Từ Vụ Án Mohammad El Halabi Đến Văn Hóa Chống Y-sơ-ra-ên

Share

[bs-quote quote=”Hỡi người! Ngài đã tỏ cho ngươi điều gì là thiện,
Điều mà Đức Giê-hô-va đòi hỏi ngươi.
Đó chẳng phải là làm điều công chính, ưa sự nhân từ
Và bước đi cách khiêm nhường với Đức Chúa Trời ngươi sao? ” style=”style-14″ align=”left” author_job=”Mi-chê 6:8 (BTTHĐ 2010)”][/bs-quote]

Vào ngày 15 tháng 6 năm 2016 cơ quan an ninh Y-sơ-ra-ên đã bắt giữ ông Mohammed el-Halabi, Giám Đốc Hội Khải Tượng Hoàn Cầu Gaza (KTHC Gaza) là một phân bộ của Khải Tượng Hoàn Cầu Thế Giới, chuyên về từ thiện và cứu trợ trẻ em nghèo ở Gaza. Công tố viên cáo buộc ông, từ năm 2010 đã thực hiện những cách khác nhau để chuyển tiền cứu trợ từ KTHC Gaza cho Hamas là một tổ chức khủng bố chống Y-sơ-ra-ên đang nắm quyền ở Gaza. Cho đến nay tiến trình xét xử ông vẫn chưa đến giai đoạn kết thúc. Nhưng những điều xảy ra trong tiến trình này làm nảy sinh ra nhiều câu hỏi và bài học mà Cơ đốc nhân và các tổ chức cứu trợ Cơ đốc phải suy xét: (1) Có cách nào để có thể thực hiện cứu trợ tại một vùng do chính quyền độc tài hay lực lượng khủng bố cai trị? (2) Làm sao có thể thực hiện ba mục đích cứu trợ, góp phần xây dựng công lý và đi trong lẽ thật mà không phải bỏ đi một trong ba? (3) Ở những vùng có sự tranh chấp giữa Y-sơ-ra-ên và Pha-lét-tin, tổ chức cứu trợ Cơ Đốc cần có thái độ và chính sách như thế nào?

1. KHI TƯNG HOÀN CU PHÂN BGAZA CHUYN TIN CU TRTREM CHO KHNG BHAMAS?

Khải Tượng Hoàn Cầu Thế Giới, World Vision, (tạm viết tắt là KTHCTG) là một tổ chức cứu trợ và từ thiện quốc tế hoạt động trên 100 quốc gia trên thế giới với ngân sách chính yếu là do sự đóng góp từ những chính phủ các nước tự do, Cơ đốc nhân, tổ chức Cơ đốc nhân và tổ chức không Cơ đốc (non-Christian) đóng góp tài chánh. Ngân sách của KTHC lên đến hàng tỷ đô Mỹ mỗi năm. KTHCTG có tuyên ngôn sứ mạng (mission statement) xác định vai trò của mình như sau: “là mt tchc quc tế kết hip nhng Cơ đc nhân có smng theo bưc Chúa Cu Thế Giê-su làm vic vi nhng ngưi nghèo và báp bc đxây dng sbiến đi con ngưi, tìm kiếm công lý và làm chng vtin lành Vương Quc Đc Chúa Tri.”

Tiến trình vụ án Mohammad El Halabi là một ngòi nổ châm lên những tranh biện và phản biện giữa KTHC cùng những người ủng hộ KTHC với giới chức chính quyền Y-sơ-ra-ên cùng những người đặt nghi vấn về sự trung thực và trong sáng của KTHC khi thực hiện công tác cứu trợ tại những nơi dưới sự cai trị của những chính quyền độc tài hay khủng bố. Những tranh biện này cho thấy tính chất phức tạp của mục vụ từ thiện quốc tế ngày nay nói chung và tính chất “bài Y-sơ-ra-ên” của một số phân bộ KTHC nói riêng.

Công Tố Viên Y-sơ-ra-ên luận tội rằng trong thời gian là Giám Đốc Khải Tượng Hoàn Cầu Vùng Gaza, Halabi đã chuyển tiền cứu trợ các trẻ em nghèo khó ở Gaza cho chính quyền Hamas dùng để mua vũ khí, đào đường hầm xâm nhập vào trong nội địa Do Thái, tuyên truyền chống Y-sơ-ra-ên. Halabi cũng bị tố cáo đã chuyển những kiện thực phẩm đến cho quân Hamas và cho những thành viên của các đơn vị quân sự Ha-mát nằm trong sổ lương của KTHC Gaza. Nếu những cáo buộc này là đúng, thì đây là vụ việc “siêu nghiêm trọng.”

Theo công tố viên, ông Halabi đã nhận tội và cho biết ông có thể thâm nhập vào KTHC Gaza vì cha của ông làm việc cho Cơ Quan Công Tác Và Cứu Trợ Liên Hiệp Quốc (UNWRA). Cha của Halabi cũng bị tình nghi là một thành viên Hamas và UNWRA là một tổ chức cứu trợ đã từ lâu bị tố cáo là để cho những tên khủng bố nằm trong sổ lương. Gần đây nhất, chính quyền Mỹ đang chính thức đặt một vấn đề cũng “siêu nghiêm trọng” về UNWRA. Mỹ cáo buộc là từ hàng chục năm qua UNWRA đã từ từ bị biến chất từ một tổ chức ban đầu chuyên cứu trợ người tỵ nạn Palestine trở thành một tổ chức chính trị “bài Y-sơ-ra-ên” cực đoan và ủng hộ các tổ chức khủng bố Pha-lét-tin. Với cáo buộc này, chính quyền Mỹ đang cứu xét cách cắt bỏ dần dần số tiền 360 triệu đô đóng góp cho tổ chức này (Không cắt bỏ hoàn toàn ngay để tránh gây khó khăn lớn cho những người tỵ nạn đang nhận cứu trợ “đã bị cắt xén” bởi chính UNWRA).

Biến cố này đã khiến cho nhiều người và nhiều tổ chức đình hoãn đóng góp cho KTHC quốc tế trong một thời gian. Được biết chính quyền Úc là thành viên đóng góp nhiều nhất bằng cách đóng góp cho KTHC Úc Châu để từ đó chuyển đến KTHC Gaza với khoảng 5 triệu đô Úc trong 5 năm qua.

Chính quyền Y-sơ-ra-ên nhấn mạnh rằng họ cáo buộc một cá nhân ông Halabi mà thôi. Cơ quan an ninh Y-sơ-ra-ên xác nhận tổ chức KTHC Thế Giới và Úc Châu không dính dáng đến việc chuyển tiền cứu trợ thành tiền khủng bố. Tuy nhiên họ cảnh giác rằng các tổ chức cứu trợ cần phải rất cẩn thận để tránh những việc tương tự. Trên thực tế chúng đã xảy ra rất thường xuyên ở nhiều trên thế giới!

Luật sư của ông Halabi phản biện rằng do bị tra tấn và ép buộc mà ông Halabi phải ký giấy nhận tội. Chính quyền Y-sơ-ra-ên bác bỏ phản biện này! Luật sư giải thích lý do có những phẩm vật cứu trợ của KTHC Gaza trong kho của Hamas là do những người vũ trang Hamas đã cướp lấy hàng cứu trợ. Các câu hỏi đặt ra là tại sao từ trước đến nay không thấy báo cáo của nội bộ KTHC Gaza về việc này? Không thấy báo cáo của KTHC Gaza cho KTHC Thế Giới và Úc Châu? Nếu có báo cáo thì tại sao KTHC Thế Giới và Úc Châu không có biện pháp thích đáng?

Luật sư của ông Halabi tố cáo rằng ông đã bị cơ quan an ninh ngược đãi biệt giam sau khi ra tòa lần đầu. Giới chức Y-sơ-ra-ên cho biết theo luật pháp Y-sơ-ra-ên cấm không cho tù diện an ninh quốc gia nói chuyện với bất cứ ai khi ra tòa. Ông Halabi đã được giải thích rõ ràng trước khi được đưa ra tòa. Nhưng khi ra tòa thì ông nói với một phóng viên tìm cách đến gần là ông bị tra tấn. Vì vậy việc biệt giam là do ông đã vi phạm luật pháp.

Luật sư của ông và KTHC Thế Giới và Úc Châu cùng lên tiếng là cho đến nay các chứng cớ cáo buộc ông vẫn chưa được công khai đưa ra cho luật sư của ông. Công Tố Viên Y-sơ-ra-ên cho biết những chứng cớ này liên hệ đến những vấn đề an ninh và tình báo quốc gia nên không thể đưa ra cho đến khi chấm dứt các thủ tục tòa án giai đoạn đầu, là giai đoạn thương thảo giữa công tố viên và luật sư của bị cáo về việc nhận tội để được giảm án. Ông Halabi không nhận tội. Dù vậy tại Tòa Án Quận Beersheba, Thẩm Phán Nasser Abu Taha trong phiên họp điều đình giữa các luật sư của ông Halabi và công tố viên cho biết trước là với các “con số và tài liệu” mà chính ông Halabi đã đọc và biết rõ, chối tội rất khó.

KTHC Thế Giới và Úc Châu cho rằng trong 6 tháng từ lúc bị bắt giam cho đến lúc ra tòa, việc công tố viên không cung cấp những chứng cớ là một dấu hiệu chứng tỏ cơ quan an ninh Y-sơ-ra-ên đã sai lầm khi bắt ông Halibi và đang câu giờ để tìm bằng chứng. Các quan sát viên khác thì cho rằng KTHC Thế Giới và Úc Châu không chú tâm đến sự kiện thủ tục tòa án và luật pháp về an ninh quốc gia của Y-sơ-ra-ên rất khác biệt với của Mỹ và Úc.

2. VN Đ TING NÓI TRUNG THC VÀ CÔNG CHÍNH VI CHÍNH QUYN ĐC TÀI HAY KHNG B

Để trả lời rằng không có sự cố những thành viên tổ chức khủng bố trong “sổ lương” của KTHC Gaza, KTHC Úc đã nhờ tổ chức kiểm toán quốc tế Pricewaterhouse Coopers thanh lý tài chánh của KTHC Gaza với kết quả là không có gì sai phạm. Điều tra của Bộ Ngoại Giao Úc cũng nhận xét tương tự. Tuy nhiên những chuyên gia về vấn đề cứu trợ tại Pha-lét-tin cho rằng Úc không nên để cho những giấy tờ và tài liệu mặt nổi chứng minh bề ngoài đánh lạc hướng hoặc bị qua mặt mà không suy xét đến những diễn tiến “bên dưới mặt nổi.” Theo Giáo sư Avraham Sela, Đại Học Hebrew, không thể đơn giản nói rằng “có kiểm toán tức là mọi sự đã rõ ràng và không có gì sai phạm.”

Ông Gerald Steinberg, chủ tịch tổ chức theo dõi các chương trình cứu trợ quốc tế NGO khuyến cáo rằng trong trường hợp ở Gaza, Úc không nên đóng góp một đô la nào cho đến khi công vụ cứu trợ được thu hình và ghi âm để biết chắc về nơi lưu trữ và người nhận. Điều này giúp tránh được tiền hay hàng cứu trợ bị rơi vào tay quân khủng bố hoặc bị chính nhân viên cứu trợ bán ra ngoài chợ đen – như đã thường xảy ra trong quá khứ. Ông nhìn nhận là những cách này chỉ khiến cho sự tham nhũng hoặc lợi dụng cho mục đích phi pháp bị khó khăn nhiều hơn mà thôi. Và khó mà thực hiện được khi tiến hành cứu trợ cho cả ngàn hay chục ngàn người trở lên!

David Bedein, Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Chính Sách Vùng Cận Đông, đi xa hơn nữa. Ông khuyến cáo không nên chuyển tiền cứu trợ từ Canberra (thủ đô Úc) đến thẳng Gaza qua con đường tổ chức KTHC trừ khi có mục đích, biên nhận mua và gửi hàng cứu trợ vv… rõ ràng với sự chứng kiến tại chỗ của một viên chức chính quyền Úc.

Vụ án ông Halabi chỉ là một phần nhỏ được thấy nằm nổi trên mặt nước của một núi băng khổng lồ bên dưới mặt nước. Làm sao biết được tổ chức cứu trợ và chính quyền độc tài hay khủng bố, ai có ảnh hưởng đến chính sách của ai nhiều hơn? Tổ chức cứu trợ chịu nhiều điều kiện của chính quyền độc tài hay khủng bố để có thể làm được việc cứu trợ? Hay là chính quyền độc tài hay khủng bố phải chịu nhiều điều kiện của tổ chức cứu trợ để được cứu trợ? Ai chịu lép vế ai? Nhân sự của tổ chức cứu trợ có nên là người địa phương dễ bị chính quyền độc tài hay khủng bố ngấm ngầm đàn áp và ảnh hưởng hay dễ điều hành theo cái nhìn cục bộ địa phương? Hay là người từ nước ngoài và có kinh nghiệm địa phương? Làm sao kiểm soát được số lượng tiền mặt chi thu, thường là rất lớn trong những nơi chiến tranh không có ngân hàng và văn phòng, là chi thu đúng mục đích?

Thật ra, những cáo buộc như vụ ông Halabi và những câu hỏi kể trên chẳng có gì là lạ với những người hiểu biết sâu xa về cứu trợ quốc tế. Từ lâu, các quan sát viên theo dõi “kỹ nghệ” cứu trợ thế giới đã biết rõ – và những người từng sống dưới các chế độ độc tài và khủng bố cũng thừa biết rõ – là những nhân viên cứu trợ quốc tế trong những vùng chiến tranh đều phải làm việc dưới bàn tay của những lãnh chúa hay chính quyền cai trị khu vực họ hoạt động cứu trợ. Không có ngoại lệ cho Khải Tượng Hoàn Cầu.

Khi KTHC và các tổ chức cứu trợ khác đến Châu Phi để cứu trợ nạn đói ở Ê-thi-ô-bi trong thập niên 1980s, các quan sát viên đã lên tiếng về việc tiến trình cứu trợ được sắp đặt theo định hướng của chế độ đàn áp Mengistu. Trong cuộc nội chiến đẫm máu, chính quyền Mengistu dùng vũ lực và “nạn đói nhân tạo” để bắt dân chúng ra khỏi vùng quân “phiến loạn” có ảnh hưởng. Các cơ quan cứu trợ đã làm ngơ và dấu diếm những tin tức về chuyện này. Họ giúp chế độ Mengistu đổ lỗi cho “tai họa thiên nhiên” hạn hán là nguyên nhân của nạn đói – một nữa sự thực! – thay vì nói lên toàn bộ sự thực. Vào năm 1986, tại một hội nghị quốc tế về “Chương Trình Nghiên Cứu Người Tỵ Nạn” (Refugee Studies Program) tại Đại Học Oxford, khi những người nghiên cứu đặt câu hỏi tại sao “một nữa chứ không phải là toàn bộ sự thực” thì đại biểu KTHC Anh Quốc nói rằng là “vô đạo đức” khi công khai hóa những tin tức như vậy vì chúng làm sự quyên góp cứu trợ bị “thất thu” (và do đó sẽ cứu trợ được ít người hơn và khiến nhiều người chết đói hơn?).

3. CU TRVÀ CÔNG LÝ VI VĂN HÓA CHNG Y-SƠ-RA-ÊN?

Nhưng điều sâu xa và nghiêm trọng hơn vụ án này là thái độ không trung thực và “chống Do Thái” của nhiều viên chức lãnh đạo của Khải Tượng Hoàn Cầu các khu vực Giê-ru-sa-lem, Pha-lét-tin, Trung Đông, Ireland, Canada Và Hoa Kỳ. Họ luôn có thái độ thiên vị và nhiều khi “xuyên tạc” các sự cố có tính cách nhạy cảm với quần chúng là những người không có điều kiện hiểu biết sâu xa những phức tạp của tranh chấp Y-sơ-ra-ên và Pha-lét-tin – khiến những người này dễ sinh ra ác cảm với Y-sơ-ra-ên.

Một thí dụ là vào năm 2008, KTHC Giê-ru-sa-lem cáo buộc Y-sơ-ra-ên đã phong tỏa làm khan hiếm điện lực, bột mì và dầu ăn cho vùng Gaza. Mặc dù tổ chức Giải Phóng Pha-lét-tin tố cáo là Hamas chuyển những tài nguyên này cho nhân sự và thành viên của họ, các thông tin của KTHC Giê-ru-sa-lem vẫn không đính chính! Một số tài liệu cho thấy Hamas cố tình làm cho sự khan hiếm trầm trọng để những hình ảnh thiếu thốn cực khổ của người Pha-lét-tin trở thành những phương tiện tuyên truyền có lợi cho chính nghĩa của Hamas ở Gaza với thế giới.

Vào năm 2012, Richard Stearns, Chủ Tịch Khải Tượng Hoàn Cầu Hoa Kỳ đã xuyên tạc khi tố cáo Y-sơ-ra-ên chối bỏ quyền tự do tôn giáo của các Cơ đốc nhân gốc Pha-lét-tin, chỉ cho họ 2000 đến 3000 giấy phép đến Giê-ru-sa-lem dự lễ Phục Sinh trong khi sự thực là Y-sơ-ra-ên đã cấp trên 20.000 giấy phép!

Trong những lúc chiến tranh xảy ra ở Gaza giữa Hamas và quân đội Y-sơ-ra-ên, tin tức từ KTHC (một số được trích ra dùng để gián tiếp quảng bá các chương trình kêu gọi đóng góp cứu trợ trẻ em của KTHC!) thường công bố những hình ảnh và tường thuật Y-sơ-ra-ên đánh bom vào nơi dân sự giết chết thường dân và trẻ em. KTHC không nói đến hai thái độ đối với dân sự hoàn toàn khác nhau giữa Y-sơ-ra-ên và Hamas. Trước khi tấn công vào một khu vực nào, chính quyền Y-sơ-ra-ên thả truyền đơn, nhắn tin điện thoại di động (rt nhiu ngưi Gaza đi làm vic ti Y-sơ-ra-ên và chính quyn Y-sơ-ra-ên có sđin thoi di đng ca h), dùng loa phóng thanh báo trước cho dân chúng và trẻ em di tản. Hamas giữ nhiều người lại làm lá chắn cho chúng! Y-sơ-ra-ên chỉ phản pháo khi bị pháo kích và bắn vào tọa độ đặt súng pháo kích. Hamas thường xuyên, nhiều khi dùng võ lực hay hăm dọa người dân Pha-lét-tin phải để cho họ, đặt các ổ phóng hỏa tiển tại nóc nhà thương, sân trường học hay trong nhà dân chúng vv và pháo kích thẳng vào khu dân cư của Y-sơ-ra-ên.

Cùng lúc đó trong năm 2014, KTHC Ireland cũng có những chương trình truyền thông quảng bá kêu gọi đóng góp cho cứu trợ và từ thiện trẻ em ở những vùng tranh chấp Y-sơ-ra-ên và Pha-lét-tin với khẩu hiệu: “Các trẻ em không thể bị nhắm làm mục tiêu, nhưng ngay lúc này chúng đang đau khổ ở Gaza!” – “Children should never be targeted, but right now children are suffering in Gaza’ – rõ ràng là với thâm ý thông tin rằng quân đội Y-sơ-ra-ên là kẻ gây ra những thảm họa!

Nhiều viên chức KTHC, khi được hỏi về tình trạng bạo động chống Y-sơ-ra-ên luôn nói đến nguyên nhân sâu xa là do Y-sơ-ra-ên chiếm đất và đàn áp người Pha-lét-tin. Đây là một lối biện chứng xuyên tạc và bóp méo lịch sử (xem “Y-sơ-ra-ên Trong Cơn Sóng Thần Chính Trị Và Văn Hóa”). Nhưng họ không dám công khai nói lên sự kiện cả chính quyền Pha-lét-tin ở Tây ngạn sông Giô-đanh và chính quyền Hamas trả tiền hàng chục ngàn đô Mỹ cho mỗi gia đình có con cái hay cha mẹ ôm bom tự sát cũng như “trợ cấp” cho những thanh niên tham gia các công tác phá hoại hay khủng bố nhắm vào Y-sơ-ra-ên. Đến nỗi khi họ bị bắt, số năm tù nhiều hay ít ở Y-sơ-ra-ên cũng là mức lãnh “trợ cấp” nhiều hay ít! Cho đến nay, ước lượng riêng chính quyền Pha-lét-tin ở Tây Ngạn Giô-đanh đã chi ra trong năm 2017 hơn 350 triệu đô cho khoản này. Phần lớn khoản tiền này đến qua đường dây tổ chức UNWAR mà chính phủ Hoa Kỳ đang soạn dự luật cắt viện trợ cho – đã được nhắc đến trong phần 1 ở trên.

Tại I-rắc, KTHC ít khi lên tiếng kêu gọi về vấn nạn Cơ đốc nhân và các nhóm tôn giáo thiểu số bị các nhóm khủng bố tấn công, cưỡng hiếp, bán làm nô lệ, giết hại hay bắt phải cải đạo theo đạo Hồi vv… Tại Syria, cường độ chiến tranh và giết chóc thường dân trong đó có trẻ em đặc biệt do phía chính quyền Assad gây ra, cao gấp trăm lần cuộc chiến giữa Y-sơ-ra-ên và Hamas. Nhưng cường độ KTHC ở Giê-ru-sa-lem, Gaza và Mỹ chỉ trích Y-sơ-ra-ên đánh phá khu dân sự và gây thương vong cho trẻ em thì lại gấp trăm lần những gì KTHC tại Syria lên tiếng!

Đa số các phân bộ KTHC ở những khu vực khác trên thế giới giữ thái độ và văn hóa “trung lập” khi cứu trợ tại những vùng tranh chấp và chiến tranh theo quy định của KTHC Thế Giới. “Các viên chc ti hin trưng (field worker) ca Khi Tưng Hoàn Cu phi cam kết sáng to mt phương thc an ninh tích cc. Mt phương thc chcho phép có mt khong không gian rt nhcho mt cng đng đa phương, chế đhay chính quyn quc gia có thđt vn đvstrung lp ca KTHC. Mt tchc như ca KTHC – vi cam kết xây dng sgii hòa, đng chung vi ngưi nghèo và công lý – không thđcho ddàng bhiu lm là đng vào mt phía trong cuc tranh chp ca khu vc.“ Họ cũng tuân thủ quy định tránh những tuyên bố về chính quyền sở tại, viên chức địa phương, tình trạng chính trị hay quân sự.

Những quy định này được áp dụng nghiêm chỉnh tại nhiều nước độc tài hay với Pha-lét-tin.

Thí dụ, KTHC ở Myamar nghiêm chỉnh tự chế trong suốt thời gian chính quyền quân phiệt đàn áp phong trào dân chủ do các sư sãi và sinh viên cùng những người ủng hộ bà Aung San Suki! Nhưng KTHC ở Giê-ru-sa-lem, Gaza, Trung Đông, Canada và Mỹ đều mau chóng đưa ra những tuyên bố và lưu hành những thông tin phê phán không trung thực về Y-sơ-ra-ên! Một trong những câu hỏi cho đến nay vẫn chưa được các phân bộ KTHC này trả lời thỏa đáng: Tại sao họ chỉ nhận lấy và xử dụng những nguồn thông tin từ những phía ủng hộ Hamas và Pha-lét-tin? Tại sao không có sự kiểm chứng những thông tin nhạy cảm với một nguồn thứ hai trung thực?

Kết: Công Chính, Công Lý, Ưa SNhân T

Một tổ chức từ thiện quốc tế Cơ phải có thái độ công chính, một thái độ trung lập trước những tranh chấp chính trị hay quân sự của những phe nhóm trong vùng cứu trợ. Nếu không thể làm một chất xúc tác dấy lên những cơ hội hòa giải giữa những phe nhóm này, nó cũng không thể để cho những tổ chức bên ngoài hay một quan điểm chính trị hay thần học nào đó thao túng.

Để thực thi công lý, nó có trách nhiệm nói lên sự thực về những nguyên nhân gây ra nạn nghèo đói, bệnh tật và chiến tranh. Nói lên sự thực dù có thể khiến cho số tiền quyên góp cứu trợ bị sút giảm trầm trọng hay bị chính quyền ngăn cấm nhưng sẽ giúp thế giới thấy rõ cách giải quyết gốc rễ lâu dài hơn là cứu trợ dài dài nhưng không thấy kết cuộc biến đổi tích cực sau cùng. Chính nói lên sự thực khiến sự tin tưởng gia tăng và theo đó là sự đóng góp cứu trợ gia tăng.

Thực thi công lý cũng có nghĩa là cam kết thực hành những nguyên tắc đạo đức và “văn hóa” Kinh Thánh trong “lời nói”, tức là sự truyền thông (dù là cho mục đích thông tin thời sự hay quảng bá kêu gọi đóng góp vv) và trong việc làm tức là công vụ cứu trợ và sự trong sáng tài chánh của các công vụ cứu trợ.

Cứu trợ là do “ưa sự nhân từ.” Kể từ sau thế chiến thứ hai, cứu trợ quốc tế gặp phải những nan đề như sau: (1) Không thể hoàn toàn do các chính quyền điều hành vì rất thường xảy ra mâu thuẩn giữa cứu trợ và quyền lợi quốc gia; (2) Hầu hết các chính quyền không thể duy trì một bộ máy cứu trợ trong guồng máy chính quyền; (3) Các tổ chức đã có sẵn như Chữ Thập Đỏ, Lưỡi Liềm Đỏ, Veritas vv… không đủ khả năng để đáp ứng với các biến cố trên thế giới. Do đó nhiều tổ chức cứu trợ quốc tế ra đời để đáp ứng phục vụ. Đây là một điều thật đáng mừng, chứng tỏ lòng nhân ái vẫn còn sâu đậm trong nhiều người và nhiều tổ chức từ thiện. Nhưng cứu trợ quốc tế đòi hỏi một hệ thống truyền thông và hệ thống này không tránh được vấn đề phải “quảng cáo thu hút đóng góp cứu trợ.” Làm sao để quảng cáo của tổ chức cứu trợ của mình thu hút hơn của những tổ chức cứu trợ khác? Làm sao để quần chúng bị shock và cảm xúc thật mạnh? Những số tiền đóng góp rất lớn hàng tỷ đô vv đòi hỏi một guồng máy điều hành khác hẳn với những bộ phận cứu trợ của các tôn giáo. Để đối phó với tầm vóc cứu trợ hàng chục ngàn hay hàng trăm ngàn người, phải xây dựng một đội ngũ chuyên môn ở cấp quản lý điều hành khu vực hơn là tình nguyện không lãnh lương! Nếu không giữ được lòng nhân từ và kính sợ Chúa, các tổ chức cứu trợ quốc tế Cơ đốc sẽ dần dần trở nên những tổ chức cứu trợ quốc tế thế tục (secular) yếu kém, và bởi đó mà những nền tảng Kinh Thánh như là nhân từ, công chính và công lý cùng lẽ thật sẽ dần dần bị thay thế bằng thành tích thấy được (không hẳn là kết quả thực và lâu dài). Ở đây không có ý nói rằng các tổ chức cứu trợ thế tục là “hạng nhì.” Trên thực tế, nhiều tổ chức hay chương trình cứu trợ quốc tế thế tục như Bác Sĩ Không Biên Giới, NGO vv… đã chứng tỏ khả năng phục vụ, kết quả và sự trong sáng cao hơn một số tổ chức cứu trợ Cơ Đốc.

Có một điều quan trọng nền tảng của một tổ chức Cơ Đốc – dù là hệ phái, hội thánh hay tổ chức cứu trợ và từ thiện hay một phong trào vv… – là sự kết nối thuộc linh với tuyển dân của Chúa là dân Y-sơ-ra-ê. Dù kết nối ở mức nào đi nữa, sự kết nối này bao gồm quan hệ với đất nước và chính quyền Y-sơ-ra-ên. Tổ chức đó không thể thiên vị về phía dân tộc và chính quyền Y-sơ-ra-ên. Dù là với Y-sơ-ra-ên hay bất cứ một nhóm người hay dân tộc nào, những tiêu chuẩn đạo đức và văn hóa Kinh Thánh về đạo đức, văn hóa (truyền thông) và lẽ thật phải được thực hiện kết hợp với nhau.

Câu hỏi sau cùng, không thuộc phạm vi bài viết, nhưng cần nêu ra để chúng ta suy nghĩ. Khải Tượng Hoàn Cầu không phải là một tổ chức duy nhất có thái độ “bài Y-sơ-ra-ên.” Từ 20 năm trở lại đây, KTHC và nhiều tổ chức cứu trợ Cơ Đốc khác, nhiều tổ chức giáo hội hay hệ phái và nhiều nhà thần học và trường Kinh Thánh ở Châu Âu và Hoa Kỳ, cũng xẻ chia thái độ này ở những mức độ khác nhau. Người viết sẽ phối hợp với các bạn viết khác để trình bày vấn đề này trong một loạt bài chủ đề: “Y-sơ-ra-ên Trước Những Cơn Sóng Thần Chính Trị Và Văn Hóa.”

Thái độ của chúng ta với Y-sơ-ra-ên sẽ định đoạt phước hay họa cho chúng ta như lời Chúa phán với tổ phụ của dân Y-sơ-ra-ên là Áp-ra-ham: “Ta sban phưc cho ngưi nào chúc phưc con, Nguyn ra knào nguyn ra con; Mi dân trên đt Snhcon mà đưc phưc.” (Sáng Thế Ký 12.3)

 

Naphtali

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan