Thưa anh em, Chúa yêu sự vinh hiển của Ngài.

Share

Tôi lớn lên trong một gia đình thường đề cập 1 Cô-rinh-tô 10:31 nhiều như Giăng 3:16 vậy. “Vậy, anh em hoặc ăn, hoặc uống, hay là làm sự chi khác, hãy vì sự vinh hiển Đức Chúa Trời mà làm”. Nhưng mãi cho đến khi tôi được hai mươi hai tuổi thì mới nghe người ta nói về cam kết đầu tiên của Đức Chúa Trời là sự vinh hiển của chính Ngài và đó là điều căn bản mà Cơ Đốc nhân cần biết rõ. Tôi cũng chưa từng nghe ai nói Đức Chúa Trời làm mọi sự vì sự vinh hiển của chính Ngài, vì thế cho nên chúng ta phải đề cập vấn đề này.

Tôi chưa từng nghe ai giải thích vai trò của Đức Thánh Linh là thôi thúc trong lòng tôi cái điều Chúa quan tâm hàng đầu trong cả cõi đời đời: Tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho Đức Chúa Trời. Nói chính xác hơn, Đức Chúa Cha lấy làm vui về sự toàn hảo của Ngài đến nỗi phản chiếu hình ảnh hoàn hảo ấy ở trong Con của Ngài.

Chưa có người nào nói với tôi rằng: “Ai là Đấng tôn cao Đức Chúa Trời nhất trong vũ trụ này?” Rồi trả lời là: “Đức Chúa Trời”. Hoặc là hỏi rằng: “Đức Chúa Trời có thờ hình tượng không?” Rồi trả lời là: “Không, Chúa không có thần nào khác ở trước mặt Ngài”. Hoặc là hỏi rằng: “Mục tiêu tối hậu của Đức Chúa Trời là gì?” Rồi trả lời là: “Mục tiêu tối hậu của Đức Chúa Trời là tôn vinh hiển Đức Chúa Trời và vui hưởng vinh hiển của Ngài mãi mãi”.

Vậy, tôi chưa từng đối diện với việc Đức Chúa Trời tôn cao Đức Chúa Trời cho đến khi tôi được ngồi dưới bục giảng của Daniel Fuller, hinh ông đã chỉ tôi tìm thấy những tác phẩm của Jonathan Edwards.

Từ ngày khám phá ra điều vĩ đại ấy vào những năm sáu mươi, tôi đã cố gắng hiểu ra những ngụ ý về Đức Chúa Trời đam mê sự vinh hiển của hinh Ngài. Đó là lý do tôi đã viết một quyển sách để tưởng nhớ Jonathan Edwards, một nửa nội dung là để tái bản quyển sách Mục tiêu của Đức Chúa Trời khi tạo nên thế giới. Lập luận của Edwards ở trong quyển sách này là:

[Đức Chúa Trời] tôn trọng hinh Ngài, là mục tiêu tối hậu và cao nhất, trong công tác này; vì Chúa xứng đáng là Đấng vĩ đại và tuyệt vời nhất. Dẫu muôn vật có giá trị, quan trọng và xuất sắc đến mấy cũng không thể sánh bằng Ngài . . . Tất cả mọi điều đã chép ở trong Kinh Thánh là mục tiêu tối hậu cho những công tác của Đức Chúa Trời đều được tóm gọn thành cụm từ: sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.1

Vì sao phải kinh ngạc về Đức Chúa Trời tôn cao Đức Chúa Trời? Vì nhiều người sẵn sàng tôn cao Đức Chúa Trời chừng nào họ cảm thấy Đức Chúa Trời tôn vinh con người. Sự tinh vi này thật là nguy hiểm. Chúng ta tưởng mình đang sống tôn cao Đức Chúa Trời trong khi chúng ta dùng Ngài làm công cụ để xây cất lòng tự trọng. Tôi khuyên anh em hãy suy gẫm điều này, Đức Chúa Trời yêu sự vinh hiển của Ngài hơn yêu chúng ta và đó chính là nền tảng để Chúa yêu chúng ta.

“Chớ cậy ở loài người, là loài có hơi thở trong lỗ mũi; vì họ nào có đáng kể gì đâu?” (Ê-sai 2:22). “Chớ nhờ cậy nơi các vua chúa, Cũng đừng nhờ cậy nơi con loài người, là nơi không có sự tiếp trợ” (Thi thiên 146:3). “Đáng rủa thay là kẻ nhờ cậy loài người, lấy loài xác thịt làm cánh tay” (Giê-rê-mi 17:5). “Kìa, các dân tộc khác nào một giọt nước nhỏ trong thùng, và kể như là một mảy bụi rơi trên cân . . . Mọi dân tộc ở trước mặt Đức Giê-hô-va thảy đều như không, Ngài xem như trống không và hư vô vậy” (Ê-sai 40:15, 17).

Đức Chúa Trời cam kết với chính Ngài, chứ không phải với chúng ta. Đó là sự yên ninh của chúng ta. Đức Chúa Trời yêu sự vinh hiển của Ngài hơn mọi sự. “Ta vì danh mình mà tạm nhịn giận ta; vì sự vinh hiển mình mà nhịn nhục đối với ngươi, đặng không hủy diệt ngươi . . . Ấy là vì ta, vì một mình ta, mà ta sẽ làm điều đó; vì ta há để nhục danh ta sao? Ta sẽ chẳng nhường sự vinh hiển ta cho thần nào khác” (Ê-sai 48: 9, 11).

Đức Chúa Trời thi hành sự cứu rỗi vì chính danh Ngài. Chúa xưng công bình cho những kẻ được Ngài gọi bằng chính danh Ngài để Chúa được vinh hiển.

“Vậy nên hãy nói cùng nhà Y-sơ-ra-ên rằng: Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Hỡi nhà Y-sơ-

ra-ên, ấy chẳng phải vì cớ các ngươi mà ta làm cách ấy, nhưng vì cớ danh thánh ta mà các ngươi đã phạm trong các dân, là nơi các ngươi đã đi đến. Ta sẽ làm nên thánh danh lớn của ta, là danh đã bị phạm trong các dân, giữa các dân đó các ngươi đã phạm danh ấy. Chúa Giê-hô-va phán: Như vậy các dân tộc sẽ biết ta là Đức Giê-hô-va . . . Chẳng phải vì cớ các ngươi mà ta làm như vậy, các ngươi khá biết rõ. Hỡi nhà Y-sơ-ra-ên, khá biết hổ và mắc cỡ về đường lối mình!’” (Ê-xê-chi-ên 36:22–23, 32).

Đây không phải là một nốt nhạc riêng lẻ trong bản giao hưởng của lịch sử cứu chuộc. Đây là chủ đề thường xuyên lặp lại của một Nhà soạn nhạc toàn năng. Vì sao Đức Chúa Trời đã định trước cho chúng ta làm con cái yêu dấu của Ngài? Ấy là để sự vinh hiển của ân điển Ngài được ngợi khen (Ê-phê-sô 1:6, 12, 14). Vì sao Đức Chúa Trời tạo ra một dân tộc cho chính Ngài? “Ta đã dựng nên [họ] vì vinh quang ta” (Ê-sai 43:7).

Vì sao từ một đống Chúa lại làm ra những bình đáng giận và những bình được thương xót? Để Chúa có thể tỏ ra cơn thịnh nộ của Ngài, làm cho biết quyền năng của Ngài và bày tỏ sự giàu có của vinh hiển Ngài cho những bình thương xót (Rô-ma 9:22–23). Vì sao Đức Chúa Trời lại dấy Pha-ra-ôn lên, làm cứng lòng của ông và giải cứu Y-sơ-ra-ên bằng cánh tay quyền năng của Ngài? Để những phép lạ của Ngài có thể nhân bội ở trên Pha-ra-ôn (Xuất Ê-díp-tô ký 14:4) và để danh Ngài được rao truyền khắp đất (Xuất Ê-díp-tô ký 9:16).

Vì sao Đức Chúa Trời lại tha cho dân Y-sơ-ra-ên nổi loạn trong đồng vắng và đem họ vào đất hứa? “Nhưng ta đã vì cớ danh ta mà làm hầu cho danh ấy không bị nói phạm trước mắt các dân ngoại” (Ê-xê-chi-ên 20:14). Vì sao Chúa không tiêu diệt dân Y-sơ-ra-ên khi họ từ chối Ngài làm vua của họ và muốn được giống như các dân tộc khác (1 Sa-mu-ên 8:4–6)? “Đức Giê-hô-va vì cớ danh lớn mình, sẽ chẳng từ bỏ dân sự Ngài” (1 Sa-mu-ên 12:22). Đức Chúa Trời yêu sự vinh hiển của danh Ngài là động cơ của ân điển vô điều kiện và hòn đá cho sự yên ninh của chúng ta.

Vì sao Đức Chúa Trời đem dân Y-sơ-ra-ên trở về từ cuộc lưu đày ở Ba-by-lôn? Vì Đa-ni-ên đã cầu nguyện rằng: “Vì danh Chúa, xin chiếu sáng mặt Ngài trên đền thánh hoang tàn của Ngài!” (Đa-ni-ên 9:17). Vì sao Đức Chúa Cha sai Con nhập thể đến với dân Y-sơ-ra-ên? “Để khẳng định những lời hứa đã ban cho các tổ phụ, và khiến dân ngoại tôn vinh Đức Chúa Trời vì sự thương xót của Ngài” (Rô-ma 15:8–9). Vì sao Đức Chúa Con đã đến trong giờ phút cuối cùng của Ngài? “Nhưng ấy cũng vì sự đó mà Con đến giờ nầy! Cha ơi, xin làm sáng danh Cha!” (Giăng 12:27–28). Đấng Christ đã chịu chết để tôn vinh hiển Đức Chúa Cha và sửa chữa mọi lời phỉ báng mà chúng ta đã làm cho danh của Ngài. Hy vọng duy nhất của chúng ta là sự chết của Đấng Christ đã làm thỏa mãn sự công bình của Đức Chúa Trời hầu cho mọi loài thọ tạo làm vinh hiển Ngài (Rô-ma 3:24–26).

Thưa anh em, Đức Chúa Trời yêu sự vinh hiển của Ngài! Chúa cam kết bằng tất cả quyền phép vô hạn và đời đời của Ngài để bày tỏ sự vinh hiển ấy và gìn giữ danh cao quý của Ngài.

Khi sứ đồ Phao-lô nói trong 2 Ti-mô-thê 2:13 rằng: “Nếu chúng ta không thành tín, song Ngài vẫn thành tín” không có nghĩa là chúng ta được cứu bất chấp sự không trung tín. Vì câu trước đó chép rằng: “nếu chúng ta chối Ngài, thì Ngài cũng sẽ chối chúng ta”.

Thay vào đó, như câu Kinh Thánh giải thích rằng: “Ngài vẫn thành tín” có nghĩa là “Ngài không thể tự chối mình được”. Lòng trung thành căn bản nhất của Đức Chúa Trời là tôn vinh hiển của chính Ngài. Chúa cam kết là Đức Chúa Trời trước khi Chúa cam kết với bất kỳ điều gì khác.

Dân sự của bạn có biết những điều này không? Khi cầu nguyện, họ có nghĩ đến câu trả lời phải dựa vào tình yêu mà Đức Chúa Trời dành cho sự vinh hiển của chính Ngài không? Họ có dâng lời cầu xin của mình ở trước ngôi của Ngài dựa vào cơ sở Đức Chúa Trời làm mọi sự vì danh Ngài không? “Xin Ngài vì danh mình mà làm!” (Giê-rê-mi 14:7).Hỡi Đức Chúa Trời về sự cứu rỗi chúng tôi, vì vinh hiển của danh Chúa, xin hãy giúp đỡ chúng tôi; Nhân danh Chúa, xin hãy giải cứu chúng tôi, và tha tội cho chúng tôi” (Thi thiên 79:9). “Đức Giê-hô-va ôi! Nhân danh Ngài, xin hãy tha tội ác tôi, vì nó trọng” (Thi thiên 25:11).

Dân sự của chúng ta có thực sự biết rằng: “Danh Cha được tôn thánh” là cầu xin Đức Chúa Trời tôn vinh hiển chính Ngài là Đức Chúa Trời không? “Sự vinh hiển chớ về chúng tôi, chớ về chúng tôi, bèn là đáng về danh Ngài” (Thi thiên 115:1).

Chúng ta đã nói với dân sự của mình hàng trăm lần rằng: “Hãy vì sự vinh hiển Đức Chúa Trời mà làm” (1 Cô-rinh-tô 10:31). Nhưng chúng ta có cho họ biết nền tảng của mạng lịnh này chưa? Đức Chúa Trời yêu sự vinh hiển của Ngài. Chúa yêu sự vinh hiển ấy bằng quyền năng, sự đam mê và sự cam kết đến đời đời. Thánh Linh của Đức Chúa Trời rất sốt sắng ở trong tình yêu này. Đó là lý do vì sao con cái của Đức Chúa Trời yêu mến sự vinh hiển của Đức Chúa Trời; họ được lèo lái bởi sự sốt sắng của Đức Thánh Linh (Rô-ma 8:14).

Chúng ta hãy tuyên bố cách dạn dĩ và hết sức cái điều Đức Chúa Trời yêu mên nhất là – sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Hãy canh giữ bản thân khỏi biển người ở xung quanh chúng ta. “Chớ cậy ở loài người, là loài có hơi thở trong lỗ mũi; vì họ nào có đáng kể gì đâu?” (Ê-sai 2:22). Nền tảng, công cụ và mục tiêu của tình yêu agape mà Đức Chúa Trời ban cho tội nhân là tình yêu sâu sắc, tối hậu và đầu tiên của Đức Chúa Trời dành cho sự vinh hiển của chính Ngài. Do đó, thưa anh em, hãy nói với dân sự của bạn về nền tảng kiên cố của Phúc Âm chính là: Đức Chúa Trời yêu sự vinh hiển của Ngài!

  1. Jonathan Edwards, Mục tiêu của Đức Chúa Trời khi tạo nên thế giới, trong quyển Đức Chúa Trời đam mê sự vinh hiển của Ngài: Làm sống lại khải tượng của Jonathan Edwards, của John Piper (Wheaton, IL: Crossway Books, 1998), trang 140, 242.

—————————-

Desiring God bắt đầu từ khi John Piper giao lại toàn bộ mục vụ ghi âm cho Jon Bloom là trợ lý của ông. Từ những băng ghi âm và sách vở, mà mục vụ Desiring God đã phát triển thành một mục vụ trực tuyến quốc tế với hơn 14,000 tài liệu miễn phí và hơn 3,5 triệu lượt truy cập mỗi tháng. Hiện nay, John Piper đang giữ vai trò là giáo sư điều hành mục vụ này.

Nguồn:  https://tienphong.org   

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan