6 Bản Tính Cốt Yếu Của Sự Lãnh Đạo Có Bản Chất Phục Hồi

Share

Điều bạn cần biết để lãnh đạo trong những giai đoạn xáo trộn

Những người lãnh đạo cần có những đặc tính gì để lèo lái trong bối cảnh những diễn biến trong hiện tại và tương lai của thế giới hôm nay? Chúng tôi nhận diện 6 điểm thiết yếu trên sứ mạng mà những người lãnh đạo cần có.

1. Sự Lãnh Đạo Đem Đến Hy Vọng

Nhiều cơ đốc nhân hoặc là chọn một hình ảnh cho rằng tương lai sẽ là tối tăm và thất bại hoặc là chỉ đơn giản giả vờ là không có điều gì đã và đang thay đổi. Tuy nhiên, là những người lãnh đạo, chúng ta không phải bi quan, lạc quan hay chối bỏ sự thực. Chúng ta có thể tìm được sự hy vọng thực tiễn được châm rể trong Đấng Christ, bởi vì Ngài – hôm qua, hôm nay và ngày mai – không bao giờ thay đổi.

Tôi thích tập phim “Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao” (Star Wars). Ngay cả những tập phim ngoại truyện. Trong cuốn “Ngoại Truyện 1: Lịch sử Chiến Tranh Các Vì Sao,” những người lãnh đạo của phe nổi dậy đang đương đầu với những nghịch cảnh ngập đầu khi nhân vật chính, Jyn Erso, nhắc họ rằng, “Chúng ta có hy vọng. Mọi sự nổi dậy được xây dựng trên hy vọng.” Nếu bạn nghĩ kỹ, Cơ Đốc Giáo là một sự nổi dậy được xây trên hy vọng. Giữa vòng chiến tranh, bách hại và đại dịch, hy vọng là điều đã duy trì được hội thánh qua mọi thời đại. Rô-ma 15:13 trong bản dịch Sứ Điệp (The Message) nói rằng, “Cầu xin Đức Chúa Trời là nguồn hi vọng làm cho anh em ngập tràn niềm vui và bình an trong đức tin, để nhờ năng quyền của Đức Thánh Linh, anh em được chứa chan hi vọng!” Những người lãnh đạo của tương lai phải có một hy vọng thực tiễn.

2. Lành Mạnh Về Cảm Xúc

Hơn bao giờ hết, chúng ta cần những người lãnh đạo khỏe mạnh về cảm xúc. Trong những thập niên đã qua, những con số thống kê cho thấy là nhiều lãnh đạo Cơ đốc đã kiệt sức. Một số vấp phạm những sai trật đạo đức. Những người khác thì rời khỏi mục vụ.

Một trong những lý do chính làm kiệt sức là có quá nhiều lãnh đạo không lành mạnh về cảm xúc. Trước thời kỳ Covid-19, Khảo Sát Con Đường Sự Sống cho thấy 23% các mục sư nhận biết rằng cá nhân họ tranh chiến với bệnh tâm thần; 49% nói là họ ít khi hay không bao giờ nói chuyện với hội thánh về bệnh tâm thần. Một khảo sát khác nghiên cứu về các mục sư kết luận rằng 84% phải “trực” làm việc 24/7, và 54% nhận ra rằng vai trò mục sư luôn luôn là bị tràn ngập công vụ. Kết hợp những thống kê này với tình trạng ảnh hưởng trầm trọng của đại dịch cộng với những áp lực rất lớn về địa điểm sinh hoạt hội thánh, các quan hệ trong mục vụ và những áp lực tài chánh – ta có thể thấy là các lãnh đạo đang đối diện với những thử thách rất lớn.

“Là những người lãnh đạo, chúng ta không phải bi quan, lạc quan hay chối bỏ thực tại. Chúng ta có thể tìm thấy hy vọng thực tiễn được đâm rể trong Đấng Christ.”

Trong cuốn Người Lãnh Đạo Lành Mạnh Cảm, Peter Scazerro diễn tả người lãnh đạo không có cảm xúc lành mạnh như là “một người đang điều hành trong một tình trạng liên tục thiếu hụt cảm xúc và linh vụ, thiếu sự trưởng thành cảm xúc và mức độ họ “ở với Chúa” quá thiếu hụt để có thể duy trì sự “làm cho Chúa” của họ.

Vậy thì một người lãnh đạo lành mạnh cảm xúc là như thế nào? Một trong những bí quyết là sự nhận biết chính mình hay sự nhận thức bản thân. Sự lãnh đạo lành mạnh liên hệ với sự chú tâm vào đời sống nội tâm của chúng ta và chúng ta biết mình cũng như là biết Chúa. Nhận thức bản thân đôi khi được nói đến như là sự thông minh về cảm xúc – khả năng để nhận biết và dùng những thông tin cảm xúc trong chúng ta để quản trị và thích ứng chúng ta với các môi trường chung quanh khác nhau. Thay vì tập chú vào khả năng làm các công tác, sự thông minh về cảm xúc tìm hiểu chiều sâu của lai lịch để bảo đảm rằng cốt lõi của con người của bạn có sở hữu những đức tính, sức chịu đựng và khả năng thích ứng để thành công trong vị trí người lãnh đạo. Những lãnh đạo có sự lành mạnh cảm xúc có khả năng làm cho chính họ khác biệt với những đòi hỏi và tiếng nói chung quanh họ.

3. Sự Lãnh Đạo Có Đầy Suy Tư Trong Chúa.

Trong một thế giới tràn ngập với những điều phân tâm, chúng ta cần một nơi yên tĩnh là nơi mà Đức Chúa Trời có thể nói chuyện với chúng ta. Rất thường khi, những lãnh đạo là con người của hành động, nhưng lại rất ít khi là những người nam và nữ của sự suy gẫm và cầu nguyện. Kết quả là thường xuyên bị căng thẳng, trầm cảm và kiệt sức. Tôi cứ luôn thấy ra là ngồi xuống và suy gẫm với linh cầu nguyện về Lời Chúa đặt sự chăm sóc thế giới này vào bối cảnh thích hợp và mở lòng tôi để cho Chúa phán với tôi.

Cầu nguyện suy gẫm là điều quan trọng cho các lãnh đạo vì ngay cả việc làm những công việc tốt cho Chúa có thể cũng là một điều đi lạc hướng nếu chúng ta không cho phép mình có thời giờ yên nghĩ. Qua lời nói và hành động, Chúa Giê-su nhắc chúng ta về sự quan trọng của sự yên nghĩ. Sau khi các môn đồ trở về từ một chuyến đi truyền giáo, Chúa Giê-su bảo họ, “Các con hãy đi tẽ vào nơi thanh vắng, nghỉ ngơi một lúc.” (Mác 6:31). Chúa Giê-su biết họ cần sự nghĩ ngơi cho linh hồn mệt mõi của họ. Ngài giữ gìn họ khỏi sự kiệt sức thuộc linh.

4. Sự Lãnh Đạo Thích Nghi.

Ngay bây giờ, nhiều hội thánh đang tiếc than cho việc mất nhiều tín hữu hội viên, cơ sở và những ảnh hưởng văn hóa mà họ từng hưởng được. Kinh thánh nhắc chúng ta là “những phá vỡ không mong muốn” xảy đến cho hội thánh. Dù chúng ta chiến đấu chống lại nó và hy vọng là Chúa sẽ không bao giờ để cho những điều kinh khủng đó xảy ra, chúng ta vẫn luôn thấy là những thay đổi có tính khuấy phá cứ từng hồi từng lúc xảy ra – nhưng chúng sau cùng làm nên những sự tăng trưởng sâu xa và mở rộng về thuộc linh và số lượng cho hội thánh.

“Những lãnh đạo có sự lành mạnh cảm xúc có khả năng làm cho chính họ khác biệt với những đòi hỏi và tiếng nói chung quanh họ.”

Khi dân Y-sơ-ra-ên tiến vào vùng đất chưa từng biết đến, Đất Hứa, Chúa đã 4 lần khích lệ Giô-suê rằng “hãy mạnh dạn và hết sức can đảm” (Giô-suê 1:6, 7, 9, 18). Sau đó Ngài làm rất rõ cho Giô-suê là ông sẽ trãi nghiệm điều “chưa từng có trước đây” trong vùng đất ông chưa từng biết đến. Hơn bao giờ hết, chúng ta cần những người lãnh đạo sẵn sàng hướng dẫn khi họ không thể thấy trước kết quả.

Những lãnh đạo cần phải linh động và thích ứng với nhu cầu của dân sự và hoàn cảnh chung quanh đang thay đổi rất nhanh. Thích ứng là một khái niệm hữu cơ được rút ra từ sinh vật học theo đó những sinh vật sống thích ứng để sinh tồn. Cựu Ước và Tân Ước cũng được đặt trên một thế giới quan hữu cơ. Hội thánh là thân thể sống và thuộc linh của Đấng Christ. Giống như mọi hữu thể hữu cơ lành mạnh, nó đòi hỏi vô số hệ thống và cấu trúc làm việc chung với nhau để làm trọn mục đích và sức sống lành mạnh đã được định trước. Như thân thể thể lý cần một cấu trúc thể lý để giữ mọi thành phần của thân thể kết hiệp chung với nhau trong khi vẫn cho phép nó tăng trưởng và phát triển, thân thể của Đấng Christ phải có một cấu trúc hữu cơ có thể làm điều giống như vậy.

5. Sự Lãnh Đạo Nhạy Bén Về Văn Hóa.

Chúng ta sống trong một thế giới càng ngày càng đa dạng là nơi mà các lãnh đạo cần có sự bén nhạy văn hóa để lèo lái những tầng lớp khác nhau của cấu trúc phức tạp của xã hội. Thí dụ, với trên 337 ngôn ngữ hiện diện, Hoa Kỳ trở nên một nước đa văn hóa và đa ngôn ngữ nhất trên trái đất. Dù hội thánh mà quý vị đang lãnh đạo là hội thánh hay định mở ra là hội thánh loại gì đi nửa, quý vị phải tìm những cách để vươn qua khỏi những hàng rào về sắc dân, chủng tộc, văn hóa và kinh tế. 

“Những thay đổi có tính khuấy phá là những cơ hội làm nên những sự tăng trưởng sâu xa và mở rộng về thuộc linh và số lượng cho hội thánh.”

Để là một lãnh đạo xuyên qua các văn hóa một cách hữu hiệu, quý vị cần phát triển những kỹ năng và khả năng hiểu biết và đánh giá những bối cảnh và văn hóa đa dạng, để có thể lãnh đạo xuyên qua những đường ranh quốc gia, sắc tộc và chính trị. Việc này bắt đầu với nhận thức bản thân, lắng nghe những người khác và tìm cách để hiểu biết và đánh giá những bối cảnh văn hóa của những người khác.

6. Sự Lãnh Đạo Hầu Việc

Cuối cùng, và có lẽ là quan trọng nhất, lãnh đạo trong thế giới ngày nay đòi hỏi những người hầu việc. Bất hạnh thay, xã hội theo chủ nghĩa cá nhân và sự kiêu ngạo của con người đã làm cho chúng ta bỏ lơ nhu cầu hạ mình. Với văn hóa của chúng ta, phục vụ với linh thần hầu việc – đặt người khác cao hơn mình – là một bản tính cách mạng.

Sự lãnh đạo hầu việc là làm việc để thấy và biết những nhu cầu của những người khác. Chúa Giê-su đã lập nên một thí dụ tận cùng bằng cách sống theo Mác 10:45: “Vì Con Người đã đến không phải để được phục vụ nhưng để phục vụ, và hiến dâng mạng sống mình làm giá chuộc cho nhiều người.”

Bằng cách dấn thân vào chức vụ hầu việc trung tín, chúng ta trở nên những đại biểu của Đấng Christ đến với thế giới sợ hãi và hư mất. Không có điều gì có thể quan yếu hơn cho sự lãnh đạo có đặc tính sứ mạng cho ngày nay hơn điều đó.

 

Trần Ngọc

(Lược dịch theo: outreachmagazine.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan