Nike là một tập đoàn đa quốc gia của Mỹ chuyên thiết kế, sản xuất, tiếp thị và bán giày và quần áo thể thao.
Rất nhiều điều đã xảy ra kể từ khi Dylan Mulvaney đi dạo quanh sân trong chiếc áo ngực thể thao của Nike vào tháng 4 năm ngoái. Vài ngày sau khi khuôn mặt của anh ấy xuất hiện trên lon bia Bud Light – cuộc tranh cãi đã gây ra hàng nghìn cuộc tẩy chay – cảnh anh ấy thực hiện động tác nhảy cầu trong trang phục tập luyện của phụ nữ có thể nói là tồi tệ nhất.
Và biểu đồ chứng khoán trông giống như một dốc trượt tuyết xuống dốc đã chứng minh điều đó. Nhiều tháng sau khi cả nước phản đối bằng vụ đốt áo lót, tiếng chạy vù vù duy nhất mà Nike nghe thấy bây giờ là tiếng lợi nhuận chảy thoát đi mất.
Trong khi Bud Light thu hút hầu hết sự chú ý với sự sụp đổ lịch sử của nó, thì sự tàn phá từ việc ủng hộ người chuyển giới của Nike là thật sự. Đến tháng 8 năm ngoái, thương hiệu Michael Jordan và Tiger Woods của Nike đang trải qua điều mà các chuyên gia gọi là “chuỗi thất bại lớn nhất kể từ năm 1980”. Những khoản lỗ thảm khốc – lên tới 13 tỷ USD giá trị thị trường – cho thấy sự phẫn nộ của người tiêu dùng đã giáng một đòn nặng nề cho Nike.
Những người phụ nữ giận dữ dẫn đầu cáo buộc, đả kích công ty đã xúc phạm đến phụ nữ ở khắp mọi nơi. “Quảng cáo này giống như là một sự nói đi nói lại giá trị thấp kém của phụ nữ … Việc Nike làm điều này giống như một tuyên bố chọc giận và gây thất vọng cho phụ nữ,” một người viết. Những người khác chỉ trích thương hiệu này vì đã “chế nhạo phụ nữ”, thề sẽ không bao giờ mua thứ gì khác từ một công ty đã chọn một người đàn ông “hơn tất cả những phụ nữ đang chăm chỉ làm việc tập luyện trong bộ trang phục năng động của bạn”. Nó “hoàn toàn kinh tởm.” Hầu hết mọi người không thể hiểu được logic tiếp thị của Nike. “Tại sao Nike không trả tiền cho những phụ nữ thực sự là phụ nữ để quảng cáo cho một sản phẩm dành riêng cho phụ nữ?” họ muốn biết.
Gần một năm sau, áp lực vẫn không giảm đi. Các nhà phân tích thị trường đã bị sốc trước việc công ty không thể phục hồi sau một đợt lao xuống dốc mà họ lầm tưởng chỉ là tạm thời. Theo Yahoo Finance, cổ phiếu của Nike đã giảm 11,3% kể từ đầu năm và đang giao dịch “thấp hơn 26,1% so với mức cao nhất trong 52 tuần”. Và trong khi các chuyên gia đang đổ lỗi cho mọi thứ, từ mức cầu yếu ở nước ngoài đến những thách thức về giá cả và doanh số bán hàng chậm lại, những lý giải của họ đã bỏ lỡ một thực tế quan trọng nhất: người mua hàng sẽ không còn chịu đựng chủ nghĩa cực đoan xã hội nữa. Hoạt động của cộng đồng LGBT, kiểu hoạt động được Mulvaney phô trương và được các phòng họp hội đồng quản trị mù quáng đón nhận, tiếp tục là nguyên cớ hủy phá lợi nhuận của công ty.
Một hàng dài các CEO theo chủ trương “tĩnh thức bất trí” (woke) có thể làm chứng cho điều đó – bao gồm Anheuser-Busch, Target, Disney, Planet Fitness, RipCurl và Doritos (mặc dù hai CEO sau đã có bước đi táo bạo là xin lỗi và sửa chữa). Mặt khác, Nike chỉ bám trụ vào điều họ đã làm – một quyết định buộc họ phải sa thải 1.600 người vào tháng 2, với đợt cắt giảm thứ hai dự kiến vào tháng 5.
Ông chủ của Nike, John Donahoe, đã gọi sự suy thoái của công ty là “một thực tế đau đớn và không phải là điều mà tôi xem nhẹ”. “Chúng tôi hiện không hoạt động ở mức tốt nhất và cuối cùng tôi phải chịu trách nhiệm về bản thân và đội ngũ lãnh đạo của mình,” nhưng ông đã không đề cập đến những quyết định sai lầm đã đưa Nike rơi vào tình thế này ngay từ đầu.
Thật không may, công ty có một lịch sử hoạt động chính trị lâu dài và đáng thất vọng. Hàng triệu khách hàng đã tuyên bố từ bỏ Nike sau khi Nike tán thành tiền vệ chống Mỹ Colin Kaepernick, người cùng với việc không tôn trọng quốc ca của chúng ta, đã thuyết phục công ty dẹp đi những đôi giày yêu nước của mình. Họ là nhà bán lẻ đồ thể thao đầu tiên thổi bùng ngọn lửa căng thẳng chủng tộc trong cuộc bạo loạn George Floyd, lên tiếng ủng hộ các nhóm gây tranh cãi như Black Lives Matter. Họ đã đấu tranh chống lại quyền tự do tôn giáo trong các dự luật nhận con nuôi, thể thao dành cho trẻ em gái và quyền riêng tư, thậm chí còn tung ra dòng quần áo chuyển giới đặc biệt có tên Be True.
Điều nghiêm trọng nhất là Nike là một trong số ít thương hiệu công khai sử dụng lao động nô lệ để may những đôi giày mang tính biểu tượng của họ. Một bài báo năm 2020 của The Washington Post đã nói về những người Duy Ngô Nhĩ được tha khỏi các trại tập trung của Trung Quốc chỉ để khom lưng bên bàn máy may logo của Nike trên vô số hàng sản xuất dây chuyền giày – lên tới bảy triệu đôi mỗi năm.
Mục sư Jack Graham của Hội Thánh Bible Prestonwood phát biểu về những vấn đề mà Hội Thánh hiện đại phải đối mặt:
“Mọi người đều biết họ không đến đây bởi tự nguyện”, một phụ nữ Trung Quốc nói với phóng viên Anna Fifield vào thời điểm đó. “Họ được đưa tới đây… vì họ không có lựa chọn nào khác. Chính phủ đã gửi họ tới đây.” Một chuyên gia nói với tờ Post rằng đó là cách chính phủ Trung Quốc “xuất khẩu văn hóa và đạo đức trừng phạt của ‘trại cải tạo’ Tân Cương tới các nhà máy trên khắp Trung Quốc”.
Thật đáng kinh ngạc, khi một dự luật lưỡng đảng đe dọa cấm sử dụng lao động nô lệ trong các công ty Mỹ, chấm dứt vai trò của đất nước chúng ta trong những hành động tàn bạo về nhân quyền này, Nike đã đấu tranh để tiêu diệt nó. Người phát ngôn của công ty phủ nhận điều đó, đáp lại cáo buộc của The New York Times rằng họ chỉ đang “đối thoại mang tính xây dựng” với các nhà lập pháp. Nhưng ngay cả hôm nay, ba năm sau khi Joe Biden ký Đạo luật ngăn chặn lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ, chính phủ Canada vẫn đang điều tra các khiếu nại rằng Nike vẫn đang sử dụng lao động nô lệ ở Tân Cương, nơi mà họ coi là “tội ác chống lại loài người”.
Giờ đây, sau một năm thất bại với Dylan Mulvaney, tổng công ty đặt trụ sở tại Oregon đang gặt hái một cơn lốc. Thay vì ngừng thực hiện một chương trình nghị sự mà người Mỹ rõ ràng đã từ chối, Nike lại ngoan cố nghiêng về chủ nghĩa cấp tiến đang khiến các thương hiệu khác phá sản. Vào thời điểm mà gần 300 công ty đang ủng hộ việc ủng hộ LGBT, Nike đã đạt điểm hoàn hảo 100% về Chỉ Số Bình Đẳng của Chiến Dịch Nhân Quyền trong năm nay (một thành tích khá cao nếu xét đến các tiêu chuẩn chuyển giới quá cao của HRC).
Nếu Nike muốn chọc giận người tiêu dùng vào thời điểm có mức giảm sút kỷ lục thì đó là việc của họ. Nhưng lời khuyên tốt hơn có thể đến từ các đồng nghiệp của họ, những người tin rằng khẩu hiệu thông minh hơn của công ty sẽ là: “Đừng làm vậy.”
Trần Ngọc
Lược dịch Theo Nguồn: https://www.christianpost.com