không những không cung cấp bằng chứng ủng hộ để chứng minh tính đúng đắn của nó, mà ngược lại, đã tạo ra những nghi ngờ và thách thức rõ ràng đối với giả thuyết của Darwin.

   Nói cách khác, thuyết tiến hóa về thực chất vẫn là ở giai đoạn giả thuyết, chưa vượt qua giai đoạn nghiệm chứng thứ ba, thiếu khuyết bằng chứng. Nói cách khác, nó là một “giả thuyết” chưa được chứng minh.

  1. Sai lầm căn bản: Dùng “tiến hóa vi mô” để suy ra “tiến hóa vĩ mô”

   Sau khi Darwin đưa ra giả thuyết “tiến hóa,” nó đã bị nghi ngờ từ các phương diện. Cho nên, vì để cung cấp bằng chứng ủng hộ cho giả thuyết tiến hóa, các thế hệ sau đã mở rộng nó thành một hệ thống giả thuyết, bao gồm hai nội dung: “Tiến hóa vĩ mô” (Macroevolution) và “Tiến hóa vi mô” (Microevolution).

     4.1 “Tiến hóa vĩ mô”

   “Tiến hóa vĩ mô” là khái niệm cốt lõi của giả thuyết tiến hóa ban đầu, tức là một loại sinh vật tiến hóa thành một loại sinh vật hoàn toàn khác, cũng chính là sự tiến hóa của các loài được Darwin nhắc đến, chẳng hạn như ông cho rằng vượn người tiến hóa thành người [14].

   Nhà thực vật học và động vật học người Thụy Điển Carl von Linné (1707 – 1778) đã xuất bản cuốn sách “Systema Naturae” (Tạm dịch: Hệ thống tự nhiên), mở đầu cho ngành phân loại sinh học. Do đó, ông được mệnh danh là “cha đẻ của ngành phân loại sinh học” (15).

   Dựa trên cơ sở lý thuyết của ông Linné, các thế hệ sau đã tiến thêm một bước hoàn thiện, phân loại tất cả các sinh vật sống theo giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi và loài.

   Tuy nhiên, giả thuyết tiến hóa lại cho rằng, có một trình tự trong việc tạo ra các loài, áp lực môi trường có thể giúp những loài cũ có lợi thế sinh tồn, và có khả năng sống sót cao hơn, cuối cùng dẫn đến sự tiến hóa và tạo ra loài mới. Đây được gọi là học thuyết “tiến hóa vĩ mô.”

   Nói một cách cụ thể, giả thuyết tiến hóa cho rằng, loài người đầu tiên là do các tế bào đơn giản phát triển thành thực vật, động vật sống dưới nước, rồi từ từ bò lên cạn trở thành động vật lưỡng cư, động vật bò sát, sau đó trở thành động vật có vú, trở thành khỉ và leo lên cây, rồi trở thành loài vượn người đi thẳng đứng, cuối cùng trở thành con người hiện đại có văn minh.

Sự nhảy vọt và biến đổi từ loài này sang loài khác là nội hàm thực sự của khái niệm “sự tiến hóa của các loài” do Darwin đưa ra, cũng chính là “tiến hóa vĩ mô.”

     4.2 “Tiến hóa vi mô”

   “Tiến hóa vi mô” được mô tả là tính đa dạng và biến dị trong một loài sinh vật, tức là mức độ gene thay đổi giữa các cá thể khác nhau trong cùng một loài, không liên quan đến sự thay đổi về loài [16].

   Trong một số trường hợp, khi các nhóm sinh vật phải đối mặt với những thay đổi về môi trường, có thể sẽ xuất hiện tình huống có lợi cho sự sinh sản của một số cá thể thuộc chủng loại nào đó. Dưới tình huống này, những gì mọi người quan sát được là biến dị trong loài, không có nghĩa là tạo ra các loài mới.

     4.2.1 Bướm đêm là “biến dị” chứ không phải “tiến hóa”

   Liên quan đến sự khác biệt giữa khái niệm tiến hóa vi mô và tiến hóa vĩ mô [17], trong sách giáo khoa còn có một ví dụ kinh điển khác.

   Hiện tượng “hóa đen công nghiệp” của bướm đêm, trong đó màu sắc của bướm đêm thay đổi từ sáng sang tối sau cuộc Cách mạng Công nghiệp, từng là một ví dụ trong sách giáo khoa được trích dẫn rộng rãi để ủng hộ cho Thuyết tiến hóa.

   Trước cuộc Cách mạng Công nghiệp, trong những khu rừng ở vùng nông thôn xứ Wales, Anh quốc, có một loài bướm tiêu (Peppered moth) sinh sống. Bề mặt cánh của chúng phần lớn có màu nhạt, khi đậu trên vỏ cây hoặc rêu màu trắng, chúng gần như hòa mình làm một với môi trường xung quanh. Tuy nhiên, sau cuộc Cách mạng Công nghiệp, do ô nhiễm khiến vỏ cây và rêu sáng màu giảm đi, nên bướm tiêu trắng rất dễ bị săn mồi. Lúc này đã xuất hiện bướm tiêu đen, nó có thể ẩn mình tốt hơn và dần trở thành quần thể chính trong khu rừng.

   Trong một bài báo đánh giá vào năm 1998 trên tạp chí “Evolutionary Biology,” nghiên cứu ban đầu về hiện tượng “hóa đen công nghiệp” ở bướm tiêu đã được xem xét lại. Cuối cùng người ta kết luận rằng, phương pháp thí nghiệm ban đầu tồn tại những sai sót đáng kể, và hiện tại không có bằng chứng thuyết phục nào chứng minh cho hiện tượng “hóa đen công nghiệp” của bướm tiêu [18].

   Tuy nhiên, cho dù là bướm tiêu trắng hay đen, chúng đều là bướm tiêu và thuộc cùng một loài, đó chỉ là một hiện tượng biến dị trong loài. Bướm tiêu có hai màu này luôn tồn tại, chỉ là bướm tiêu đen có khả năng sống sót và sinh sản cao hơn trong môi trường ô nhiễm công nghiệp.

   Điều thực sự cần được giải thích là loài bướm tiêu này đến từ đâu, đây vừa vặn là điều mà giả thuyết tiến hóa của Darwin không thể giải thích được. Do đó, “hiện tượng bướm tiêu” về sau đã hoàn toàn bị phủ định, mọi người không còn sử dụng nó để ủng hộ “thuyết tiến hóa.”

     4.2.2 Vi khuẩn kháng thuốc là “biến dị” chứ không phải “tiến hóa”

   Trong trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh, vi khuẩn sẽ sinh ra các đột biến kháng thuốc

để tồn tại, đây là cách vi khuẩn kháng thuốc được tạo ra. Tuy nhiên, vi khuẩn kháng thuốc vẫn là loại vi khuẩn đó, nó không hề biến thành một loại vi khuẩn khác.

   Ngoài ra, biến thể virus tạo ra do sử dụng thuốc kháng virus, biến đổi ở sâu bệnh do sử dụng thuốc trừ sâu, biến đổi ở cỏ dại do sử dụng thuốc diệt cỏ… chúng đều thuộc phạm trù của cái gọi là “tiến hóa vi mô,” nhưng các loài nói trên đều chưa biến đổi thành một chủng loại sinh vật khác.

   Trên thực tế, có vô số ví dụ về sự biến dị trong loài trong cuộc sống của chúng ta, dưới đây là một số ví dụ:

     4.2.3 Dù màu da nào, chúng ta đều là con người

   Lấy sự thay đổi màu da của con người làm ví dụ. Những người khác nhau có màu da khác nhau, nhưng dù là da trắng, da đen hay da vàng thì họ vẫn là cùng một loài – con người. Tỷ lệ người có màu da khác nhau sống ở các vị trí địa lý có thể khác nhau, nhưng dù sống ở đâu thì họ vẫn thuộc một nhân chủng gốc.

     4.2.4 Bất kể màu đỏ, cam, vàng hay trắng, tất cả đều là hoa tulip

   Vào ngày 12/05/2023, Lễ hội hoa Tulip Canada lần thứ 71 đã khai mạc tại Ottawa. Trong lễ hội có hơn 100 loại hoa tulip phân bố trên 120 vườn hoa, bao gồm hoa màu đỏ, cam, vàng, trắng. Nhưng dù có bao nhiêu màu sắc và hình dạng, chúng vẫn đều là hoa tulip [19].

   Lễ hội hoa Tulip Canada lần thứ 71 đã được tổ chức tại Ottawa từ ngày 12 đến ngày 22/05/2023. (Ảnh: Nhậm Kiều Sinh/Epoch Times)

     4.2.5 Dù là bọ cánh cứng xanh hay nâu thì đều là bọ cánh cứng

   Bởi vì bọ cánh cứng màu xanh lá cây, có nhiều khả năng bị chim phát hiện và ăn thịt hơn, còn bọ cánh cứng màu nâu có nhiều khả năng sống sót trên cây hơn, vậy nên những con bọ cánh cứng biểu hiện gene nâu [20] càng dễ sinh sôi hơn. Nhưng cho dù bọ cánh cứng có màu xanh hay nâu thì chúng vẫn là bọ cánh cứng. Cả hai loài bọ cánh cứng luôn tồn tại, và không phải là loài mới. Dù là bọ cánh cứng xanh hay nâu thì đều là bọ cánh cứng. (Ảnh: Epoch Times)

     4.2.6 Chim sẻ lớn hay nhỏ cũng đều là chim sẻ

   Chim sẻ được du nhập vào Bắc Mỹ vào năm 1852. Kể từ đó, chim sẻ phương Bắc đã có kích thước lớn hơn chim sẻ phương Nam. Sự khác biệt này có thể là do: Những con chim lớn hơn thích nghi tốt hơn với nhiệt độ lạnh so với những con chim nhỏ hơn, vì vậy khí hậu lạnh hơn ở phía Bắc có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự sống sót của những con chim lớn hơn, nên chim sẻ ở phương Bắc có kích thước lớn hơn [21]. Nhưng bất kể chim sẻ lớn hay chim sẻ nhỏ, chúng đều là chim sẻ, chúng vẫn luôn tồn tại và không hề sinh ra loài mới.

     4.3 Sai lầm logic của việc khái quát hóa quá mức

   Trên thực tế, những ví dụ mà Darwin liệt kê trong cuốn sách “Nguồn gốc các loài” đều là những ví dụ về “tiến hóa vi mô.” Ông không quan sát được bất kỳ trường hợp thực tế nào về sự thay đổi từ loài này sang loài khác. Ông chỉ thông qua những hiện tượng quan sát được về sự biến dị trong loài, để đưa ra kết luận chủ quan về sự tiến hóa giữa các loài – tức “tiến hóa vĩ mô.” Vậy nên, lý luận của Darwin trong giai đoạn thứ hai đã vi phạm kiến thức logic thông thường, và là sai lầm khi khái quát hóa quá mức – dùng vi mô khái quát cho vĩ mô.

   Điều khiến người ta không thể tưởng tượng nổi là, để cung cấp bằng chứng cho “tiến hóa vĩ mô” của Darwin, những người ủng hộ sau này đã đem khái niệm “biến thể” (Variation) trong loài vào hệ thống lý thuyết tiến hóa, và đổi tên thuật ngữ này thành “tiến hóa vi mô” (Microevolution), mục đích là gây nhầm lẫn giữa các khái niệm, làm mờ đi sự khác biệt rất lớn giữa “tiến hóa vi mô” và “tiến hóa vĩ mô,” khiến mọi người tin vào thuyết “tiến hóa vĩ mô.”

   Hiện nay, nếu bạn sử dụng từ “evolution” (tiến hóa) để tìm kiếm trong kho tài liệu khoa học, tất cả những bài viết mà bạn nhận được đều sẽ nói về “biến dị” trong loài, không có bài viết nào thực sự cung cấp bằng chứng cho thấy rằng một loài có thể biến đổi thành loài khác như Darwin đề ra.

   Việc tạo ra bất kỳ loài mới nào, cũng đòi hỏi phải tạo ra các gene mới (thông tin mới), nhưng không có thí nghiệm hiện tại nào quan sát thấy điều đó. Giáo sư Ian Macreadie ở Viện Công nghệ Melbourne, nhà sinh học phân tử nổi tiếng người Úc, đã bình luận như thế này về giả thuyết tiến hóa:

   “Những gì bạn nhìn thấy trong phòng thí nghiệm là sự sao chép gene, hoặc là sự tái tổ hợp của các gene hiện có, hoặc là gene bị lỗi (mất thông tin), chúng có thể giúp vi khuẩn tồn tại – ví như khiến thuốc không thể liên kết hiệu quả, nhưng bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy bất kỳ thông tin mới nào xuất hiện trong tế bào. Đôi khi, một loại vi khuẩn có thể ‘bơm’ thông tin vào một loại vi khuẩn khác để vi khuẩn đó trở nên ‘mới’ – nhưng thông tin này phải xuất hiện ở đâu đó, mà chúng ta chưa bao giờ quan sát thấy điều như vậy xảy ra. Thật khó để tưởng tượng bất kỳ khoa học gia nghiêm túc nào lại tin rằng, thông tin thực sự (di truyền) có thể tự sinh ra từ con số không [22].”

XEM TIẾP CHƯƠNG 1 – PHẦN 2 sẽ được đăng lên trong những tuần tới.

 

 

(Nguồn:https://www.epochtimesviet.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan