Thiết Kế Thông Minh Trong Tầm Nhìn Màu Sắc Của Mắt – Một Món Quà Siêu Nhiên Cho Chúng Ta

Share

Tác giả bài viết cố gắng dùng chữ và lối văn dễ hiểu để cho các bạn đọc thấy rằng có một sự “thiết kế” siêu nhiên của Đức Chúa Trời khi Ngài sáng tạo con người (và vạn vật).  Một thí dụ tiêu biểu là khả năng và tầm phân giải màu sắc của con mắt của con người chúng ta là một kỳ công “thiết kế” của Ngài.

Mới đây, tôi tình cờ gặp được một sự chưng bày các bông hoa dường như đang rung động với các màu sắc trải dài trong quang phổ nhìn thấy được — từ màu đỏ đậm đến màu tím và nhiều sắc thái ở giữa hai màu này. Bộ não của một nhà vật lý học của tôi bắt đầu nghĩ về màu sắc theo bước sóng của chúng.  Tôi thật kinh ngạc nhận ra rằng sự rộn rã (màu sắc) tuyệt đẹp trên quang phổ nhìn thấy được thực sự chỉ bao phủ các bước sóng khác nhau về giá trị nhỏ hơn hệ số hai. Từ khoảng 400 nanomet đến 700 nanomet, dải quang phổ điện từ hạn hẹp này cung cấp cho chúng ta mọi màu sắc mà chúng ta cảm nhận được bằng mắt.

“Quang phổ màu sắc” là một dãy các ánh sáng khác nhau với các bước sóng khác nhau để cho mắt con người thấy được những màu sắc hiện hữu. 

Nanomet, viết tắt nm, là đơn vị đo lường chiều dài 1 phần tỷ của một mét. Đây là đơn vị được dùng để đo lường bước sóng ánh sáng của màu sắc – LND.

Nếu chúng ta so sánh một phạm vi bước sóng tương tự của sóng âm thanh, sự khác biệt của hệ số hai nhịp chỉ là một quãng tám. Tôi nghĩ thật công bằng khi nói rằng khả năng nhận biết âm thanh của thính giác của chúng ta (theo nốt âm thanh kéo dài một quãng tám) không đem lại cho chúng ta cảm giác đa dạng ấn tượng như là khi thấy quang phổ màu sắc được thấy trong bức ảnh các bông hoa đủ màu sắc ở phần mở đầu bài viết này.

Tại sao khác biệt?

Có lẽ chúng ta đang thấy thêm những bằng chứng về “thiết kế” siêu nhiên được Đức Chúa Trời dựng nên trong thị giác của chúng ta khi mà các định luật vật lý kết hợp với hóa sinh (biochemistry) thiết lập các giới hạn về phạm vi bước sóng màu sắc mà chúng ta có thể cảm nhận được bằng thị giác của mình (trong khoảnh quang phổ màu sắc từ 400 nm đến 700 nm) không giới hạn những màu sắc mà mắt chúng ta thấy được.

Ánh sáng có thể thấy được, được coi là màu đỏ (khoảng 700 nm), cam, vàng, lục, lam, chàm và tím (khoảng 400 nm) là phần duy nhất của toàn bộ phổ điện từ (electromagnetic spectrum) có thể dùng làm cơ sở cho “ân tứ thị giác” mà Chúa ban cho chúng ta.

Các phân tử cảm quang trong tế bào hình que và tế bào hình nón của võng mạc mắt chúng ta sẽ không thể vận hành hoặc bị phá hủy bởi ánh sáng có bước sóng dài hơn hoặc ngắn hơn.1 

Ánh sáng mặt trời khi đạt đến đỉnh của độ sáng của nó có bước sóng ở mức gần khoảng giữa của phổ điện từ, và bầu khí quyển trái đất có một khoảnh nhỏ trong suốt bao trùm phạm vi ánh sáng mà mắt con người có thể nhìn thấy được. Nước, dù ở dạng là một lớp hơi trong khí quyển hay ở dạng chất lỏng trong mắt chúng ta mà ánh sáng phải chiếu xuyên suốt qua chúng –  cũng có sự giảm đi rất lớn trong sức hấp thụ ánh sáng của mắt để ánh sáng đó chỉ nằm trong phạm vi những màu sắc mà mắt thấy được.

Ý nghĩa quan trọng nhất.

Hãy xét rằng vì thị giác được cho là giác quan quan trọng nhất trong năm giác quan của chúng ta, và vì các định luật vật lý và hóa học giới hạn khả năng nhìn thấy màu sắc của con mắt trong phạm vi cực kỳ hẹp của quang phổ điện từ, nên một đặc điểm “thiết kế” siêu nhiên mà chúng ta có thể cảm tạ (Chúa) là sự liên kết phong phú màu sắc rực rỡ mà mắt có thể cảm nhận chỉ với những thay đổi nhỏ về bước sóng trong phạm vi nhìn thấy được. 

Trong một bài báo trước (“Cảm ơn Chúa về Cơ học lượng tử”), tôi đã nhấn mạnh một trong những khía cạnh của bản chất lượng tử là cho phép có sự sống.  Cũng giống như vậy, bản chất di chuyển trên sóng của các hạt ánh sáng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra ánh sáng mặt trời thông qua các phản ứng tổng hợp hạt nhân trong lõi của mặt trời của chúng ta.  Ánh sáng mặt trời đó đem lại sự sống cho thế giới của chúng ta phải không?

Ở phía con mắt tiếp nhận ánh sáng mặt trời, khi ánh sáng mặt trời trở nên một nhân tố thiết yếu cho khả năng nhìn thấy được của chúng ta, Michael Denton, trong cuốn sách của ông “Những Đứa Con Của Ánh Sáng” đã chỉ ra rằng trong khi con mắt của chúng ta có khả năng dựa vào bản chất sóng ánh sáng để tạo ra một hình ảnh được tập trung, thì khả năng của các phân tử phát hiện và tiếp nhận ánh sáng trong võng mạc của chúng ta dựa vào vào bản chất hạt (lượng tử) của ánh sáng.

Khía cạnh kép của ánh sáng vừa là sóng vừa là hạt.

Trong quan điểm lượng tử (quantum) của ánh sáng, năng lượng của sóng ánh sáng được phân phối trong các gói năng lượng được lượng tử hóa, được gọi là photon (hạt ánh sáng). Năng lượng của mỗi photon tỉ lệ nghịch với bước sóng của ánh sáng. Chính bản chất lượng tử của ánh sáng mà mắt thấy được cho phép nó truyền một gói năng lượng giống như viên đạn tới các phân tử cảm quang có kích thước nano trong tế bào hình que và hình nón của mắt chúng ta. Nếu không có khía cạnh kép này của ánh sáng, thị giác của chúng ta sẽ bị hạn chế rất nhiều.

Sóng, photon, tế bào cảm quang — những đặc điểm này của thực thể thể lý có giải thích nhận thức về sự cảm biết sống động của chúng ta về màu sắc trong cách chúng ta “thấy” những biến thể nhỏ của những bước sóng quang học không?

Theo hiểu biết của tôi về bức xạ điện từ, về bản chất không có gì là một phần của ánh sáng trong quang phổ mà mắt có thể thấy được mang các thuộc tính “xanh lục” hoặc “đỏ”. Khoảng sáu triệu tế bào hình nón trong võng mạc của mắt con người là ở trong ba loại khác nhau, mỗi loại bày tỏ ra độ nhạy của mắt trên các dải bước sóng chồng lấn lên nhau và trải dài trong quang phổ nhìn thấy được.2

Khi các photon có bước sóng quang học khác nhau tác động lên các phân tử cảm quang trong các tế bào hình nón này, chúng sẽ tạo ra những thay đổi điện hóa kích thích dây thần kinh thị giác kết nối mắt với não của chúng ta, để não của chúng ta cho chúng ta biết đó là màu sắc gì.

Tuy nhiên, câu hỏi vẫn còn đó.  Thí dụ, màu tím đến từ đâu trong cái nhìn của chúng ta về một mảng hoa? Điều gì tạo ra bảng màu xanh lá cây mà chúng ta nhìn thấy khi xem cỏ và cây? Một lần nữa, không có gì trong thể lý của ánh sáng hoặc phản ứng sinh hóa của võng mạc đáp ứng với ánh sáng có liên quan đến màu sắc mà chúng ta cảm nhận được. Thế mà cảm quan màu sắc là một hiện tượng gần như phổ biến của con người, có cả giá trị thực tế và thẩm mỹ đối với chúng ta.

Có phải đó là một phép lạ siêu nhiên hay thiết kế siêu nhiên của Đức Chúa Trời khi mà các bước sóng màu sắc và photon chuyển động theo bước sóng màu sắc đó tương tác với các phân tử cảm quang trong các tế bào hình nón của võng mạc của chúng ta làm cho chúng ta thấy được các màu sắc?

Một thế giới màu xám

Nhận thức của chúng ta về thực tế sẽ khác biết bao nếu bộ não của chúng ta xử lý các tín hiệu thị giác từ dây thần kinh thị giác dưới dạng các sắc thái khác nhau của màu be (beige), hồng hoặc xám! Một tỷ lệ phần trăm nhất định (lên đến 8 phần trăm) người mắc chứng khiếm khuyết về thị lực màu (CVD), khiến họ không thể phân biệt giữa các màu cụ thể, thường là do một hoặc nhiều phân tử cảm quang không có hoặc không hoạt động.3

CVD được ghi nhận để so sánh ra tầm nhìn bình thường của con người. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu mọi người mắc chứng mà chúng ta coi là mù màu hoàn toàn, chỉ nhận thấy các sắc thái của màu xám – liệu chúng ta có nhận thức được sự tồn tại của màu sắc hay thậm chí có thể tưởng tượng ra nó không?

Từ bản chất kép của ánh sáng – hoạt động như một sóng và một hạt photon – đến khả năng ánh sáng có thể thấy được bằng mắt bắt đầu các biến đổi quang hóa trong mắt chúng ta, đến nhận thức của bộ não về các tín hiệu quang học dưới dạng màu sắc thay đổi sống động, đến sự đánh giá thẩm mỹ của chúng ta đối với màu sắc tạo nên thế giới hữu hình của chúng ta – tất cả cho thấy là món quà hay ân tứ thị giác thể hiện một “thiết kế” siêu nhiên ở cấp độ cao nhất.

Xin mượn một nhận xét của nhà vật lý Eugene Wigner, được đưa ra trong một bối cảnh khác, nhận thức của chúng ta về màu sắc “là một món quà tuyệt vời mà chúng ta không hiểu và cũng không xứng đáng.”4

Đức Chúa Trời sáng tạo mọi sự với một thiết kế siêu nhiên lạ lùng.  Những gì mà chúng ta khám phá ra được chỉ là một hạt cát trong sa mạc.

———————-

Ghi chú.

  1. Michael Denton, Children of Light: The Astonishing Properties of Sunlight that Make Us Possible (Seattle: Discovery Institute Press, 2018), 92.
  2. Michael Kalloniatis and Charles Luu, “The Perception of Color,” (2005), https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK11538/.
  3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK11538/.
  4. Eugene Wigner, “The Unreasonable Effectiveness of Mathematics in the Natural Sciences,” Communications in Pure and Applied Mathematics, Vol. 13, No. I (New York: John Wiley & Sons, Inc., 1960), https://www.maths.ed.ac.uk/~v1ranick/papers/wigner.pdf .

 

 

 

Lược dịch:  Nguyễn Trọng (BBT).

Nguồn: https://evolutionnews.org

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan