Tha Thứ Gây Xúc Động Và Biến Đổi Ai Cập

Share

Vụ đánh bom tự sát ở nhà thờ St. Mark của Hội Thánh Coptic Ai Cập vào dịp Lễ Lá (Palm Sunday) trong mùa Phục Sinh vừa qua đã gây chấn động dư luận Ai Cập và thế giới. Nhưng ngấm ngầm chấn động hơn nữa là lòng tha thứ của những tín hữu Coptic Ai Cập. Không chỉ tác động trên dư luận trong một khoảng thời gian xúc động vì chứng kiến lòng tha thứ của họ, sự công bố và truyền thông tha thứ của người Copt đã bắt đầu biến đổi xã hội Ai Cập.

Công Lun Ai Cp Xúc Đng.

Mười hai giây im lặng như kéo dài vô tận kỳ lạ trên truyền hình. Amr, Adeeb, có lẽ là người dẫn chương trình hội thoại truyền hình nổi tiếng nhất ở Ai Cập, nghiêng mình về phía trước, cứ như là để tìm cho được một lời diễn tả.

“Những người Copts của Ai Cập… được làm bằng… thép!” Sau cùng ông ta kêu lên.

Những giây phút trước đó, Adeeb đang theo dõi một bạn đồng nghiệp đang ở trong một căn nhà đơn sơ nói chuyện với người vợ góa của Naseem Faheem, người gác bảo vệ thánh đường St. Mark bên bờ biển Địa Trung Hải.

Những quan tài được đem đến tang lễ của những Cơ đốc nhân Ai Cập bị giết trong vụ nổ bom vào Chúa Nhật Lễ Lá.
Ảnh: MOHAMED EL-SHAHED / AFP.

Vào Chúa Nhật Lễ Lá, Faheem đã chỉ cho kẻ mang bom tự sát phải đi qua khu vực máy dò kim loại khiến hắn không thể đánh bom tự sát bên trong thánh đường mà phải cho nổ bom phía ngoài. Có lẽ Faheem là người đầu tiên chết trong vụ nổ, nhưng ông đã cứu được hàng chục người bên trong nhà thờ.

“Tôi không giận dữ với kẻ làm điều này,” vợ ông sẻ chia, với các con nhỏ bên cạnh mình. “Tôi nói với kẻ đó, Nguyện xin Chúa tha thứ ông, và chúng tôi cũng tha thứ ông. Hãy tin tôi, chúng tôi tha thứ ông.”

 “‘Ông đã đem chồng tôi vào chỗ tôi không thể mơ tưởng đến.’”

Cực kỳ xúc động, Adeeb lắp bắp nhắc đến những thảm họa mà Cơ đốc nhân người Copts đã hứng chịu trong hàng mấy trăm năm, nhưng vẫn phải tiếp tục hứng chịu cho đến nay.”

“Làm sao mà bà có được lòng tha thứ vĩ đại như thế!” tiếng nói của ông như tan vỡ đi. “Nếu cha tôi bị như vậy, tôi không thể nào nói như thế này… Nhưng đây là đức tin và sự xác tín của họ.”

Trên các làn sóng truyền thông ở Ai Cập, hàng triệu người, cùng với Adeeb, cực kỳ xúc động. 

Cùng xúc động như vậy có hàng triệu người Ai Cập có nguồn gốc Coptic, qua biến cố này, tái khám phá ra di sản tổ tiên của họ. Ramez Atallah, Chủ Tịch Hiệp Hội Kinh Thánh Ai Cập, là tổ chức có chương trình truyền hình vệ tinh có phụ đề, cho biết.

“Lịch sử và văn hóa của người Copts dạy nhiều về tử đạo,” Ông nói với tổ chức Christianity Today. “Nhưng cho tới khi biến cố Libya, đó chỉ là trong sách vở – mặc dù thật sự, tử đạo là điều đã ăn sâu trong tâm thức của họ.”

Tổ chức khủng bố ISIS ở Libya bắt cóc và chặt đầu 21 Cơ đốc nhân Coptic vào tháng 2 năm 2015. Cơ quan truyền thông tin lành Christianity Today đã tường thuật lại sứ điệp tha thứ mà các gia đình nạn nhân công bố.

“Từ đó trở đi, đã xảy ra một sự chuyển hướng,” Atallah cho biết. “Tổ tiên chúng tôi đã sống và tin vào sứ điệp này, nhưng chúng tôi chưa bao giờ phải xác quyết cho đến khi…”

Người Copts đánh dấu lịch thờ phượng của họ từ năm 284 trước Công Nguyên, vào lúc sự bách hại của người La-mã bắt đầu dưới thời Hoàng Đế Diolectian. Những biến động bách hại do những nhà cầm quyền ngoại giáo và Hồi Giáo gây ra đã luôn trồi sụt và diễn biến trong mọi lúc, nhưng trong sứ điệp Phục Sinh, Giáo Phụ Tawadros đã ca ngợi Hội Thánh Chính Thống Coptic (Coptic Orthodox) như là một “hội thánh của những người tử đạo.”

S Đoàn Kết Không Còn Như Trước

Vào năm 2010, khi Hội thánh Hai Vị Thánh ở Alexandria bị đánh bom vào ngày cuối năm. Những người Copts đổ ra đường với sự tức giận, một hình ảnh sau này thấy được trong cuộc Cách Mạng Mùa Xuân Ả-rập. Trong những tháng sau đó, những người Hồi Giáo tụ họp lại quanh họ và bảo vệ nhà thờ của họ.

Gần bảy năm sau đó, đất nước đã mệt mỏi. Hai vụ đánh bom tự sát vào ngày Chúa Nhật Lễ Lá đã giết chết hơn 45 người, và là lần thứ hai trong vòng 5 tháng ISIS tấn công vào các thánh đường Cơ Đốc. Hai mươi chín người bị giết chết trong một vụ đánh bom tự sát ở thánh đường giáo phụ tại thủ đô Cairo vào tháng 12. Vào tuần này, ISIS tấn công tu viện Thánh Catherine nổi tiếng ở vùng nam bán đảo Si-nai.

Tất cả ba hệ phái Cơ Đốc hủy bỏ những lễ hội Chúa Nhật Phục Sinh, và Chính Thống Giáo hoãn lại việc thu nhận lời chia buồn. Chính quyền công bố ba ngày thương tiếc và cử hành lễ Phục Sinh cho những người bị thương ở bệnh viện quân đội. Những người Hồi Giáo xúc động và cảm thông.

Nhưng đang khi những dấu hiệu về đoàn kết quốc gia được công khai dấy lên mạnh mẽ, sự tuôn tràn ra kết hiệp lại có vẻ ít hơn trước đây khá nhiều.

Bầu không khí đã thay đổi. Đó là nhận xét của Amro Ali, một người Hồi Giáo là phụ tá giáo sư xã hội học của American University ở Cairo (AUC).

“Trong lòng mọi người là một cảm giác sầu muộn,” ông nói, “Những vụ đánh bom là một phần của một khuynh hướng rộng lớn hơn cho thấy mọi sự bắt đầu tan vỡ.”

Tiếp theo sau những vụ đánh bom, chính quyền tái lập tình trạng khẩn cấp (thật ra họ đều làm như vậy mỗi năm kể từ những năm 1980s), nới rộng thẩm quyền của cảnh sát và quân đội. Ali nhận xét rằng chủ yếu, đây là để trấn áp thành phần đối lập và đánh lạc hướng về tình trạng kinh tế trở nên tệ hại, nhưng cũng xác định tình trạng tuyệt vọng của người Coptic thật là gay gắt.

Nhiều Cơ đốc nhân ủng hộ đương kim Tổng Thống Abdel Fattah al-Sisi sau khi xảy ra biến cố quân đội lật đổ Tổng Thống thuộc Phong Trào Huynh Đệ Hồi Giáo, Mohamed Morsi với hy vọng rằng họ sẽ được bảo vệ. Nhưng những điều đó đã không được cung ứng.

Nhưng Ngay C Trong Cái Chết, Người Coptics Tha Th

Thí dụ, trong đêm có những vụ đánh bom, vị Tư Tế Chính Thống Giáo Boules George nói rằng ông cảm ơn và yêu thương những người đã gây ra những tội ác này. Nói chuyện với hội chúng ở khu Cleopatra ở Cairo, những lời của ông đã được truyền hình trên đài TV Coptic có nhiều người xem là đài Aghaby.

“Tôi ước ao nói chuyện với các anh em về Đấng Christ của chúng tôi, và kể cho các an hem biết Ngài kỳ diệu làm sao,” Ông truyền thông đến những kẻ khủng bố. Nhưng khi quay lại giảng cho hội thánh, ông nói, “Còn chúng ta, hôm nay chúng ta sẽ cam kết là cầu nguyện nhiều cho họ? Nếu họ biết Đức Chúa Trời là tình yêu thương và kinh nghiệm được tình yêu thương của Ngài, họ sẽ không thể làm được những tội ác này – không bao giờ, không bao giờ và không bao giờ.”

Rõ ràng là di sản Coptic và lời dạy của Chúa Giê-su đã có một tác động rất lớn trên những người than khóc. Nhưng có thật là “không bao giờ” sẽ xảy ra? Và lòng tha thứ không bị uổng phí?

Hi Thánh Và Linh Thn Tha Th

Sự tha thứ cần thiết vì giúp cho con người vượt qua nỗi đau của sự tổn thương. Ehab el-Kharrat – một nhà tâm lý, nguyên là thành viên quốc hội, và cũng là một trưởng lão của Hội Thánh Tin Lành Kasr el-Dobara Evangelical Church (KEDC) ở Cairo – sẻ chia.

Nhưng điều chấn động gây tổn thương và sự tha thứ sau đó cũng làm phục hưng Hội thánh ra khỏi cơn mê ngủ.

“Cộng đồng Coptic chắc chắn không bị khuất phục,” ông nói. “Những buổi thờ phượng trong Tuần Thánh có số người dự tăng gấp đôi, và các Hội thánh đầy người dự đến nỗi tràn ra các đường phố.”

Dưới sự hiện diện dầy đặc của lực lượng an ninh, buổi thờ phượng trước Phục Sinh đã trôi qua một cách bình an. Theo truyền thống Chính Thống Giáo, trong nơi thánh (trong nhà thờ) được làm tối lại, các thầy tế lễ im lặng diễn lại sự phục sinh với một biểu tượng Chúa Giê-su đang trong mồ. Được chôn vào Ngày Thứ Sáu Tốt Lành (Good Friday) trước đó, ánh sáng chợt bừng lên khi bức màn che nơi thánh được mở ra và biểu tượng Chúa phục sinh được đem diễn hành trong nhà thờ.

Nhưng phản kháng tha thứ không chỉ là để đối phó với những kẻ ‘thù’ khủng bố ở ngoài. Giám Mục Thomas of Qusia cho biết nó cũng là đối phó với Kẻ Thù Trong Lòng. 

Những người tử đạo ở Libyan đánh dấu một bước ngoặt khi video cho thấy những nạn nhân kêu lớn danh Giê-su trong giây phút bị giết chết. Trong địa phận của ông cách Cairo khoảng 170 dặm về phía nam, nhiều người đã bởi đó mà ăn năn tội, thay đổi trọng tâm của đời sống của họ, và đặt ưu tiên cho đức tin.

“Tử đạo là điều gắn liền với đời sống Cơ Đốc Nhân. Vác thập giá mình mà theo Ngài. Khi chúng ta hiệp một với Đấng Christ và là hình ảnh Ngài trong đời này; Vì Ngài tha thứ nên chúng ta phải tha thứ.”

Những người tử đạo đã dựng nên một tấm gương và cũng để lại một trách nhiệm cho Hội thánh. Cơ đốc nhân phải chiến đấu chống lại sự sợ hãi, giữ lấy nguồn vui mừng, và tranh đấu cho công lý. Trong khi cuộc chiến này không phải là với xác thịt và huyết, sự tha thứ không có nghĩa là bỏ đi quyền sống của con người.

“Thật đẹp đẽ để nghe về sự đoàn kết quốc gia và chúng ta là những phần tử trong một đại gia đình. Nhưng điều đó phải đặt nền tảng trên quyền công dân bình đẳng.”

Với ông, công lý bao gồm hệ thống giáo dục, chẳng hạn như bỏ đi những đoạn văn cổ vũ cho sự kỳ thị. Nó phải được áp dụng trong luật pháp, chẳng hạn như trừng trị những tội ác chống lại người Copts.

Chính Quyn Và Hi Thánh

Nhưng sứ điệp tha thứ có thể làm phức tạp vai trò của Hội Thánh Chính Thống trong hai mặt tôn giáo và chính trị . Nó chứa đựng một gánh nặng khó khăn do bị đặt vào trong chỗ vừa phải bảo vệ sự đoàn kết quốc gia và sự an ninh của người Coptic. Đây là nhận xét của Nader Shukry, một nhà báo và chuyên gia trong các vấn đề người Coptic. 

“Vấn nạn người Coptic không có gì là mới lạ,” ông sẻ chia với Christianity Today sau khi trở về từ một ngôi làng ở vùng Minya là nơi đang đối diện với những rắc rối mới vì bị kỳ thị và áp bức.

Sứ điệp của người Coptic được xây dụng theo một khuôn mẫu truyền thống là ‘giải hòa’ sau khi ‘tranh chấp’ xảy ra. Và người Copt, vì ở trong thế yếu hơn nên luôn luôn là người phải trả giá.

Shukry đến thăm Kom al-Loufy, 140 dặm ở phía nam Cairo, là nơi cảnh sát cho phép Cơ đốcc nhân được làm lễ kỷ niệm Bữa Ăn Cuối (Last Supper) tại nhà riêng. Nhưng dưới cái gọi là canh gác của cảnh sát, những thành phần cực đoan địa phương ném đá và đốt những căn nhà mà chủ nhân đi vắng để dự lễ! Vậy mà cảnh sát chẳng bắt giữ ai cả.

Shurky cho rằng “Người Copt phải hành xử như là những công dân cùng lúc với việc để cho Hội thánh là một tổ chức thuộc linh để sự tha thứ trở thành một đáp ứng thích hợp.”

Ali nhận xét rằng chính quyền ‘rất vui vẻ’ để cho Hội thánh phải chịu trách nhiệm về những vấn đề của tín hữu. Ông gọi đó là một cách giết đi ý thức công dân.

Và rồi trong diễn trình của cái khuôn mẫu bị thương tích, tha thứ và chịu đựng, Kharrat, trưởng lão của KEDC cho biết từ bấy lâu nay, chính quyền đã có một chính sách thiển cận. Họ chọn cách làm vui lòng những đám đông Hồi Giáo quá khích, vì tin rằng những Cơ đốc nhân sẽ chẳng dám làm gì để những khó khăn lớn sẽ xảy ra.

Những cố gắng của giới trẻ người Copts để biểu tình đòi quyền bình đẳng và chống lại sự để cho những cuộc tấn công các nhà thờ xảy ra đã làm nhức đầu chính quyền. Phong trào nổi bật nhất, Liên Hiệp Thanh Niên Maspero đã bị chính quyền dùng bạo lực chấm dứt bằng xe tăng và quân đội. Đây cũng là hình ảnh dự báo về những cuộc dập tắt các hoạt động của phong trào ủng hộ cựu Tổng Thống Morsi sau này.

Kharrat hy vọng sẽ có một cuộc phục hưng của những phản kháng bất bạo động của người Copt. Cho dù đã có những cuộc đánh bom mới đây, mà mục đích của ISIS là kích động những cuộc tranh chấp tôn giáo bạo động như đã xảy ra giữa người Sunni và Shia ở Iraq, “Mọi người đã thở phào khi người Copt không đánh trả,”

Chính Quyn Và Xã Hi

Nhưng nếu gương tha thứ chưa biến đổi được chính quyền thì có hy vọng biến đổi xã hội không? Kharrat trả lời rằng đã có. 

“Những gia đình của các vị tử đạo đang phổ biến một cái nhìn đi ngược 180 độ với cái nhìn của tổ chức khủng bố. Đại đa số người Ai Cập tỏ sự kính trọng sâu xa với người Copt. Họ nói đó là những người yêu nước và của đức tin.”

Và Ali, Giáo sư Đại Học Muslim AUC là một người trong những người đó.

“Những kẻ hoài nghi và bi quan nói rằng người Copt không ở trong vị trí để nói tha thứ, vì họ chẳng có quyền lực gì để làm như vậy. Nhưng tôi thấy đó là một hành động can đảm, và chúng ta cần có thêm điều này trong mọi lãnh vực. Đã có quá nhiều đau thương trong đất nước này rồi và vẫn chưa có một cảm quan tha thứ trong chính trị.”

Giống như Ali, Atallah nhận biết sự hoài nghi. Những Cơ đốc nhân trẻ cảm thấy bị áp bức vì bị tước đi quyền hợp pháp của mình có thể xem việc dạy tha thứ là một liều thuốc an thần. Nhưng ông đặt sự tử đạo vào trong một bối cảnh tranh chiến văn hóa rộng lớn hơn trong bản chất của Hồi Giáo Ai Cập.

Người Hồi Giáo có nguồn tốc từ Cơ đốc nhân. Di sản Coptic trong họ có một sức mạnh. Điều này sẽ giúp ‘thánh hóa’ tôn giáo vào trong những nguyên lý nhấn mạnh tình yêu thương, sự tha thứ và làm lành.

Trong khi đó, văn hóa Trung Đông được nhấn mạnh trên ‘danh dự’ và ‘xấu hổ’ (shame) khiến đòi hỏi sự trả thù. Và phong cách Hồi Giáo của nhánh Wahhabi mà bọn khủng bố lấy làm nền tảng chỉ là một sự nhập cảng vào Ai Cập.

Trong những đụng chạm văn hóa này, Atallah nói rằng nhiều người ngày nay đang làm chứng về sự tha thứ Cơ Đốc và người ta nhận ra rằng đó chính là điều nước Ai Cập cần có.

Bên cạnh sự phá hoại mà những kẻ cực đoan muốn gây ra để khiêu khích người Copt, Cơ đốc nhân giống như là người vợ góa của Faheem. Lời chứng bằng sự tha thứ của họ tác động giống như là những quân bài domino ảnh hưởng lây lan từ người này sang người khác, tác động trên toàn quốc. Đây là điều giúp Ai Cập tránh khỏi nội chiến như đã xảy ra ở Lebanon (trong thập niên 1970s-1990s)

Ảnh hưởng thuộc linh đi sâu hơn nữa xảy ra cho Giám Mục Thomas. Thật không thể ngờ được nhiều chức sắc lãnh đạo và nhân viên cứu trợ Hồi Giáo đã đến thăm để tỏ lòng phân ưu, cảm thông và tuyên bố đoàn kết với Hội thánh.

Trong 15 năm qua, trường học của ông ở Qusia là nơi dùng cho tổ chức những sinh hoạt dân sự của cả Cơ đốc nhân lẫn người Hồi Giáo. Ở đó họ bàn về đạo đức, cách nuôi dạy con. Nhưng giờ đây, những người Hồi Giáo đang hỏi thăm họ về những vấn đề khác.

“Khi người ta thấy thái độ bất bạo động và tha thứ của Cơ đốc nhân và Hội Thánh, họ tự hỏi, ‘Quyền năng nào khiến có thể làm được như vậy?” Ông nói rằng “Bên cạnh sự làm chứng về lòng tha thứ chúng ta cũng phải công bố sứ điệp của Đấng Christ, mà chúng ta muốn làm trọng. Chúng ta có thể chưa thấy những đáp ứng ngay lập tức. Nhưng chúng ta sẽ thấy trong một tương lai rất gần.”

 

Chuyển ngữ: Văn Bình & Nephtali

(Nguồn: “Forgiveness: Muslims Moved as Coptic Christians Do the Unimaginable Amid ISIS attacks, faithful response inspires Egyptian society.“ – christianitytoday.com)

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan