Tại Sao Cầu Nguyện Trong Cơn Đại Dịch Là Khôn Ngoan

Share

Tựa đề bài viết này có thể khiến bạn đọc dễ cho rằng tác giả là một người lãnh đạo Hội thánh, một người nghiên cứu Kinh Thánh hay một thần học gia. 

Tác giả bài viết là Michael R. Egnor. Dù có bằng Cao Học Thần Học (MD), nhưng Egnor chính thực là Giáo sư Giải Phẫu Thần Kinh và Nhi Khoa của Đại Học Tiểu Bang New Yor, Stony Brook. Ông là Giám Đốc Giải Phẫu Thần Kinh Nhi Đồng, và là một nhà phẫu thuật được nhiều giải thưởng. Ông được báo New York Magazine, vào năm 2005, vinh danh là một trong những bác sỹ tốt nhất của thành phố New York. Những nghiên cứu của ông đã được các tạp chí biên khảo về thần kinh, nhi khoa và não tủy sống đăng tải. Ông là thành viên của hội đồng nghiên cứu của Hiệp Hội Dịch Não Tủy ở Mỹ và thường xuyên đi giảng thuyết xuyên Mỹ và Châu Âu.

Nhà sinh vật tiến hóa học Jerry Coyne nghĩ rằng chỉ có những kẻ khờ dại cầu nguyện cho chuyện dịch Vũ Hán coronavirus. Ông ta đã sai và đây là lý do tại sao.

Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Mike Pence và Ủy Ban Đặc Nhiệm Phòng Chống Dịch Vũ Hán Covid-19 cầu nguyện

Nhà sinh học tiến hóa Jerry chắc là bực mình lắm vì Ủy Ban Đặc Nhiệm được dẫn đầu bởi Phó Tổng Thống Mỹ Mike Pence, hiệp nhau lại cầu nguyện. Ôi thật hết chỗ nói!

Trên mạng whyevolutionistrue.wordpress còn có cả bức hình chụp toàn Ủy Ban Đặc Nhiệm cầu nguyện chung với nhau! Chúng ta không cần cầu nguyện; chúng ta cần khoa học! Nhìn vào bức hình tôi rất bực mình nhưng cũng chẳng ngạc nhiên lắm… Rốt cuộc chỉ là hết một ảo ảnh phép lạ can thiệp này rồi đến một ảo ảnh khác! Jerry Coyne viết trong bài có tựa đề “Jesus ‘N’ Mo ‘N’ Pence”.

Dĩ nhiên là chẳng có gì sai với sự cầu nguyện trong một cơn khủng hoảng. Chẳng có một chút nghi ngờ gì là người tiền sử giơ tay cầu khẩn với thần Mặt Trời của họ khi một cuộc săn cọp thời tiền sử có răng hình cây đao thất bại thê thảm. Nó là một phần rất thực của kho dụng cụ của loài người. 

Sự khôn ngoan và hiệu quả của sự cầu nguyện trong cơn khủng hoảng hoàn toàn dựa vào một câu hỏi: Lời cầu nguyện có hướng đến một Đấng Nào Đó có thật, hay chỉ dựa trên một ảo tưởng?

Nếu đối tượng của sự cầu nguyện nài xin là thật, thì sự cầu nguyện có lẽ phải là điều đầu tiên quý vị muốn làm trong một biến cố. Một lời nài xin CHỦ NHÂN là một lời mở đầu để bắt đầu công việc quản trị một vấn đề. Tôi là một bác sỹ giải phẫu thần kinh, và tôi cầu nguyện trước mỗi cuộc giải phẫu. Nó thật là giúp cho tôi.

Nếu không có một Đối Tượng là thật để cầu nguyện thay, thì sự cầu nguyện chỉ là dựa trên một ảo tưởng. Nhưng thật đáng chú ý để ghi nhận rằng, như sử gia Rodney Stark đã chỉ ra, cầu nguyện và đức tin Cơ đốc trong những trận đại dịch thời cổ đã cứu nhiều mạng sống bởi vì những Cơ đốc nhân trung tín vẫn ở cùng trong cơn dịch bệnh. Họ cung ứng sự chăm sóc cho những người hàng xóm là những người sẽ không thể sống sót trừ khi họ có được những người bạn can đảm để chăm sóc họ. Bệnh Viện Trẻ Em Thánh Giu-đe – một trung tâm hàng đầu thế giới về ung thư trẻ em, được thành lập bởi vì một lời cầu nguyện.  Cho nên tâm điểm và lòng thương xót được dấy lên bởi sự cầu nguyện cứu sống nhiều sinh mạng, cho dù có hay không có Chúa ở đó để nghe lời cầu nguyện. 

Dĩ nhiên, nếu Đức Chúa Trời không hiện hữu, thì Coyne là đúng khi có ý nói rằng sự cầu nguyện là dựa trên một ảo tưởng. Nhưng điểm đáng nói ở đây là nếu Ngài hiệu hữu, thì sự cầu nguyện là thiết yếu.

Thế nên, tôi hỏi Coyne, Đức Chúa Trời có hiện hữu không? Những câu trả lời của Coyne với câu hỏi mấu chốt này đều không đủ tầm vóc.

Lập luận của ông đặt trọng tâm vào một dãy những lý luận như sau: 

  1. Khoa học là về tìm kiếm những giải thích duy vật về thế giới
  2. Chỉ những giải thích duy vật được lập nên bởi khoa học. 
  3. Vì thế, không cần đến những giải thích phi duy vật để giải thích thiên nhiên.

Đáng chú ý là những cố gắng của Coyne để bác bỏ những lập luận thực tế về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời chứa đựng những sự trước sau không như một đến nỗi thực sự là ông không quá cuồng chống và ông cung cấp một số liên hệ giải thích (ủng hộ cho sự hiện hữu đó). Hiển nhiên là ông không hiểu những lập luận đó hay là ông không muốn học biết về chúng.

Nếu Đức Chúa Trời hiện hữu, cầu nguyện trong cơn khủng hoảng là thật cần thiết và nền tảng. Thomas Aquinas là một nhà thần học nhưng lại trình bày một cách logic những lập luận về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời mà không thể bác bỏ được. Bạn đọc có thể xem bài viết tóm lược trên https://evolutionnews.org/2019/10/introducing-aquinas-five-ways/ có tựa đề “Năm Con Đường của Aquinas.” Vắn tắt năm tiêu đề phân biện là như sau: 

Con Đường Thứ Nhất và định luật Một Chồng Sách

Không bác bỏ được, không bắt lỗi được, không tránh né được: Con Đường Thứ Hai của Aquinas

Con Đường Thứ Ba của Aquinas: Một Sự Tương Đồng Với Ánh Trăng

Con Đường Thứ Tư của Aquinas: Ánh Sáng Trong Cái Gương

Con Đường Thứ Năm của Aquinas: Bằng chứng từ Đặc Điểm Cá Biệt

Chứng cớ cho sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, như được Aquinas trình bày, thực ra lại chứa đựng những tiến trình phân giải hợp lý và có tính biện chứng chẳng những như khoa học, mà còn mang tính khoa học hơn nhiều lý thuyết khoa học.

Sự cầu nguyện của Ủy Ban Đặc Nhiệm Chống Dịch Vũ Hán/Coronavirus là khôn ngoan và hoàn toàn thích hợp, về cả hai lý do thần học và khoa học.

Vâng, tách ra hai lãnh vực khoa học và đức tin nhưng không theo cách quý vị nghĩ.  Những Nhà Khoa Học bác bỏ ý thức và ý chí tự do sẽ bỏ qua sự kiện là những chức năng cao hơn của tâm trí không thể bị phân rẻ ra bằng cách phân rẻ bộ não thành hai phần phân nửa.

Thịt, vật chất, không có những quan điểm. Chúng ta không thể thực tế chối bỏ ý chí tự do.

 

Naphtali

(Lược dịch theo: mindmatters.ai)

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan