Thờ Phượng Không Kinh Thánh

Share

Một buổi thờ phượng không có đọc Kinh Thánh không phải là một buổi thờ phượng.

Bởi giới hạn Kinh Thánh với chỉ một phần đọc Kinh Thánh trước bài giảng mục vụ, chúng ta đã vô tình cho rằng chúng ta muốn đặt giá trị của bài giảng cao hơn là chính Lời Chúa. Điều này có thể chuyển tải một một sự thiếu tin cậy vào Lời Chúa là Lời chúng ta tuyên xưng trong đức tin, tín lý và thực hành. Nếu Kinh thánh không thể tự đứng trên chính nó, chúng ta không thể chống đở nó bằng lời con người của chúng ta.

Rober Webber, trong cuốn Ancient-Future Worship (Thờ Phượng Cổ Đại Tương Lai, tạm dịch), viết rằng: “Chúng ta được nuôi dưỡng trong sự thờ phượng bởi Chúa Giê-xu Christ, là Lời hằng sống được bày tỏ cho chúng ta trong Kinh Thánh, lời được viết ra của Đức Chúa Trời. Bất kể tất cả những nhấn mạnh mà người tin lành chúng ta đã đặt trên tầm quan trọng của Kinh Thánh, dường như là đang có một cơn khủng hoảng về vai trò của Lời trong chúng ta.”[1]

Con dân Chúa tiếp tục khó nhọc tìm hiểu biết về thờ phượng trong thánh linh và lẽ thật khi mà các hội thánh làm cho âm nhạc được xử dụng hết mức và chỉ dựa vào điều đó mà thôi để khích lệ họ làm mới lại sự thờ phượng. Trong khi cùng lúc đó lại tối thiểu hóa gốc rể là Lời mà những bài ca ngợi thờ phượng của chúng ta được sinh ra từ đó.

John Frame đưa ra hai lẽ thật làm nổi bật giá trị của Lời Chúa trong sự thờ phượng của chúng ta: “Thứ nhất, nơi Lời Đức Chúa Trời hiện diện Đức Chúa Trời hiện diện. Chúng ta đừng bao giờ coi nhẹ Lời Chúa. Nghe Lời Chúa là gặp gỡ chính Ngài. Thứ hai, nơi Chúa hiện diện là nơi Lời Ngài hiện diện. Chúng đừng bao giờ tìm kiếm một trãi nghiệm với Chúa mà bỏ qua sự tuôn đổ của Lời Ngài.” [2]

Sự đối thoại (giữa chúng ta với Chúa) được hình thành khi Lời Chúa được bày tỏ. Sự bày tỏ này khiến cho người thờ phượng đáp ứng qua sự đáp ứng vận hành của Đức Thánh Linh 

(1 Cô-rinh-tô 2:12-15; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 1:5). Kết quả là có một cuộc nói chuyện với Chúa và thông công chiều ngang với những người khác. Cuộc đối thoại này phát triển một cộng đồng mà con dân Chúa cố gắng sách tạo một cách khẩn thiết và tái tạo qua những bài tôn vinh ngợi khen của họ.

Một số những khủng hoảng về Lời là kết quả của nhận định của chúng ta về Kinh Thánh và việc đọc dòng bày tỏ của Chúa từ bên ngoài thay vì đứng vào trong dòng bày tỏ đó và đọc Kinh thánh từ bên trong nó [3] Đọc Kinh Thánh như là một người đang sống bên trong Kinh Thánh giúp chúng ta ý thức được kinh văn không chỉ diễn tả về câu chuyện của một ai đó trong dòng lịch sử, nhưng cũng diễn tả câu chuyện của đời sống, hy vọng, sự vui mừng, tội lỗi và hành trình đi ra khỏi từ Chúa và trở lại với Chúa [4]

Là một cô giáo mẫu giáo, vợ tôi thường đọc và kể những câu chuyện cho các cháu để làm vững tính tập nghe, khích lệ sự sáng tạo, dấy lên sự phát triển thông tin, và làm tăng kiến thức cho chúng. Với sự tưởng tượng không ngờ được của nàng, nàng có thể tạo nên những câu chuyện và gắn những cái tên của các cháu trong lớp mẫu giáo vào trong dòng câu chuyện, sắp xếp những cá tính và bản chất của mỗi cháu. Cách đọc và kể như vậy đem các cháu ra khỏi mức chỉ nghe lời kể để thực sự sống trong những lời kể đó.

 Khi Kinh Thánh được đọc lên, được minh họa trong sự giảng dạy của chúng ta, khi nó được kết hợp vào trong sự cầu nguyện tạ ơn hay than thở, khi nó được kết khung với tiệc thánh, 

và khi chúng ta hát lên lời của nó trong một tiếng ca hiệp nhất, Kinh Thánh trở thành một phương tiện mà bởi đó chúng ta được kết hiệp lại với nhau trong thân thể của Chúa hằng sống [5].

Kinh Thánh phải là nền tảng cho các bài hát, bài giảng, cầu nguyện, lời hướng dẫn chuyển tiếp, và ngay cả các thông báo mục vụ. Nó phải được thường xuyên, đa dạng, truyền đạt cho các thế hệ, và đọc một cách văn hóa; và phải đứng trên chính nó. Khi điều đó xảy ra, con dân Chúa sẽ sống-trong sự thờ phượng, với kinh văn trong lòng và môi miệng của họ, cho sự thờ phượng không ngừng nghĩ ngoài bốn bức tường của nhà thờ.

NHỮNG CÂU HỎI THẢO LUẬN CHO ĐỘI

  • Ngoài phần Kinh Thánh đọc cho bài giảng, chúng ta thường xuyên đọc Kinh Thánh trong các buổi thờ phượng như thế nào?
  • Bằng cách nào chúng ta có thể khích lệ con dân Chúa không chỉ nghe nhưng cũng “sống trong” Lời Chúa tron Kinh Thánh?
  • Ai là người luôn luôn đọc Kinh Thánh trong các buổi thờ phượng của chúng ta? Chúng ta có dùng những người đọc đến từ các thế hệ, phái tính và văn hóa khác nhau để đọc Kinh Thánh?
  • Những loại gạn lọc nào chúng ta cần đặt vào trong buổi thờ phượng để quyết định được Kinh Thánh là chủ yếu thay vì là thứ yếu trong các buổi thờ phượng của chúng ta?

 

Nephtali

(Lược dịch theo: kncsb.org)


[1] Robert E. Webber, Ancient-Future Worship: Proclaiming and Enacting God’s Narrative (Grand Rapids: Baker, 2008), 113.

[2] John M. Frame, Worship in Spirit and Truth: A Refreshing Study of the Principles and Practice of Biblical Worship (Phillipsburg: Presbyterian and Reformed, 1996), 90.

[3] Webber, Ancient-Future Worship, 113–14.

[4] Webber, Ancient-Future Worship, 130.

[5] John Burgess, “Why Scripture Matters: Reading the Bible in a Time of Church Conflict,” in A More Profound Alleluia: Theology and Worship in Harmony, ed. Leanne Van Dyk (Grand Rapids: William B. Eerdmans, 2005), 66.

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan