Năm Mới Với Newton: Thiên Nhiên Bày Tỏ Thiết Kế Siêu Nhiên

Share

Đầu năm mới sắp đến. Chúng ta sắp sửa chúc nhau mọi sự tốt lành. Nếu không có sự sáng tạo nên thiên nhiên với chu kỳ vận hành làm nên bốn mùa Xuân, Hạ, Thu và Đông thì chúng ta sẽ không có ý thức về thời gian, niên lịch và ngày đầu năm mới. Phải chăng điều này nhắc và khiến chúng ta, những Cơ đốc nhân, trong những ngày đầu năm, luôn ưu tiên đặt sự cảm tạ Chúa Sáng Tạo với một ý thức cao độ.

Ý thức cảm tạ này không phải là điều bất thường trong cộng đồng những nhà khoa học, đặc biệt với một nhà khoa học nổi tiếng là Sir Isaac Newton. Newton lý luận rằng thiên nhiên là một biểu hiện về “thiết kế thông minh thiên thượng – heavenly intelligent design” của Đức Chúa Trời, và con người phải cảm tạ và nhận biết Chúa qua “trật tự sáng tạo lạ lùng” này.

Isaac Newton biến đổi toán học và vật lý. Ông cùng khám phá ra phép vi phân và tích phân, khám phá nguyên lý động lực và lực hấp dẫn là nền tảng cho cơ học và vật lý học hiện đại (trong thời trước Einstein). Ngay cả những bước tiến vĩ đại của thế kỷ 20 với thuyết tương đối và cơ học lượng tử (quantum mechanics) cũng được khai triển trên những đặc điểm của cơ học Newton (Newton mechanics).

Một số nhà vô thần ghép Newton vào “phe” của họ. Thật ra họ đã hết sức hiểu sai về Newton và thời kỳ Ánh Sáng Khoa Học (Scientific Enlightenment).

Newton, cũng như hầu hết các nhà khoa học vĩ đại đã cống hiến khoa học hiện đại cho chúng ta, là một Cơ đốc nhân nóng cháy nhưng không dễ tin theo cách “chính mạch truyền thống.” Ông tin rằng Đức Chúa Trời là MỘT và con người có thể dùng khoa học dựa trên triết học duy lý để nhận biết Ngài. Nhưng ít ai biết là ông đã viết về các đề tài tiên tri trong Kinh Thánh và về Cơ đốc giáo nhiều hơn là về vật lý và toán học, và ông tin rằng sự hòa hợp của thiên nhiên cùng vẻ đẹp “toán học” của nó là do một thiết kế của vũ trụ được sản xuất ra từ “Tâm Trí” của Đức Chúa Trời.

Ông viết:

Hệ thống đẹp tuyệt vời của mặt trời, các hành tinh và các sao chỗi, chỉ có thể được làm nên và vận hành bởi sự tể trị và điều khiển của một Sinh Linh Thông Minh (intelligent Being)… Đấng này cai quản mọi sự, không chỉ là linh hồn của thế giới, nhưng cũng là Chúa của muôn sự; và bởi vì sự tể trị này, người phải được gọi là “Đức Chúa Trời Tể Trị” παντοκρατωρ [pantokratōr], hay “Chúa Của Vũ Trụ”. […], Đức Chúa Trời Chí Cao, là một Đấng đời đời, vô định (và) trọn vẹn toàn thiện.

Newton cho chủ nghĩa vô thần là điều đáng khinh:

Đối nghịch với bản tính Chúa là chủ nghĩa vô thần và sự tôn thờ hình tượng. Chủ nghĩa vô thần tuyệt không có cảm quan và nó là một ghê tởm cho con người. 

Newton hiểu rằng thiên nhiên là sự biểu hiện của Thiết Kế của trật tự tối cao. Bởi đó mà khoa học phải được hiểu cho đúng, là sự nghiên cứu thiết kế thông minh của vũ trụ. Niềm tin vô thần – dựa trên sự bác bỏ có một thiết kế thông minh trong thế giới thiên nhiên – là phản đề của khoa học. Khoa học vô thần là một sự chối bỏ một cách cuồng tín thiết kế của thế giới tự nhiên mà tác giả của thiết kế này là Đức Chúa Trời.

Tư tưởng về “thiết kế” này được hầu hết các nhà khoa học vĩ đại của những thế kỷ đã qua, từ Copernicus đến Galileo hay Kepler đến Faraday đến Pasteur đến Maxwell và đến Einstein – cùng sẻ chia.

Vậy nên với một năm mới sắp đến tôi cảm tạ Chúa vì Ngài đã ban phước rất nhiều cho mỗi người và thiên nhiên mà chúng ta sống với. Với lòng cầu nguyện, tôi tạ ơn Đấng Sáng Tạo của chúng ta. Ngài đã ban phước trên khoa học hiện đại và đã ban cho chúng ta những nhà khoa học như Isaac Newton, là những người đã công khai tìm kiếm và giúp chúng ta thấy rõ về thiết kế của thiên nhiên bằng sự thông minh từ trời.

 

(Nguồn: evolutionnews.org)

Dịch: Văn Bình

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan