Kinh Ngạc Bởi Quyền Năng Của Thánh Linh (P.7)

Share

Chương 4

Huyền Thoại Cho Rằng Sự Hiểu Biết Kinh Thánh Của Chúng Ta
Luôn Luôn Là Khách Quan

Một bác sĩ tâm thần nọ có một bệnh nhân luôn nghĩ rằng mình đã chết. Không ai có thể thuyết phục anh này được.Cuối cùng, trong lúc không còn hy vọng gì nữa, vị bác sĩ này đã nghĩ ra một kế hoạch rất khôn ngoan. Ông quyết định sẽ chứng minh cho bệnh nhân của mình rằng người chết thì không thể nào chảy máu được. Ông đã đưa cho anh ta một vài cuốn sách về y học để đọc và lên hẹn gặp lại vào tuần sau đó.

Anh ta đã thực hiện công việc được giao là lái xe đến văn phòng của bác sĩ như đã hẹn trước.

“Này, anh có thấy điều gì mới lạ khi đọc những cuốn sách đó không?” Vị bác sĩ tâm thần hỏi.

“Tôi khám phá ra rằng các bằng chứng y học đã chứng minh một người chết không thể chảy máu được.” Người mắc chứng tâm thần trả lời.

“Vậy nếu một người nào đó bị chảy máu, thì có nghĩa là anh ta đã chết hay chưa?”

“Tất nhiên là chưa!” Anh ta trả lời.

Đây chính là giây phút mà vị bác sĩ tâm thần chờ đợi bấy lâu. Ông lấy ra một mũi kim và châm vào ngón tay của người bệnh. Ngay lập tức, máu chảy ra.

Anh chàng mắc bệnh tâm thần nhìn xuống ngón tay của mình trong sự hoảng hốt và la lên: Ôi, trời ơi, người chết cũng chảy máu kìa!”

Chúng ta đều có ý nghĩ cho rằng mình rất hợp tình hợp lý và khách quan. Nhưng như một người kia đã từng nói, sự thật là chúng ta thường bắt đầu óc của chúng ta phải biện minh cho những gì chúng ta đã tin là đúng.

Tôi đã từng ở trong số những Cơ-đốc nhân yêu thích việc bảo nhau về việc mình không sống bởi kinh nghiệm riêng nhưng sống bởi lời của Đức Chúa Trời. Lối sống và niềm tin của tôi được quyết định bởi sự dạy dỗ của Kinh Thánh – hoặc là tôi nghĩ như vậy. Nhưng chỉ vài năm gần đây, sự ngạo mạn trong cách nói đó mới dần lộ diện ra với tôi.

Bằng một cách nào đó mà tôi chắc hẳn đã nghĩ rằng mình là ngoại lệ đối với sự dạy dỗ của Giê-rê-mi 17:9, “Lòng người ta là dối trá hơn mọi vật, và rất là xấu xa: ai có thể biết được?” Điều gì khiến tôi nghĩ rằng tấm lòng của tôi là trong sạch đến nỗi tôi có thể hiểu được chính xác động cơ cho niềm tin và cho những gì tôi đã làm? Sự thật là, chúng ta có nhiều lý do để tin những gì chúng ta tin và làm những gì chúng ta làm, và Kinh Thánh là một trong những lí do đó. Đôi khi Kinh Thánh không phải là lí do chính yếu cho niềm tin và lối sống của chúng ta, cho dù chúng ta có bảo vệ cho điều ngược lại như thế nào đi nữa.

Ý tưởng về con người sa ngã, thậm chí là con người sa ngã đã được cứu, có thể đạt đến sự khách quan thuần túy mang tính Kinh Thánh trong việc quyết định tất cả những lối cư xử và niềm tin của họ chỉ là một sự ảo tưởng. Tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng đáng kể bởi hoàn cảnh xung quanh chúng ta: văn hóa nơi chúng ta sống, gia đình nơi chúng ta sinh trưởng, hội thánh chúng ta nhóm lại, người dạy dỗ chúng ta, những ước muốn, mục tiêu của chúng ta, những sự ngã lòng, bi kịch hay những thương tổn của chúng ta. Những trải nghiệm của chúng ta sẽ quyết định rất nhiều đến những gì chúng ta tin và những việc chúng ta làm, và thường thì những trải nghiệm đó cũng quyết định nhiều hơn những gì chúng ta ý thức được hay thừa nhận.

Tôi sẽ nói rõ hơn về điều này. Việc mà các giáo sư thần học biện bạch rằng chính Kinh Thánh chứ không phải trải nghiệm của họ quyết định giáo lí họ đưa ra. Nếu bạn đi hỏi một giáo sư của Chủng viện thần học Dallas quan điểm của ông ấy về ngàn năm bình an (millennium) (thời kì một ngàn năm cai trị của Đấng Christ được mô tả trong Khải Huyền 20:4-6) ông ấy sẽ trả lời bạn rằng ông ấy tin vào Tiền Thiên Hy Niên (premillennial). Điều đó có nghĩa là khi Đấng Christ tái lâm, Ngài sẽ thiết lập vương quốc của Ngài trên đất này và Ngài sẽ cai trị ở đây một ngàn năm trước khi tạo dựng trời mới đất mới. Nếu bạn hỏi ông ấy tại sao ông lại tin như vậy, thì ông ấy sẽ trả lời rằng vì đó là sự giảng dạy rất rõ ràng của Kinh Thánh.

Nếu bạn hỏi một giáo sự của Chủng viện thần học Westminster cùng một câu hỏi như vậy, ông ấy chắc hẳn sẽ trả lời bạn rằng ông ấy tin vào Vô Thiên Hi Niên (Amillennial). (Không giống như Chủng viện thần học Dallas, Chủng viện Wesminter không đòi hỏi toàn bộ giảng viên phải có cùng một quan điểm về thiên hy niên, nhưng hầu hết những giảng viên thuộc chủng viện này đều tin vào Vô Hiên Hy Niên). Thuyết này tin rằng sẽ không có một nghìn năm trị vì của Chúa Jêsus trên đất này theo nghĩa đen từ khi Chúa tái lâm cho đến khi tạo dựng trời mới đất mới. Nếu bạn hỏi tại sao ông ấy lại tin như vậy, ông ấy sẽ trả lời rằng vì đó là sự giảng dạy rất rõ ràng của Kinh Thánh.

Có thể cả hai niềm tin đều đúng, và cũng có thể đều không đúng. Sự thật là cả hai chủng viện thần học Dallas và Westminters đều có một sự giải nghĩa Kinh Thánh trong sự tin kính, hợp lí và rất tài tình, họ chỉ không đồng ý với nhau về một vài giáo lí của Kinh Thánh. Tuy nhiên, hai bên đều sẽ tuyên bố rằng lí do mà họ lại bám lấy niềm tin của họ là bởi vì đó là sự giảng dạy rất rõ ràng của Kinh Thánh! Tôi nghi ngờ tính toàn vẹn trong lẽ thật đó.

Sự thật là, nếu bạn đưa một học viên chưa có ý niệm gì về thiên hy niên vào chủng viện thần học Westminster, anh ta chắc chắn sẽ trở thành một người theo thuyết Vô Thiên Hy Niên. Và nếu như bạn đưa học viên đó vào chủng viện Dallas, thì chắc hẳn anh ta cũng sẽ trở thành một người tin vào thuyết Tiền Thiên Hy Niên. Cũng sẽ có một số ngoại lệ đối với qui luật này. Môi trường xung quanh, hệ thống thần học và những người giảng dạy chúng ta có ảnh hưởng đến chúng ta nhiều hơn so với những gì chúng ta nhận thấy được. Trong một số trường hợp, những điều đó có ảnh hưởng đến những gì chúng ta tin nhiều hơn là Kinh Thánh nữa.

Hãy xem xét ví dụ vừa nêu. Những người tin vào thuyết Tiền Thiên Hy Niên và Vô Thiên Hy Niên không hẳn là sai. Nếu mà những người Tiền Thiên Hy Niên là sai, thì cho dù là họ có ra sức bảo vệ quan điểm của họ như thế nào đi nữa, giáo lí của họ cũng không xuất phát từ sự giảng dạy của Kinh Thánh, bởi vì Kinh thánh không dạy lẽ thật đó, tôi đang giả định rằng giáo lí về Tiền Thiên Hy Niên là sai lầm.

Qua nhiều năm, tôi đã quan sát thấy được rằng, phần lớn những niềm tin của Cơ-đốc nhân không xuất phát từ sự nghiên cứu Kinh Thánh kiên trì và cẩn thận của chính họ. Phần lớn Cơ-đốc nhân tin vào những gì họ tin là bởi vì những người giảng dạy tin kính và được kính trọng nói với họ rằng những điều đó là đúng. Tôi đã thấy điều đó được minh chứng theo hàng trăm cách khác nhau, nhưng dưới đây là một minh chứng mà tôi không thể nào quên được.

Những sinh viên tốt nghiệp chủng viện thần học muốn tiếp tục học lên học vị tiến sĩ đòi hỏi phải vượt qua được kì thi viết và vấn đáp trước khi họ được nhận vào học. Với vai trò là một giáo sư, công việc của tôi là giúp điều hành những kì thi như vậy với một vài đồng nghiệp của tôi.

Vào một ngày kia, chúng tôi được giao nhiệm vụ sát hạch ba sinh viên tiến sĩ trẻ trung, rất có tương lai và đầy triển vọng. Họ đang thi phần thi vấn đáp, phần thi căng thẳng nhất của điều kiện đầu vào. Trong phần thi này, có đến bốn hoặc năm giáo sư sẽ hỏi những sinh viên có triển vọng những câu hỏi về ngôn ngữ Hê-bơ-rơ, khảo cổ học, những lĩnh vực chuyên môn khác liên quan đến Cựu Ước, và những quan điểm cá nhân của từng người về thần học. Sở dĩ có phần thi sau cùng là bởi vì chúng tôi không muốn trao bằng Tiến sĩ của chúng tôi cho một sinh viên cứ cố chấp về một quan điểm thần học mà chủng viện chúng tôi không thể nào chấp nhận được.

Thí sinh đầu tiên được sát hạch của ngày hôm đó đã đạt được hầu hêt những điểm A trong quá trình huấn luyện ở chủng viện, và cũng đã theo học một năm ở một chủng viện khác. Thí sinh này đã nhanh chóng vượt qua được tất cả những câu hỏi chuyên môn liên quan đến Cựu Ước. Phần thi cuối cùng là phần thi về những quan điểm thần học của cậu ta. Vào hôm đó, những đồng nghiệp của tôi và tôi đã quyết định đặt ra những câu hỏi về thần học.

Câu hỏi đầu tiên của tôi là: “Bạn tin như thế nào về thần tánh của Chúa Jêsus Christ?” Phản ứng đầu tiên của anh ta là cười phá lên – một điều không nên trong thời gian thi tiến sĩ của bạn. Tốt hơn là bạn nên đợi cho đến khi bạn lấy được bằng tiến sĩ rồi hãy chế giễu giáo sư của bạn. Tôi nói với cậu ta rằng tôi đang rất nghiêm túc và tôi thật sự muốn biết niềm tin của anh ta về thần tánh của Đấng Christ.

“Ồ, tôi tin vào thần tánh trọn vẹn của Chúa Jêsus Christ,” cậu ấy trả lời.

Tôi bảo cậu ta rằng tin vào thần tánh của Chúa Jesus Christ là điều đúng; chúng tôi cũng tin vào thần tánh của Ngài. Rồi tôi hỏi cậu ấy, tại sao cậu lại tin vào thần tánh của Đấng Christ.

“Bởi vì Kinh Thánh dạy rằng Chúa Jesus là Đức Chúa Trời,” cậu ấy trả lời.

“Tốt lắm, đó cũng là những gì chúng tôi tin. Bây giờ, hãy cho tôi biết một phần Kinh Thánh cụ thể dạy rằng Chúa Jesus là Đức Chúa Trời một cách rõ ràng.

Lần đầu tiên trong suốt kì thi vẻ tự tin không còn xuất hiện trên khuôn mặt cậu ấy. Cậu ta ngập ngừng một lát rồi sau đó khẳng định rằng: “Thần tánh của Chúa Jesus có ở khắp mọi phần trong Tân Ước.”

“Cậu có thể cụ thể hơn một tí nữa được không? Cho chúng tôi biết một phần Kinh Thánh nó rõ ràng về thần tánh của Chúa Jesus.”

Sau khi do dự một hồi lâu, cuối cùng thì cậu ta thốt lên: “Ta với Cha là một.”

Tôi nói với cậu ấy rằng, đúng là Giăng 10:30 đã nói như vậy, nhưng câu đó có thực sự có nghĩa là Chúa Jesus là Đức Chúa Trời hay không? Ví dụ, tôi có thể nói rằng cậu ta với tôi là một, nhưng điều đó không chứng minh được rằng chúng tôi giống hệt nhau, ở cùng trong một gia đình. Có thể Chúa Jesus cũng không có ý nói rằng Ngài với Cha là một theo nghĩa đó.

Với cách nhìn đó, chúng ta không thể nào sử dụng Giăng 10:30 làm bằng chứng. Cậu ấy đã chưa thật nhanh trí để có thể trích dẫn những câu kế tiếp cho thấy một cách rõ ràng rằng người Do Thái hiểu lời tuyên bố đó là nói về thần tánh. Nếu cậu ấy có thể trình bày được như vậy, thì tôi sẽ chấp nhận phần Kinh Thánh đó dạy về thần tánh của Chúa Jesus một cách rõ ràng. Đến cuối cùng thì cậu ta vẫn chưa thể cho tôi biết được chỗ nào ở trong Kinh Thánh nói một cách rõ ràng về thần tánh của Chúa Jesus Christ. Đây là một sinh viên đã hoàn tất bốn năm trường Kinh Thánh và bốn năm ở chủng viện thần học. Cậu ấy đã có một bằng thạc sĩ thần học và được học một năm ở một chủng viện thần học Kinh thánh bảo thủ. Tuy nhiên, cậu ấy vẫn không thể đưa ra và bảo vệ một dẫn chứng rõ ràng trong Kinh Thánh về thần tánh của Chúa Jesus!

Câu hỏi thứ hai của tôi dành cho cậu ấy liên quan đến vấn đề làm thế nào để được lên thiên đàng. Điều tôi muốn ở cậu ta là cho tôi một dẫn chứng rõ ràng về giáo lí được xưng công bình bởi đức tin nơi một mình Chúa Jesus Christ. Cuộc thảo luận này cũng đi đến bế tắc như câu hỏi đầu tiên. Cậu ấy không thể đưa ra và phản biện một trích dẫn rõ ràng về việc được xưng công bình bởi đức tin nơi một mình Chúa Jesus Christ.

Khi tôi hỏi cậu ấy câu hỏi thứ ba, ấy là, cậu tin như thế nào về ân tứ phép lạ ban cho bởi Thánh Linh, sự tự tin dường như đã quay trở lại với cậu. Rất quyết đoán, cậu ta trả lời tôi rằng chúng ta không còn được ban cho ân tứ đó nữa. Một lần nữa, lí do của cậu ta khi trả lời như vậy là vì đó là sự giảng dạy rõ ràng của Kinh Thánh. Tôi hỏi cậu ấy rằng cậu ấy nghĩ gì về minh chứng rõ ràng nhất từ Kinh Thánh để hỗ trợ cho việc đã qua cái thời của ân tứ phép lạ ban cho bởi Thánh Linh rồi.

“Kinh thánh dạy rằng chỉ có ba thời kì mà phép lạ thường xuyên xảy ra trong lịch sử Đức Chúa Trời đối đãi dân sự Ngài. Phép lạ là rất thường thấy trong thời kì của Môi-se và Giô-suê, Ê-li và Ê-li-sê và thời kì của Đấng Christ và các sứ đồ – ba giai đoạn, mỗi giai đoạn gồm hai thế hệ. Thời kì phép lạ tiếp đến sẽ được chứng kiến trong suốt giai đoạn nắm quyền của AntiChrist và Cơn Đại Nạn.” Anh ta trả lời không một chút ngập ngừng.

“Có phải những gì cậu nói là đã được rút ra từ một sự nghiên cứu Kinh thánh cách thận trọng không?

“Vâng, đúng vậy.”

Ở điểm này, tôi biết cậu ta đã nói không thật. Cậu ta không thế nào đi đến một kết luận như vậy từ một sự nghiên cứu Kinh Thánh cách thận trọng được. Thần học gia Benjamin Breckenridge Warfield thuộc chủng viện Princeton đã phổ biến kết luận đó từ đầu thế kỉ 20, và hệ quả là những nhà thần học tân thời đã tiếp nhận kết luận này kể từ đó. Có thể một hoặc nhiều người trong chúng ta đã truyền đạt sự dạy dỗ này cho học viên, và từ đó người này tuyên bố rằng anh ta đã nhận lãnh sự dạy dỗ đó từ một quá trình nghiên cứu Kinh Thánh thận trọng.

Sự không trung thực của anh ta khiến tôi không thể chịu được, vì vậy tôi đã nói: Nào chúng ta hãy xem thử anh sẽ bảo vệ quan điểm của mình như thế nào. Chúng ta sẽ cùng bắt đầu từ Sáng thế ký chương một và tìm hiểu mỗi chương của Kinh Thánh để xem thử có bằng chứng Kinh thánh hỗ trợ cho quan điểm của cậu hay không. Hãy nhớ rằng, chỉ có ba giai đoạn mà phép lạ thường xuất hiện thôi. Vậy thì, chuyện gì đã xảy ra trong chương đầu tiên của Kinh Thánh?

“Chương đó nói về việc Đức Chúa Trời tạo dựng thế giới.”

“Còn chương hai thì sao?”

“Chương đó nói về công cuộc sáng tạo thế giới với con người là trung tâm.”

“Vậy còn chương ba?”

“Chương đó nói về việc ma quỉ đến với A-đam và Ê-va, cám dỗ họ phạm tội và Đức Chúa Trời đã phải đuổi họ ra khỏi vườn.”

“Có điều gì thật lạ lùng không?” tôi hỏi.

“Ồ, có chứ, nhưng ông phải có một khởi điểm.”

“Được rồi, vậy thì chương bốn chẳng hạn?”

“Vụ giết người đầu tiên,” cậu ta trả lời.

“Chương năm thì viết về gia phả. Còn những gì đã xảy ra từ chương sáu đến chương chín?”

“Phần Kinh Thánh đó nói về việc Đức Chúa Trời quét sạch cả thế gian bằng nước lụt và cứu tám người trong một chiếc tàu; trong chiếc tàu đó, tất cả những loài thú vật đều được gọi đến một cách lạ lùng.”

“Chương mười thì sao?”

“Viết về một gia phả khác.”

“Chương mười một?”

“Tháp Ba-bên, ở đó, Đức Chúa Trời đã ngự xuống và làm xáo trộn ngôn ngữ của tất cả chi tộc trên thế gian.”

“Vậy, sự thật là mười một chương đầu tiên đã không chứng minh cho lý thuyết của cậu rồi, có phải vậy không?”

“Vâng, nhưng đó là thời kì nguyên thủy; ý tôi là ông đang đề cập đến những phép lạ từ thời sơ khai.”

“Được thôi, để tránh việc tranh cãi, chúng ta hãy để sang một bên mười một chương đầu tiên của Kinh Thánh. Ở chương mười hai và toàn bộ những chương còn lại của sách Sáng thế ký, chúng ta chuyển sang một phần trình bày ngắn gọn về tiểu sử của một số nhân vật Kinh thánh. Vậy thì chuyện gì đã xảy ra trong chương mười hai?”

 

(còn tiếp)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan