Nếu Bắt Đầu Lại Gia Đình: Tôi Sẽ Lắng Nghe Tốt Hơn (P.2)

Share

Đa số phụ huynh chúng ta thấy khó lắng nghe.  Chúng ta bận rộn với những gánh nặng phải giải quyết.  Chúng ta thường mệt mỏi khi về đến nhà sau suốt một ngày phải quyết định nhiều thứ.  Chúng ta muốn quên bớt bổn phận.  Hoặc giả chúng ta bị cuốn hút trong những mối bận tâm riêng và thiếu thời giờ để lắng nghe.  Chuyện vãn với con cái dường như chẳng có gì quan trọng.  Thế nhưng chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều bằng cách lắng nghe hơn là phát biểu, nhất là lắng nghe con cái mình.

Vì thế, nếu bắt đầu lại gia đình, tôi sẽ cố gắng tối đa để lắng nghe tốt hơn.  Tôi sẽ lắng nghe khi con tôi chia sẽ những nỗi đau đớn, phiền trách, niềm vui cùng bất cứ điều gì cảm thấy hào hứng.  Tôi còn nhớ rất rõ, y hệt như khi sự việc xảy ra, thời điểm mà ông bố bận rộn của tôi lắng nghe những nỗi lo âu khi tôi còn học lớp một.  Thái độ bình tĩnh và quan tâm của bố tôi được biểu lộ qua sự lắng nghe của ông, đã làm vơi đi nỗi lo sợ trong tôi.  Bây giờ tôi không còn nhớ hồi đó tôi lo sợ gì.  Tôi chỉ nhớ được là mình thổ lộ nỗi lo lắng và thấy rất đúng là “sợ hãi nói ra là hết sợ”.  Tôi hăng hái đi học lại vào hôm sau, đầy can đảm và tự tin.  Nếu bố tôi bảo rằng nỗi lo sợ của tôi là ngu xuẩn hoặc không chịu nghe tôi thổ lộ, thì chắc hẳn những lo sợ đó đã gia tăng rồi.

Cậu bé đáp: “Dạ, thưa bố, đúng rồi.  Nhưng mà bố có thể xuýt xoa ‘ôi dao’ chứ”.

Nếu con tôi nhỏ trở lại, tôi sẽ dừng đọc báo khi chúng muốn nói chuyện với tôi.  Và tôi sẽ cố gắng kiên nhẫn không la rầy khi chúng ngắt lời tôi.  Đó là những cơ hội tuyệt nhất để biểu lộ yêu thương, thân ái và tin cậy nơi con cái.

Một tối nọ, một cậu bé tìm cách cho cha thấy vết trầy nơi ngón tay mình.  Cuối cùng, sau nhiều lần cậu bé cố gắng làm cha chú ý, thì ông bố ngưng đọc sách, bực mình vì bị quấy rầy, nói:  “Sao, bố có làm gì được đâu, thấy không?”

Cậu bé đáp: “Dạ, thưa bố, đúng rồi.  Nhưng mà bố có thể xuýt xoa ‘ôi dao’ chứ”.

Trong khi lắng nghe, tôi sẽ thận trọng chú ý đến những câu hỏi của con.  Người ta ước lượng một đứa trẻ trung bình hỏi năm trăm ngàn câu hỏi vào lứa tuổi mười lăm.  Thật là đặc ân lớn cho phụ huynh, có đến nửa triệu cơ hội để chia sẽ về ý nghĩa cuộc sống.

Những năm đầu tiên tập trung vào dạy dỗ.  Vào lúc đứa trẻ lên mười lăm, thì phụ huynh thực hiện gần xong việc dạy bảo.  Vào tuổi mười lăm thì đứa trẻ biết được bố mẹ tin tưởng những gì.  Từ đó trở đi, trách nhiệm của cha mẹ là luôn sẵn sàng cố vấn hoặc giúp đỡ khi đứa trẻ có cần.

Nếu có cơ hội bắt đầu lại, tôi sẽ lắng nghe nhiều hơn bằng “lỗ tai thứ ba”.  Tôi sẽ cố gắng nghe cho ra điều con tôi cảm nhận khi nó đặt câu hỏi hoặc khẳng định một điều gì.  Nếu con tôi hỏi:  “Bố ơi, tối nay bố có phải đi nữa không?” thì tôi phải nghe được ý cô bé muốn nói: “Con muốn có bố bên cạnh, bố à”.  Tôi sẽ đặc biệt lưu ý những lần con tôi leo ngồi trên gối tôi, kể lại những chuyện xảy ra trong ngày.  Những tháng ngày bồng ẳm và lắng nghe trôi qua thật quá nhanh.  Jean Jacques Rousseau viết:  “Dạy trẻ là một nghề đòi hỏi chúng ta phải biết bỏ thì giờ để được thì giờ.”

Tôi cũng sẽ tránh nhìn vào khoảng không khi con đang nói chuyện với tôi.  Tôi sẽ dừng lại, vừa lắng nghe, vừa nhìn vào mắt con.  Mắt nói nhiều hơn lời thật xa.  Tôi hối tiếc những lần con tôi phải xoay mặt tôi lại đối diện với nó vì nó biết tôi không lắng nghe.

Trong lúc một cậu bé con liên tục gọi cha thì tôi đang đứng bên cạnh ông.  Vì thấy tôi để ý chuyện con ông gọi mãi mà ông không trả lời, nên ông nói:  “Chỉ là thằng bé con nó gọi đấy thôi.”  Và tôi nghĩ, chẳng mấy chốc sẽ tới lúc ông cha gọi con, rồi con cũng nói: “Chỉ là ông già gọi đấy thôi”.

Bây giờ tôi tin rằng các bậc cha mẹ chịu lắng nghe con mình trong những năm đầu tiên của chúng, sẽ được con cái quan tâm đến lời của mình sau này.  Bây giờ tôi tin là có mối liên hệ thiết yếu giữa việc lắng nghe những vấn đề của con cái lúc chúng còn bé, với mức độ con cái – khi ở tuổi thiếu niên – sẽ chia sẽ mối quan tâm với cha mẹ.  Bây giờ tôi tin là những bậc cha mẹ nào dành thời giờ tìm hiểu ý con muốn nói và điều con cảm nhận lúc đầu đời, sẽ có thể hiểu được con mình về sau.

 

(Nguồn:  John M. Drescher, Nếu Bắt Đầu Lại Gia Đình)

Người dịch: Hội Thánh Cộng Đồng Việt Nam (1998)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan