Vua Đa-Vít Dạy Những Gì Về Thờ Phượng 

Share

Tôi yêu thích câu chuyện Đa-vít nhảy múa trong 2 Sa-mu-ên 6 khi hòm giao ước được đem đến Giê-ru-sa-lem.  Đa-vít tỏ ra sự trọn lòng thờ phượng được tuôn đổ thành sự nhảy múa và hoan hĩ.  Câu chuyện này đem đến cho những người lãnh đạo thờ phượng (cũng như tất cả những người thờ phượng) một khuôn mẫu với đầy những thách thức.

1/  Thờ Phượng Dốc Đổ Tất Cả

[bs-quote quote=”Đa-vít mặc ê-phót vải gai, nhảy múa hết sức trước mặt Đức Giê-hô-va.” style=”style-14″ align=”center” author_name=”2 Sa-mu-ên 6:14″ author_job=”Bản TTHĐ 2010″][/bs-quote]

 

Đa-vít không dè giữ.  Đây là Vua Y-sơ-ra-ên, một dũng sĩ, một người nam nổi danh, và ông bị chìm ngập vô cùng vào những điều tốt lành Chúa đã làm đến nổi ông nhảy múa “hết sức.”  Dường như như thế còn chưa đủ, ông “mặc ê-phót.”  Trong một sách giải kinh mà tôi đọc mô tả đó là một loại áo lễ bó sát người.  Đó là một hình ảnh có tính cách “tâm thần” với chúng ta.  Sự thờ phượng dốc đổ tất cả của Đa-vít là một thách thức với chúng ta. Chúng ta thường quá giữ mình và trịnh trọng cứ như là đang thờ phượng Chúa trong một bộ áo giáp chống đạn.

2/ Thờ Phượng Đến Nỗi Bị Chế Nhạo

[bs-quote quote=”Nhưng con gái của Sau-lơ là Mi-canh ra đón Đa-vít và nói: “Hôm nay vua Y-sơ-ra-ên được vẻ vang làm sao, khi cởi trần trước mặt các nữ tỳ của đầy tớ mình, như một kẻ không ra gì vậy!” style=”style-14″ align=”center” author_name=”2 Sa-mu-ên 6:20″][/bs-quote]

Bạn có thể nghe được những tiếng chế nhạo và coi thường trong lời của Mi-canh.  Cô coi khinh sự bày tỏ dốc đổ tất cả của Đa-vít khi thờ phượng.  Bài học ở đây là sự thờ phượng dốc đổ và bày tỏ với tất cả tấm lòng thường làm cho bạn bị nhìn như là khùng hay ngu dại trong con mắt của những người khác.  Nhưng đây là một điều tốt cho chúng ta kinh nghiệm.  Bởi vì chúng ta đang ở trong một nhóm bạn hay một “hội đồng” thờ phượng, cảm ơn Đa-vít.  Khi thờ phượng, tôi có giống Đa-vít hơn hay Mi-canh hơn?  Tôi có thờ phượng với một lòng kính yêu Chúa như con trẻ, hay là cứng ngắc và khô khan?  Tôi muốn như con trẻ và tôi hy vọng là bạn cũng như tôi.

3/ Thờ Phượng Với Chúa Là Trọng Tâm

[bs-quote quote=”Đa-vít nói với Mi-canh: “Chính tại trước mặt Đức Giê-hô-va,…’”” style=”style-14″ align=”center” author_name=” 2 Sa-mu-ên 6:21″][/bs-quote]

Sự thờ phượng của Đa-vít là sự thờ phượng có Chúa là tâm điểm.  Bởi vì Chúa là tâm điểm nên ông không cần phải quan tâm đến chuyện người ta nghĩ gì về ông.  Sự thờ phượng của chúng ta bị giới hạn ở mức như thế nào là do thái độ của chúng ta chú tâm vào chính mình hay vào những điều khác?  Có thể là do: “Tôi không thích hát.  Tôi không thích bài hát này.  Tôi không thể vỗ tay.  Tôi là người lịch sự.  Người lịch sự không vỗ tay.  Không thấy có ai khác dơ tay họ lên.” Thế là danh sách “tại” hay “bị” cứ dài ra.  Khi chúng ta thờ phượng có Chúa là trọng tâm, giống như Đa-vít, chúng ta có thể thờ phượng không chút ràng buộc.

4/ Luôn Luôn Tăng Trưởng Chiều Sâu Thờ Phượng 

[bs-quote quote=”Ta sẽ hạ mình xuống nhiều hơn nữa, tự xem mình là hèn mạt, nhưng các nữ tỳ mà nàng nói đó lại sẽ tôn kính ta.” style=”style-14″ align=”center” author_name=”2 Sa-mu-ên 6:22″][/bs-quote]

Tôi không biết bạn nghĩ gì, nhưng mức nhảy múa dốc đổ không “trang trọng” với hết sức của mình trong một áo lễ bó sát người, đối với tôi thật là đẹp.  Không phải như vậy là đủ cho Đa-vít.  Vẫn còn có những chỗ để ông nâng cấp sự thờ phượng.  Còn chúng ta thì sao?  Có thường bước ra khỏi “vùng an toàn” truyền thống khi thờ phượng?  Chúng ta đang tìm kiếm phát huy sự bày tỏ, để diễn đạt lòng tạ ơn và ca ngợi Chúa?  Đa-vít là một khuôn mẫu cho chúng ta, về một người nam tìm kiếm sự tăng trưởng thờ phượng, không phải là tìm sự ổn định cứng ngắc.

Bài viết này có thể chấm dứt tại đây, và trong nhiều lần dạy đoạn Kinh Thánh này, sứ điệp của tôi thật đúng là chấm dứt tại đây.  Với điểm chính là, “Thờ phượng mạnh mẽ hơn!  Dơ tay lên nhiều hơn!  Đừng chú tâm vào chính mình!  Hãy giống như Đa-vít hơn!”

Nhưng đó là chỗ sai lạc.

Đó là quên rằng sự thờ phượng của Đa-vít trong 2 Sa-mu-ên 6 hướng chúng ta đến sự thờ phượng toàn vẹn của Chúa Giê-su.

Bởi vì Đa-vít, vị vua chăn chiên đã thờ phượng Chúa đến mức quên mình và vui mừng, để chỉ đến Chúa Giê-su là Vĩ Đại và “Thật” hơn Đa-vít, là Vua Chăn Chiên Vĩ Đại.  Ngài thờ phượng Cha với sự toàn diện quên mình và toàn diện vui mừng, trở nên đáng khinh đến nỗi phó sự sống mình trên thập giá cho đàn chiên.

Chỉ duy sự thờ phượng của Chúa Giê-su là toàn vẹn.

Chỉ duy sự thờ phượng của Chúa Giê-su khiến bị khinh dễ toàn vẹn đến nỗi nó khiến Ngài bị đóng đinh trên thập giá vì chúng ta.

Chỉ duy sự thờ phượng của Chúa Giê-su là toàn vẹn đặt Đức Chúa Trời làm trọng tâm.

Cảm tạ Chúa, sự thờ phượng của chúng ta (dù thiếu sót, cứng ngắc, dè giữ, hướng vào chính mình) được bao phủ bởi sự thờ phượng Đức Chúa Cha toàn vẹn của Chúa Giê-su.

Sự thờ phượng của Đa-vít không phải là để khiến chúng ta mặc cảm về sự thờ phượng thiếu dốc đổ của mình.  Đó là để chỉ cho chúng ta đến sự dốc đổ toàn vẹn của Chúa Giê-su.

Chúng ta có sự tự do để bày tỏ và vui mừng và “không đẹp mắt theo văn hóa con người” trong sự thờ phượng (mặc dù chúng ta giữ lời Phao-lô dạy về thờ phượng trong trật tự).  Bởi vì chúng ta được bao phủ!  Sự thờ phượng của chúng ta là “trước mặt Chúa,” được Đức Chúa Trời đoái nhận và đẹp lòng bởi vì sự thờ phượng của Chúa Giê-su

Chúng ta có sự tự do để đem sự thờ phượng ý thức của mình, sự thiếu cảm ứng, mệt mỏi, lạc điệu vv đến với Chúa, mà không sợ rằng Ngài thất vọng trong sự thờ phượng yếu đuối của chúng ta.  Vì Chúa nhìn đến sự thờ phượng không toàn vẹn của chúng ta qua lăng kính là sự thờ phượng của Con Ngài thay cho chúng ta.

Chúng ta có thể dùng mọi cách khích lệ từng hồi từng lúc để làm nhẹ nhàng, mạnh mẽ, phát huy và hướng lòng lên trong sự thờ phượng, để có thể chấm dứt thái độ dè giữ cứng ngắc và khô khan.  Vua Đa-vít là một khuôn mẫu.

Nhưng trên hết, chúng ta cần nhìn đến Chúa Giê-su, người thờ phượng toàn vẹn, và thấy ra sự tự do thờ phượng, vâng, dù là nhảy múa hết sức mình, không phải vì cảm xúc, mặc cảm hay bó buộc, nhưng vì được bao phủ trong Tin Lành và sự sống đời đời.

 

(Nguồn: churchleaders.com) 

Dịch: Ánh Dương

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan