Một báo cáo của Liên Ủy Ban Đặc Biệt Về Hỗ Trợ Y Tế Cho Người Trong Diện Có Bệnh Chờ Chết (Special Joint Committee On Medical Assitance In Dying (AMAD) đã được đệ trình lên Hạ viện vào ngày 15 tháng 2 năm 2023, kêu gọi mở rộng sâu xa chính sách trợ tử (MAiD) ở Canada. Trong số các khuyến nghị của báo cáo có khuyến nghị nói rằng trợ tử nên được mở rộng để bao gồm cả trẻ em “vị thành niên có sự trưởng thành” (có khả năng phán đoán và làm quyết định một cách trưởng thành – LND).
Khuyến nghị 19 trong báo cáo nói rằng: Chính phủ Canada cần thiết lập một điều kiện, đó là khi thích hợp thì cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ vị thành niên trưởng thành phải được tham khảo ý kiến trong quá trình đánh giá trợ tử, nhưng cuối cùng thì ý chí của trẻ vị thành niên được cho là có khả năng làm quyết định trưởng thành là trên hết.
Để hiểu được Khuyến nghị 19, chúng ta cần xem lại chính sách trợ tử cho “trẻ vị thành niên trưởng thành” do “Bệnh Viện Trẻ Em Bệnh (Sick Kids Hospital)” ở Toronto thiết lập đã được xuất bản dưới dạng một báo cáo trên Tạp Chí Đạo Đức Y Khoa vào tháng 9 năm 2018.
- Bài báo: Bệnh viện Sick Kids Hospital Toronto sẽ thực hiện trợ tử các trẻ em dù có hoặc không có sự đồng ý của cha mẹ (Link tiếng Anh).
Theo một bài báo của Sharon Kirkey được Sun Media xuất bản, vào ngày 9 tháng 10 năm 2018; các nhà đạo đức học tại Bệnh viện Nhi đồng tin rằng không có gì khác biệt giữa việc giết một người và để cho họ chết. Kirky tường thuật:
Nhóm nghiên cứu cho biết họ không thấy có sự thuyết phục rằng có sự khác biệt có ý nghĩa đối với bệnh nhân “giữa việc giúp cho họ chết với sự đồng ý của họ (trong trường hợp MAID) và việc họ có quyền muốn được chết theo ý của họ bằng cách từ chối các biện pháp y khoa can thiệp để duy trì sự sống. ”
Dự thảo chính sách của “Bệnh Viện Trẻ Em Bệnh” áp dụng cùng một nguyên tắc “đạo đức” như vậy đối với “trẻ vị thành niên trưởng thành” làm quyết định về y tế cũng như làm quyết định về cái chết. Hầu hết các tỉnh bang của Canada cho phép “trẻ vị thành niên trưởng thành” đưa ra quyết định về việc chăm sóc bản thân, bao gồm rút đi hoặc giữ lại những phương tiện y khoa hỗ trợ duy trì sự sống.
Ở Ontario, trẻ vị thành niên có thể đồng ý điều trị hoặc ngừng điều trị nếu chúng hiểu “những hậu quả có thể thấy trước một cách hợp lý” về quyết định của mình. “Bệnh Viện Trẻ Em Bệnh” tuyên bố rằng họ khuyến khích trẻ vị thành niên tham dự cùng với gia đình vào các quyết định y tế.
Kirkey giải thích rằng dự thảo chính sách của “Bệnh Viện Trẻ Em Bệnh” sẽ cho phép trẻ em quyết định bị giết bằng cách trợ tử mà không cần sự đồng ý của cha mẹ:
Dự thảo lập luận rằng nên áp dụng các quy luật tương tự kể trên cho việc trợ tử vì không có sự phân biệt thực tế hoặc đạo đức có ý nghĩa nào từ quan điểm của bệnh nhân giữa cái chết được hỗ trợ và các thủ tục khác dẫn đến kết thúc sự sống, chẳng hạn như thuốc an thần giảm đau (làm cho người bệnh ngủ cho đến khi họ chết ) hoặc rút lại hoặc giữ lại các phương pháp điều trị duy trì sự sống.
Dự thảo chính sách của “Bệnh Viện Trẻ Em Bệnh” ở Toronto đưa ra những điều có thể xảy ra nếu Canada cho phép trẻ em (trẻ vị thành niên trưởng thành) được trợ tử.
Trẻ em được bác sĩ cho là có thẩm quyền đưa ra các quyết định y tế cũng sẽ được coi là có thẩm quyền quyết định – dù có hoặc không có sự đồng ý của cha mẹ – chết bằng cách được tiêm thuốc độc.
Hiện nay chính phủ Canada đang xem xét việc đưa ra một chỉ thị nâng cấp chính sách trợ tử áp dụng cho trẻ em để chính sách này cũng giống như là chính sách trợ tử áp dụng cho những người bất lực trước căn bệnh yêu cầu cái chết. Theo sự nâng cấp đó, sự đồng ý cho phép cái chết trợ tử xảy ra (là điều không được chấp nhận trước đây) nay chỉ là một trong nhiều sự lựa chọn.
Mỗi khi một cánh cửa được mở ra cho những lý do mới để giết người, nó luôn dẫn đến một cánh cửa khác. Mở cánh cửa cho trợ tử trẻ em cũng là mở ra một cánh cửa cho trợ tử cho chúng mà không có sự đồng ý của của cha mẹ.
Ngọc Nga
(Lược dịch theo: alexschadenberg.blogspot.com)