Tại Sao Khoa Học Và Chủ Nghĩa Vô Thần Không Hòa Hợp

Share

Lời chủ bút: Bài viết này là một trích đoạn nhỏ từ cuốn sách mới của John Lennox, Năm 2084: Thông Minh Nhân Tạo Và Tương Lai Của Con Người (2084: Artificial Intelligence and the Future of Humanity). Tiến sĩ Lennox là Giáo Sư Toán của Đại Học Oxford.

Những đám mây vũ trụ của Mộc Tinh. Ảnh: Gerald Eichstädt và Sean Doran (CC BY-NC-SA)/NASA/JPL-Caltech/SwRI/MSSS.

Khoa học tiến triển trên nền tảng của sự giả định rằng vũ trụ, ít nhất trong một chừng mực nhất định, có thể hiểu được bởi tâm trí của con người. Không một khoa học nào có thể được dựng nên khi không có các nhà khoa học tin vào điều này. Thế nên thật quan trọng để có những nền tảng cho niềm tin này.

Chủ nghĩa vô thần không cho chúng ta một niềm tin, vì nó thuyết lên một nguồn gốc không được hướng dẫn và không suy xét về sự sống của vũ trụ và lương tâm.

Charles Darwin thấy được vấn đề. Ông viết: “Với tôi, sự nghi ngờ khủng khiếp luôn luôn dấy lên về vấn đề nếu quyết đoán của tâm trí con người, được phát triển từ tâm trí của những loài thú thấp kém hơn, là có giá trị hay đáng tin cậy.”

Tương tự như vậy, nhà vật lý lượng tử John Polkinghorne nói rằng hạ thấp những sự kiện tâm thần xuống thành những hoạt động hóa học và vật lý làm hủy diệt đi ý nghĩa:

Những sự suy tưởng bị thay thế bằng những sự kiện thần kinh bởi phản ứng hóa điện (electrochemical neural events). Hai sự kiện như thế không thể nào đối đầu với nhau trong một đối thoại theo lý trí. Chúng là không đúng cũng không sai. Chúng đơn giản xảy ra… Thế giới của đối thoại theo lý trí bị bão hòa vào trong những phiếm luận ngu xuẩn của những kỳ tiếp hợp bên trong các tế bào. Nói một cách thẳng thắn điều đó không thể đúng và chẳng một ai trong chúng ta tin nó là như thế. 

Polkinghorne là một Cơ đốc nhân, nhưng một số nhà vô thần nổi tiếng cũng nhận thức sự khó khăn ở đây.

Sự Xóa Bỏ Lý Trí.

Trong cuốn sách của mình, Tâm Trí và Vũ Trụ (Mind and Cosmos), triết gia vô thần Thomas Nagel nói rằng:

Nếu tâm thần tự nó không chỉ là thể lý, nó không thể nào có thể được giải thích hoàn toàn bởi khoa học vật lý… chủ nghĩa tự nhiên tiến hóa (evolutionary naturalism) cho rằng chúng ta không phải chấp nhận bất cứ sự quyết đoán nào của chúng ta một cách nghiêm trọng, luôn cả hình ảnh thế giới khoa học mà chủ nghĩa tự nhiên tiến hóa dựa trên đó.

Có nghĩa là, chủ nghĩa tự nhiên, và vì thế chủ nghĩa vô thần, làm suy yếu những nền tảng của tính lý trí thiết yếu mà chính nó cần có để kiến tạo hay hiểu hay tin bất cứ loại lập luận nào, không chỉ riêng về khoa học. Tóm lại, nó đưa điến sự xóa bỏ lý trí – một loại “xóa bỏ con người,” vì lý trí là một phần thiết yếu của cái có ý nghĩa là con người.

Nên chẳng có gì đáng ngạc nhiên, tôi bác bỏ chủ nghĩa vô thần vì tôi tin Cơ đốc giáo là thật. Nhưng điều đó không phải là lý do duy nhất của tôi. Tôi cũng bác bỏ nó vì tôi là một nhà toán học quan tâm đến khoa học và tư duy lý trí. Làm thế nào mà tôi có thể tán thành một thế giới quan lập luận xóa bỏ lý trí rất thiết yếu mà tôi cần phải có để có thể nghiên cứu toán học? Ngược lại, thế giới quan theo kinh thánh truy xét nguồn gốc nguyên thủy của lý trí con người đến sự kiện là chúng ta được sáng tạo trong ảnh tượng của một Đức Chúa Trời có lý trí làm nên một hiểu biết thật theo như cách chúng ta giải thích (sự việc) trong khoa học.

Khoa học và Đức Chúa Trời hòa hợp với nhau thật hài hòa.

Nhưng khoa học và chủ nghĩa vô thần không thể hòa hợp với nhau được.

 

Nguyễn Bình

(Lược dịch theo: evolutionnews.org) 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan