Trung Quốc Tỏ Ra Chính Sách Mới Đối Phó Với Cơ Đốc Giáo

Share

Biến cố xe ủi đất giết chết người vợ của một Mục sư vào tháng 4 năm 2016 làm chấn động và thu hút sự chú ý về tình hình tôn giáo tại Trung Quốc, nhưng bài diễn văn được chờ đợi từ lâu của Chủ Tịch Trung Quốc về chính sách tôn giáo sẽ chấn động cơ đốc nhân ở Trung Quốc nhiều hơn gấp trăm lần.

Tin tức lan rộng về cái chết vì bị xe ủi đất lấp lên của Đinh Cũng Mai (Ding Cuimei), vợ của một Mục sư ở tỉnh Hồ Nam làm chấn động cơ đốc nhân trên toàn thế giới. Bà Đinh cùng chồng bị chôn sống khi họ cố ngăn cản xe ủi đất ủi sập nhà thờ.

Chồng của bà Đinh bò thoát ra được nhưng bà không thể. Một lần nữa, trường hợp của họ chứng tỏ không có sự bảo vệ pháp lý dành cho cơ đốc nhân ở Trung Quốc.

Cùng lúc đó, ở Bắc Kinh, một sự kiện ít được biết đến hơn, nhưng đáng chú ý hơn rất nhiều, cho thấy những kế hoạch của chế độ vô thần dùng để đối phó với số cơ đốc nhân gia tăng không ngừng khiến Trung Quốc, trong vài thập niên tới, sẽ trở nên nước có nhiều cơ đốc nhân nhất trên thế giới.

Đó là Hội Nghị Quốc Gia Về Tôn Giáo, được mong đợi từ lâu, sẽ diễn ra vào ngày 22 đến 23 tháng 4 năm 2016 tại Bắc Kinh. Chủ Tịch Tập Cận Bình kêu gọi các cấp lãnh đạo toàn quốc phải chủ động tái lập sự kiểm soát của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (viết tắt CPC) trong mặt tôn giáo.

Bài diễn văn của Chủ Tịch Tập, lần đầu tiên với chuyên đề tôn giáo kể từ khi ông lên nắm quyền năm 2012, vạch ra một hệ thống hàng dọc rất rõ ràng rằng tôn giáo phải phục vụ quyền lợi của nhà nước. Theo ông Tập, hiệp một lại tất cả các tín hữu dưới quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc là điều cần thiết để có thể duy trì sự hài hòa nội bộ quốc gia cùng lúc với việc trục xuất những lực lượng ngoại quốc thù địch đang định dùng tôn giáo để làm bất ổn cho chế độ.

Sự cương quyết của ông Tập không có gì là mới lạ, cũng chẳng đơn giản là một chính sách của riêng Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Từ thời quân chủ, quyền lực nhà nước được coi như là tối thượng. Các nhà cầm quyền Trung Quốc luôn luôn nắm đặc quyền định nghĩa về niềm tin tín ngưỡng và đặt những mức giới hạn cho các nhóm tôn giáo mà tín lý của họ không nằm trong sự ấn định giới hạn của chính quyền.

Trong một môi trường mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc mạnh mẽ kiểm soát mọi sự bày tỏ của xã hội dân sự, sứ điệp của ông Tập chẳng có gì khiến người ta phải ngạc nhiên. Khải tượng của ông về sự tái xác định quyền kiểm soát tôn giáo – một lãnh vực mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc luôn cảm thấy là khó khăn do tình trạng phức tạp và đa dạng của lịch sử của các cộng đồng tôn giáo – kết hợp những biện pháp luật pháp với sự giám thị chặt chẽ trên những tín lý và tổ chức tôn giáo.

Dưới danh nghĩa “thượng tôn pháp luật,” Tập Cận Bình xem xét việc thảo ra một đạo luật và các luật lệ mới có đặc tính kiểm soát gần như là mọi lãnh vực của đời sống, từ khiêu vũ giải trí cho đến an ninh quốc gia. Đáng ngạc nhiên là “việc tôn giáo” lại không có trong đạo luật này.

Trong diễn văn mới đây, ông Tập có vài lần nhắc đến việc điều hành các tôn giáo qua luật pháp. Và nay thì Hội Nghị Quốc Gia Về Tôn Giáo dưới sự chủ tọa của ông Tập đã kết thúc. Có vẻ như là không bao lâu nữa thì Trung Quốc sẽ có một bộ luật mới về tôn giáo.

Đối với Cơ Đốc Nhân Trung Quốc, Đạo Luật Này Có Thể Là Một Con Dao Hai Lưỡi.

Trong vụ việc bà Đinh Cũng Mai, cảnh sát bắt giữ kẻ phạm tội, và từ đó trở đi chính quyền địa phương đã xử rằng mảnh đất tranh chấp thật sự là sở hữu của hội thánh. Trong tương lai những vụ lạm quyền địa phương như thế và việc ủi sập bị thông tin loan rộng trong vùng miền đông của thành phố Wenzhou có thể sẽ được giải quyết bằng những luật lệ có phần bảo vệ hơn cho sự tự do tôn giáo. Nhưng trong mặt khác, với tình trạng xiết chặt xã hội hiện nay, những luật lệ mới có thể được dùng để hạn chế nhiều hơn nữa những hoạt động của cơ đốc nhân.

Quyền kiểm soát tôn giáo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc không chỉ được hành xử qua luật lệ; nhưng cũng bằng cách làm các tín điều hay tín lý trở nên hòa hợp theo các giá trị xã hội của Đảng. Một mặt thì “tôn giáo phục vụ xã hội chủ nghĩa” là từ ngữ trong kho từ vựng của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, một mặt khác thì những sự can thiệp trực tiếp vào niềm tin và sự hành đạo của từng tôn giáo – bao gồm cả những kêu gọi định nghĩa “tội” của thần học Cơ Đốc – càng ngày càng phổ thông dưới chính sách của ông Tập.

Diễn văn của ông nhắm trực tiếp đến những nhóm tôn giáo để “khai thác tận lực những tín điều và tín lý phù hợp với sự phát triển và hài hòa xã hội.. và diễn giải các tín điều và tín lý này theo một cách khiến cho chúng đi theo sự phát triển hiện đại của Trung Quốc và nền văn hóa truyền thống ưu việt của xã hội chúng ta.”

Sau cùng, ông Tập kêu gọi vun trồng những lãnh đạo tôn giáo đáng tin cậy về mặt chính trị để lãnh đạo những tổ chức tôn giáo được nhà nước nhìn nhận để làm nối kết giữa Đảng Cộng Sản Trung Quốc và khối quần chúng tín hữu; cho phép họ một mức độ tự quyết nào đó dưới chính sách tôn giáo hiện nay, và dù vậy các tổ chức này phải đứng dưới sự giám sát trực tiếp của Đảng.

Đối với Cơ Đốc Nhân thuộc các hệ phái Cải Chánh (Protestant), chỗ của họ trong cơ cấu hàng dọc là chỗ dưới sự lãnh đạo của Phong Trào Tam Tự (TSPM) và tổ chức ngoại vi chị em của nó là Hội Đồng Cơ Đốc Trung Quốc (China Christian CounCil). Nhưng đa số các tín hữu Trung Quốc đều chọn không ở dưới ô dù của Phong Trào Tam Tự. Nhiều người cho biết đây chỉ là một tổ chức chính trị được chính quyền dựng nên và vì vậy không có thẩm quyền linh vụ trên các cơ đốc nhân Trung Quốc. Những cơ đốc nhân khác chỉ đơn giản nói đến sự độc lập để có thể tự chọn người lãnh đạo của họ, tổ chức và thờ phượng theo cách và nơi mà họ muốn chọn.

Cho đến bây giờ, thái độ này có vẻ là có kết quả với những nhóm Cơ Đốc không đăng ký với nhà nước và đồng ý không dính dáng đến chính trị. Giới chức chính quyền địa phương đồng ý để yên cho họ bao lâu mà các buổi nhóm của họ chưa rộng lớn. Hưởng lấy một mức độ tự do trong những mức giới hạn, những tín hữu càng ngày càng trở nên công khai và liên hệ với xã hội dân sự.

Tuy nhiên, với chủ trương nhấn mạnh mới về quyền giám thị của Đảng Cộng Sản Trung Quốc trên các tôn giáo, rõ ràng là không có chỗ đứng cho đa số cơ đốc nhân Trung Quốc trong hệ thống kiểm soát tôn giáo.

Để có chỗ cho các tín hữu đang sinh hoạt trong tình trạng “trong sáng trong tối” này sẽ cho phép mọi cơ đốc nhân ở Trung Quốc một vai trò hợp pháp để cống hiến cho tương lai của đất nước của họ. Nhưng nếu loại bỏ khối cơ đốc nhân đang càng ngày càng trở nên một thành phần quan trọng của Cơ Đốc Giáo Trung Quốc, Đảng Cộng Sản Trung Quốc chỉ đạt kết quả là đối nghịch và loại thành phần này ra khỏi những người muốn hiệp một các cơ đốc nhân ở Trung Quốc.

(Nguồn: http://www.christianitytoday.com/ct/2016/april-web-only/china-reveals-what-it-wants-to-do-christianity-xi-jinping.html)

Lược dịch: Ánh Dương và DTCMS

Tiến Sỹ Brent Fulton là Chủ Tịch của tổ chức ChinaSource và tác giả sách “Những Cơ Đốc Nhân Thành Thị Trung Quốc: Sự Sáng Không Thể Bị Che Khuất” (Pickwick Publication, 2015)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan