3 Cách Bạn Có Thể Nuôi Dưỡng Lòng Nhân Từ Ở Giữa Con Cái

Share

Là một bà mẹ ở nhà với 3 đứa con dưới 7 tuổi. Tôi luôn đặt việc nuôi dưỡng lòng nhân từ lên cao trong danh sách ưu tiên của tôi. Sống với những đứa trẻ hay tranh cãi làm bạn có thể cảm thấy như đang trãi qua thời kỳ khó khăn trong ngục tù do chính mình tạo ra. Tôi có một người anh trai và một cô em gái mà tôi rất thân thiết bây giờ, nhưng khi tôi nghĩ lại thời thơ ấu của chúng tôi, chắc chắn có những khuôn mẫu và hành vi chúng tôi đối xử với nhau mà tôi không muốn thấy ở các con trẻ của mình.

Là cha mẹ, chúng ta có thể bị cuốn vào chủ yếu trong việc chỉnh sửa những hành vi tiêu cực, điều đó- đừng hiểu lầm ý tôi- nhiều khi rất cần thiết. Tôi đã trải qua những giai đoạn “chế độ sinh tồn” với một em bé, một đứa trẻ mới biết đi và một học sinh mẫu giáo, khi dường như tất cả những gì tôi có thể làm để vượt qua ngày ấy là la hét, ra lệnh. Thật biết ơn, giai đoạn đó không kéo dài mãi mãi. Khi lớp bụi lắng xuống và sự bình tĩnh trở lại, tôi đã có thể suy ngẫm và nghĩ về những gì tôi thật sự muốn tương tác giữa các con mình phải như thế nào.

Chúng biết những điều cơ bản: không chửi rủa định danh- (sỉ nhục một người bằng cách gọi họ bằng cái tên thô tục), cáu giận, hoặc bất kính với bố mẹ và anh chị em. Những hành vi đó đảm bảo sửa trị ngay lập tức, và chúng ý thức được điều đó. Nhưng còn lòng nhân từ thì sao? Trong khi sửa trị con cái vì những hành vi tiêu cực là một phần quan trọng của việc làm bố mẹ, khuyến khích những hành động tích cực để thay thế cho những hành vi tiêu cực là bước cuối cùng có thể bắt đầu thay đổi cách con trẻ tương tác với nhau. Dưới đây là 3 lời khuyên mà tôi thấy hữu ích trong gia đình mình.

1. Hãy cầu nguyện không những cho con cái, mà còn với con cái.

Phần lớn thời gian cầu nguyện cá nhân của tôi dành hết cho sức khỏe, sự bình an, và tương lai của con cái tôi. Tôi cũng cầu nguyện cho tình trạng thuộc linh của chúng, khả năng của chúng để vâng lời và chống cự tội lỗ, và mối quan hệ của chúng với gia đình. Cầu nguyện lớn tiếng cho những điều này với chúng cũng rất quan trọng. Hằng đêm trước khi đi ngủ, tôi cầu nguyện với chúng rằng chúng sẽ phục vụ lẫn nhau, yêu thương nhau và luôn gắn bó với nhau trong suốt cuộc đời.

Những điều này có thể dễ dàng bị bỏ qua hoặc được giả sử cho là đã có rồi. Nhưng lắng nghe chúng mỗi ngày sẽ củng cố tầm quan trọng của các mối quan hệ mà bọn trẻ có giữa anh chị em của chúng. Đó không phải là một điều hiển nhiên. Suy nghĩ về việc chúng có thể xa nhau khi trưởng thành khiến tấm lòng tôi tan vỡ, vì vậy tôi luôn đặt lên hàng đầu sự gắn bó trong mối quan hệ của chúng với nhau.

2. Dạy con cái của bạn nghệ thuật gây dựng (gây dựng lẫn nhau).

Cũng giống như tôi yêu thương các anh chị em của mình khi lớn lên, tôi thật sự không thể nhớ việc tặng hoặc nhận những lời khen gợi từ họ một cách thường xuyên. Giống như bất kỳ điều tốt nào khác, cần thực hành để tạo thành một thói quen. Tôi thường yêu cầu các đứa trẻ của tôi liệt kê ba điều về anh chị em của chúng mà chúng yêu thương hoặc nghĩ về đức tính mà một trong những anh chị em của chúng sở hữu mà chúng ngưỡng mộ. Đây là điều đặc biệt hữu ích sau khi xung đột. Tôi yêu cầu chúng phải cụ thể – chỉ nói đơn giản “Bởi vì chị/em ấy tốt bụng” là một câu nói không đủ

Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy gương mặt của chúng sáng lên làm sao khi chúng nhận được một lời khen thật sự, đầy ý nghĩa từ một anh chị em. Nếu bạn nghĩ về việc thế giới của chúng nhỏ bé như thế nào và chúng có ít người ảnh hưởng trên chúng, thì rất có sức mạnh tác động trên chúng khi chúng nghe những lời nói tử tế về chúng bởi một người anh chị em. Tôi yêu thích ý tưởng khiến chúng có thói quen này khi chúng còn trẻ, hy vọng nó trở thành bản chất tự nhiên thứ hai đối với chúng khi chúng ở tuổi vị thành niên và tuổi thanh xuân – là khi chúng sẽ cần nghe những lời tử tế nhiều hơn nữa.

3. Khuyến khích “tinh thần đồng đội” trong gia đình bạn

Thật thú vị làm sao khi nhìn thấy – ngay khi chúng nắm quyền hành xử các quy tắc – điều đầu tiên các con của tôi muốn làm là đảm bảo mọi người xung quanh chúng phải vâng lời chúng. Một phần của điều này là bản chất con người tự nhiên và một khao khát lẽ công bằng mà Đức Chúa Trời ban cho. Nhưng nó cũng có thể thay đổi và gây chia rẽ.

Cám dỗ để trở nên một kẻ hay mách lẻo là chuyện thông thường ở giữa các con trẻ của chúng ta, có một vài điều tôi đã tìm thấy nó có vẻ hữu ích với tôi. Với con gái lớn nhất của tôi, người thường được giao nhiệm vụ “trông coi các em gái của mình”, trở thành một người mách lẻo là một điều mà cô đã làm từ bản năng. Một phần đó là khuynh hướng tự nhiên của cô để trở thành một phóng viên nhỏ, nhưng thường đó cũng là do có ý định muốn em gái của mình” gặp rắc rối”.

Giải thích với con cái bạn rằng gia đình của chúng là một đội. Mỗi một thành viên trong gia đình đều góp phần trong sự dạy dỗ các thành viên khác trong gia đình cách cư xử: “thay vì mách lẻo về em gái, con có thể nhẹ nhàng sửa sai và dạy em biết cách em có thể làm điều gì đó khác đi không?”

Tiến thêm một bước nữa cũng để chúng bắt đầu học cách đồng cảm: “Nếu con giật đồ chơi khỏi tay ai đó, con muốn họ mách lẻo về con, hay yêu cầu con ngoan ngoãn trả nó lại?” Chúng bắt đầu cảm thấy được trao quyền một chút để dạy và làm chủ thêm các lựa chọn của chúng. Đó là một điều đẹp đẽ để xem thấy chúng trở thành một người khích lệ và nuôi dưỡng.

Tôi nhận thấy một sự khác biệt rõ ràng trong cách các con gái của tôi tương tác với nhau khi tôi siêng năng và kiên định với những thay đổi nhỏ này. Vẫn còn những ngày dài mà tôi dường như la hét, kiểm soát các cuộc tranh cãi và loại bỏ những lời mách lẻo, nhưng sẽ hữu ích khi có một vài công cụ trong sợi dây thắt lưng giữ công cụ để vượt qua cả ngày và tiếp tục tập trung vào Đấng Cứu Rỗi của chúng ta và ân điển của Ngài.

 

An Nhiên

(Lược dịch theo: beautifulchristianlife.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan