Trung Quốc Sẽ Trở Nên Quốc Gia Có Đông Cơ Đốc Nhân Nhất Trong 15 Năm Tới.
Đây là một hội thánh được nói đến là lớn nhất ở Trung Quốc. Vào ngày Chúa Nhật Phục Sinh hàng ngàn người đổ dồn về ngôi nhà thờ cực lớn này để tuyên xưng lòng trung tín của họ – không phải là với Đảng Cộng Sản, nhưng với thập tự giá.
Hội thánh Liushi, với số ghế ngồi gấp đôi nhà thờ Westminster Abbey và cây thập giá cao hơn 60 thước có thể thấy được từ hàng dặm, đã được khánh thành vào năm 2013 với lời tuyên bố của một thần học gia, rằng “một phép lạ đã xảy ra đến nổi một thị trấn nhỏ như vậy mà có thể xây cất một hội thánh lớn như thế!” Cơ sở nhà thờ được xây cất tốn phí 8 triệu bảng Anh là một trong những biểu tượng thấy rõ nhất của sự cải đạo tăng tốc và tiến hóa thành một trong những hội chúng Cơ Đốc Nhân lớn nhất trên thế giới.
“Thật kỳ diệu khi trở nên một người sống theo Cứu Chúa Giê-su. Nó làm chúng ta trở nên thật bình an và tự tin,” Jin Hongxin, một người khách 40 tuổi, rất ngưỡng mộ cây thập giá bằng vàng phía trên bục giảng, thốt lên nhân dịp đến dự Tuần Thánh Phục Sinh. “Nếu mỗi người ở Trung Quốc tin nhận Chúa Giê-su, chúng tôi sẽ không cần có thêm những đồn công an. Sẽ không còn những kẻ xấu và vì thế không còn tội ác" Cô nói thêm.
Trên mặt chính thức, Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Trung Quốc là một nước vô thần, nhưng điều đó đang thay đổi rất nhanh khi có đến 1 tỷ 300 triệu công dân tìm kiếm ý nghĩa và nguồn an ủi tâm linh mà chủ nghĩa cộng sản lẫn tư bản dường như không thể đem lại. Những cộng đồng cơ đốc nhân đã phát triển tăng vọt như hỏa tiển kể từ khi các hội thánh bắt đầu hoạt động trở lại sau khi Chủ Tịch Mao Trạch Đông chết vào năm 1976, đánh dấu sự chấm dứt của Phong Trào Cách Mạng Văn Hóa. Chưa đầy bốn thập niên sau đó, một số người tin rằng Trung Quốc đang chuyển mình không chỉ để trở nên dẫn đầu kinh tế thế giới nhưng cũng để trở thành một nước có số cơ đốc nhân nhiều nhất thế giới.
“Theo tính toán của tôi thì sẽ rất sớm để Trung Quốc có định mệnh trở thành một nước có số lượng cơ đốc nhân lớn nhất thế giới,” Đây là lời tuyên bố của Fenggang Yang, một giáo sư xã hội học của Đại Học Purdue và tác giả cuốn “Tôn Giáo Ở Trung Quốc: Sinh Tồn Và Phục Hưng Dưới Pháp Luật Cộng Sản.” “Điều này sẽ xảy ra trong vòng chưa đến một thế hệ và không có nhiều người được chuẩn bị cho sự biến đổi lạ lùng này” . Cộng đồng hội thánh Tin Lành Trung Quốc (Protestant). vốn chỉ có 1 triệu người vào năm 1949, đã qua mặt nhiều nước thường được kể đến là có những cuộc phấn hưng. Vào năm 2010 có trên 58 triệu cơ đốc nhân tin lành so với 40 triệu ở Brazil và 36 triệu ở Nam Phi, theo số liệu của Trung Tâm Khảo Cứu Tôn Giáo Và Đời Sống Công Chúng Pew.
Giáo sư Yang, một chuyên gia hàng đầu về tôn giáo ở Trung quốc, tin rằng con số sẽ bành trướng đến 160 triệu vào năm 2025. Nó có vẻ sẽ đưa Trung Quốc vượt qua Hoa Kỳ, hiện có 150 triệu tín hữu tin lành vào năm 2010 nhưng nay đang trong tình trạng nhiều hội thánh giảm sút số lượng tín hữu. Vào năm 2030, tổng số cơ đốc nhân, bao gồm Công Giáo, sẽ vượt quá mức 247 triệu, làm cho Trung Quốc vượt qua Mexico, Brazil và Hoa Kỳ, để trở thành một cộng đồng Cơ Đốc lớn nhất trên thế giới. Ông nói: “Mao Trạch Đông nghĩ là ông ta có thể tận diệt tôn giáo. Ông ta nghĩ là ông ta đã hoàn tất việc này, nhưng trớ trêu thay – Họ đã không bị như vậy. Cộng sản đã hoàn toàn thất bại.”
Cũng như những hội thánh khác, hội thánh ở thị xã Liushi, 200 dặm phía nam Thượng Hải trong tỉnh Quế Giang, đã từng có một lịch sử cực kỳ thăng trầm. Thị xã được dựng nên vào năm 1866 sau khi William Edward Soothill, một nhà truyền giáo sinh ở Yorkshire và sau này là một giáo sư đại học Oxford, bắt đầu truyền giảng cho các cộng đồng địa phương. Nhưng vào thời kỳ cuối của những năm 1950s, bị nuốt chửng bởi những chiến dịch bạo động chống lại cơ đốc nhân của Mao Trạch Đông, hội thánh bị buộc phải đóng cửa
Kể từ khi mở cửa trở lại vào năm 1978 hội thánh đã đi từ bước mạnh mẽ này đến mức mạnh mẽ khác dù. hội thánh là một phần của hội thánh Cơ Đốc được chính quyền chính thức công nhận – cùng với hàng ngàn hội thánh khác đã chấp nhận cho Đảng Cộng Sản giám thị để đổi lấy việc được cho phép thờ phượng. Ngày nay, hội thánh có 2600 tín hữu thờ phượng thường xuyên và 70 người chịu báp-tem mỗi năm, theo lời của Shi Xiaoli, “Nữ Truyền Đạo” 27 tuổi của hội thánh. Vào năm 2013 hội thánh đã tăng tốc phát triển số lượng với sự khánh thành một nhà thờ mới, được biết là lớn nhất ở Trung Quốc. “Cơ sở cũ của chúng tôi rất nhỏ và rất khó tìm,” Cô Shi cho biết. “Cơ sở cũ không có đủ phòng cho mọi người, đặc biệt vào những dịp Giáng Sinh và Phục Sinh. Cơ sở mới rất lớn và nhìn “bắt mắt”.
Hội thánh Liushi không phải là trường hợp phát triển duy nhất. Từ Giang Nam ở vùng Tây Nam ấm áp cho đến Lão Ninh ở vùng kỷ nghệ đông bắc Trung Quốc, các hội thánh đang phát triển bùng nổ và càng ngày càng nhiều người Trung Quốc đến thờ phượng vào mỗi Chúa Nhật hơn so với tổng số ở Châu Âu. Một nghiên cứu mới đây khám phá rằng số lượt lên mạng internet để tra kiếm các chữ “hội thánh” và “Giê-su” vượt xa các chữ “Đảng Cộng Sản” và “Tập Cận Bình”, Chủ Tịch Trung Quốc.
Trong số các tín hữu tin lành cũng có hàng triệu người thờ phượng tại các hội thánh tư gia “bất hợp pháp”, nơi cử hành các buổi thờ phượng không bị giám thị –thường là tại tư gia – để có thể qua mắt dò xét của Đảng Cộng Sản. Những hội thánh đó hầu như núp sau những phong trào truyền giáo phát sinh từ hội thánh địa phương. Đây là một điều trái ngược lại với thời hàng thế kỷ trước khi mà Trung Quốc là mục tiêu truyền giáo của các giáo sỹ nước ngoài. Nay từ Trung Quốc các hội thánh đang gửi giáo sĩ ra nước ngoài, đặc biệt đến Bắc Hàn, để tìm cứu các linh hồn. “Chúng tôi muốn giúp đỡ và dễ cho chúng tôi hơn là những giáo sỹ người Anh, Nam Hàn hay Hoa Kỳ" Một lãnh đạo hội thánh tư gia, yêu cầu được dấu tên, cho biết.
Những thông tin về sự phát triển tăng vọt của cơ đốc giáo khiến cho Đảng Cộng Sản rất bối rối. "Đứa trẻ lớn lên một cách bất ngờ và cha mẹ nó không biết cách giải quyết với nó nay đã là người lớn rồi,” Vị Truyền Đạo, từ phong trào hội thánh tư gia bất hợp pháp, cho biết. Một số giới chức chính quyền lập luận rằng các nhóm tôn giáo có thể cung ứng những phục vụ xã hội mà chính quyền không thể làm được, và cùng lúc có thể giúp đảo ngược lại những khủng hoảng đạo đức ở một nơi mà đồng tiền, chứ không phải chủ nghĩa cộng sản, đang làm vua. Họ có vẻ đồng ý với David Cameron, Thủ Tướng Anh, người đã tuyên bố rằng Cơ Đốc Giáo có thể giúp nâng cao tình trạng “tâm linh, hiện thực và đạo đức.” Cô Shi, Truyền Đạo của hội thánh Liushi, cẩn thận mô tả hội thánh nơi cô là “yêu nước”, nói rằng: “Chúng tôi có hai động lực: một là sứ mạng chia xẻ Tin Lành và một là phục vụ xã hội. Cơ Đốc Giáo có thể đóng một vai trò duy trì hòa bình và sự ổn định trong xã hội. Không có Chúa, người ta chỉ biết làm điều họ thỏa lòng.”
Thế nhưng những người khác trong giới lãnh đạo Trung Quốc rất lo ngại về khung cảnh tôn giáo có thể làm thay đổi tương lai chính trị, và ảnh hưởng tác động vào sự nắm giữ quyền lực của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, mặc dù có đã điều khoản trong hiến pháp 1982 bảo vệ quyền tham dự vào “những hoạt động tôn giáo bình thường”. Kết quả là sự theo dõi gắt gao những người đi nhà thờ vẫn xảy ra, và những người giảng đạo thường xuyên bị giám sát để bảo đảm là các bài giảng không vượt ra khỏi mức chấp nhận của Đảng. Có một hệ thống thu hình trên trần nhà ở Hội Thánh Liushi, nhắm thẳng vào bục giảng.
“Họ muốn Mục sư giảng theo đường hướng Cộng Sản. Họ muốn huấn luyện tín hữu thực hành đường hướng Cộng Sản”, vị lãnh đạo hội thánh tư gia cho biết như vậy, và vị này cũng cho biết là các hội thánh dưới sự giám thị của chính quyền thường “xếp lại” những đoạn Kinh Thánh có thể có tính phản kháng. Thí dụ như sách tiên tri Đa-ni-ên nói về Đa-ni-ên từ chối nghe theo lệnh tôn thờ vua mà chỉ thờ phượng Chúa được coi như là “rất nguy hiểm”. Những sợ hãi như thế không phải là không có lý do. Sức mạnh đến từ sự phát triển mạnh của các hội thánh đã được chứng tỏ khi hàng ngàn người tụ họp lại để bảo vệ một hội thánh ở Quảng Châu, một thành phố được biết đến như là “Giê-ru-sa-lem của Phương Đông”, sau khi chính quyền đe dọa sẽ ủi sập nhà thờ. Khi phải đối diện với sự công khai phản đối mạnh mẽ của các tín hữu, các viên chức chính quyền phải tạm bỏ kế hoạch của họ và thương thuyết với những người lãnh đạo hội thánh.
“Họ không tin hội thánh (sẽ không là mối đe dọa cho họ), nhưng họ phải chịu cởi mở vì sự phát triển ở đó. Con số các cơ đốc nhân gia tăng là điều họ không thể chống lại được. Họ không muốn 70 triệu cơ đốc nhân trở thành kẻ thù của họ.” Vị lãnh đạo hội thánh tư gia nói rằng nhiều viên chức chính quyền xem tôn giáo là “một căn bệnh” cần phải được chữa lành, và giáo sư Yang đồng ý rằng với chính quyền đây là một mối đe dọa tiềm tàng. Đảng Cộng Sản vẫn “không chắc là liệu Cơ Đốc Giáo có trở nên một lực lượng chính trị đối kháng” và lo sợ rằng đó có thể bị “các thế lực Tây Phương dùng để lật đổ hệ thống chính trị Cộng Sản”. Có vẻ là các hội thánh phải đối diện với những căng thẳng cao độ trong thập niên tới đây khi mà Đảng Cộng Sản tìm mọi cách làm tê liệt sự trổi lên của Cơ Đốc Giáo.”
“Có những người trong chính quyền đang tìm cách kiểm soát hội thánh. Tôi tin rằng họ đang làm những cố gắng cuối cùng để làm được chuyện này” Giáo sư Yang cho biết.
Chuyển Ngữ: DTCMS
Nguồn: Tom Phillips, Liushi, Zhejiang Province. 2014. (http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/asia/china/10776023/China-on-course-to-become-worlds-most-Christian-nation-within-15-years.html)