Nhân Quyền Của Thai Nhi Trong Bụng Mẹ?

Share

Những Người Sống Sót Từ Những Cuộc Phá Thai Lên Tiếng Về Luật Cho Phép Phá Thai Trong Những Giai Đoạn Cuối.

Trong lúc những kẻ chủ trương luật phá thai cho đến lúc thai được sanh ra lập luận rằng đạo luật mới là về vấn đề quyền của những người đàn bà, những người sống sót từ những cuộc phá thai nói rằng, nhân quyền của thai nhi mới thật sự là vấn đề.

Melissa Ohden, Clair Culwell, và Josiah Presley cùng ngồi lại với chương trình “Fox & Friends” tuần này để sẻ chia những câu chuyện sống sót của họ để qua đó cho thấy những ánh sáng mới trong vấn đề phá thai cho đến lúc sanh.

Melissa Ohden

Melissa Ohden, một người sống sót từ một vụ phá thai bằng cách chích thuốc có chất độc saline xuyên vào tử cung – nay là người sáng lập Mạng Lưới Những Người Sống Sót Từ Phá Thai – nói rằng mẹ của cô phá thai là cô vào mùa hè năm 1977.

Là một sinh viên chưa lập gia đình, mẹ của cô bị áp lực phải phá thai là cô. Lúc đó thai đã được 8 tháng. Nhân viên y tá chích một liều thuốc saline để chất này vào đầy bọc nước ối và đốt hay làm phỏng thai khiến thai sẽ chết từ bên trong thân thể của thai. 

“Tôi bị ngâm trong chất độc đó trong 5 ngày,” Melissa kể. 

5 ngày sau, mẹ của cô trở lại nhà thương để người ta lấy ra cái mà bà cho là thai chết – nhưng chuyện đó đã không xảy ra. Tin rằng lập trình phá thai đã công hiệu, những chuyên gia y khoa đem bỏ xác của Melissa.

Thật cảm tạ Chúa lạ lùng làm sao, những y tá trực nghe tiếng cô khóc và cứu mạng cô, để sau đó cô được nhận nuôi với tình yêu thương của một gia đình có khó khăn không sinh đẻ trong 15 năm. 

Giờ đây, Melissa đã tha thứ mẹ ruột của cô và biết rằng bà không phải là người duy nhất đã chịu biết bao áp lực và đã bị hướng dẫn sai lệch.

“Có rất nhiều phụ nữ bị áp lực, ép buộc và áp lực nhưng lại không biết về những tài nguyện có sẵn trong cộng đồng của họ. Có thể là các chị em hoàn toàn không được hỗ trợ nên tôi muốn các chị em biết là có những tài nguyên trong mỗi cộng đồng của các chị em.” Melisa nói với đài TV Fox, “Họ luôn luôn có thể liên hệ với bất cứ ai trong chúng tôi. Các chị em không bao giờ đơn độc đâu.”

Người ta thường kinh ngạc khi biết rằng Melissa không bị bất cứ một ảnh hưởng “phế tật” nào mà các bác sỹ đã tiên đoán rằng những sự cố độc chất trong lòng mẹ sẽ gây ra cho cô. Người sống sót hãnh diện này cho rằng sức khỏe của cô đến bởi sức mạnh của tình yêu.

“Đây là điều mà tình yêu thương làm ra,” cô nói. “Nó cứu lấy những sinh mạng. Nó đem chúng tôi đến sự sống.” 

Josiah Presley

Josiah Presley sống sót từ một cuộc phá thai bằng cách nạo tử cung mà mẹ của anh đã trải qua lúc có thai được 2 tháng. Vì lập trình nạo gồm có giai đoạn xé thai nhi trong tử cung ra từng mảnh nhỏ nên anh tin rằng đây là nguyên nhân chủ yếu khiến anh mất một phần của tứ chi.

“Một cuộc nạo thai là một loại phá thai theo cách bác sỹ đưa dụng cụ vào trong tử cung người mẹ để xé thai ra và đem ra những mảnh vụn của thai, và đó thật sự là lý do chúng ta có thể nghĩ rằng làm tôi mất một cánh tay.” Josiah kể. “Thế nên mẹ tôi đi nạo thai lúc thai được 2 tháng và sau đó 5 tháng lại nhận ra rằng tôi vẫn còng sống. Cuộc phá thai thất bại.”

Sau đó Josiah được một gia đình tin Chúa đầy lòng yêu thương nhận làm con nuôi. Họ nhận anh vì cớ đức tin mạnh mẽ của họ. Người cha, một mục sư đặc trách thờ phượng của một Hội Thánh Báp-tít Nam Phương, và vợ của ông giờ đây có 12 con – trong số đó có 10 người là con nuôi. 

“Họ nhận chúng tôi làm con nuôi là cớ tin lành,” Josiah sẻ chia. “Thật là vì Chúa đã thay đổi họ để họ yêu thương người khác; công việc Ngài trong đời sống của họ đã khiến họ yêu thương những người chung quanh; và làm cho họ có một sự xác quyết bảo vệ thai nhi mà họ đã nhận lấy những đứa trẻ này và làm cho chúng tôi thành con cái của họ. Như Đức Chúa Trời đã làm cho họ là con cái của Ngài, họ làm chúng tôi thành con cái của họ.”

Người sống sót này, Joshua, hết sức chống lại việc phá thai ở bất cứ giai đoạn nào và cho rằng chính cái định nghĩa sự sống theo kiểu tùy tiện đã dẫn đến việc giết chết biết bao nhiêu là thai nhi.

“Nếu phá thai là hợp pháp ở giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng sau đó, thì sau đó bước kế tiếp là tại sao không ở thời kỳ 3 tháng của giai đoạn 3? Tại sao không ngay sau khi chúng được sinh ra?” Joshua nêu lên câu hỏi, thêm rằng “con người là con người kể từ khi được hình thành, và chúng ta phải chăm sóc sự sống của con người trong giai đoạn hình thành, không chỉ sau khi một người được sinh ra mà thôi. Bởi vì đó là những gì còn lại với chúng ta khi chúng ta có những loại định nghĩa tùy tiện về sự sống và về tiêu chuẩn thế nào là một con người sống.” 

Claire Culwell

Vào lúc 13 tuổi, mẹ của Clair Culweel phá thai bằng phương pháp D&C (phẩu thuật cắt và nạo) với cái thai được 5 tháng.

Cô gái lớp 8 được bảo rằng cuộc phá thai thành công, nhưng một trong hai của thai nhi sinh đôi sống sót. Cô gái cố tiếp tục phá thai lần thứ hai nhưng không thể làm được vì nguy cơ nhiễm trùng. 

Culwell phải chịu nhiều biến chứng thể lý nhưng những năm phát triển thân thể, hiện nay cô sống bình thường.

Culwell không khám phá ra rằng cô là một thai nhi sống sót từ một vụ phá thai cho đến khi người mẹ ruột của cô kể lại câu chuyện.

“Tôi bị shock khi trong đất nước của tôi người ta không còn quan tâm về điều gì là sự thật và đúng,” Cô nói. “Chúng ta biết rằng thai nhi là cái ở trong dạ của người mẹ. Đó là dựa trên khoa học và kỹ thật về y khoa. Chúng ta chỉ hy vọng rằng bởi vì người ta có thể thấy khuôn mặt của chúng ta và thấy rằng chúng ta vốn là những thai nhi đáng lẽ đã bị hủy diệt; biết chúng ta lớn lên và sống trở thành một ai đó vào một ngày kia – để mọi người ý thức rằng những người đàn bà làm luật phá thai không nói gì đến những người đàn bà như tôi.”

Với những kẻ chủ trương phá thai cho đến giai đoạn sau cùng của thai nhi, Culwell có hai câu hỏi: “Ở đâu là quyền là một người nữ của tôi? Ở đâu là nhân quyền của tôi khi tôi đang ở trong dạ của người mẹ?”

Cô đã tha thứ cho mẹ của cô và tin rằng Đức Chúa Trời có một chương trình tể trị đẹp tuyệt vời cho gia đình đã nhận cô làm con nuôi. 

“Chúa dựng nên gia đinh của chúng tôi, và tôi mang nợ yêu thương của cha mẹ tôi đến nổi tôi có thể trả lời với mẹ ruột của tôi khi bà kể chuyện này bởi vì họ đã nuôi dưỡng tôi trong tình yêu, ân sủng và sự tha thứ,” cô tâm sự.

Culweel thêm rằng “sự tha thứ” và “cứu chuộc” đã làm một vai trò chính trong tất cả những câu chuyện sống sót của họ.

[bs-quote quote=”Cả ba chúng tôi đều đã tha thứ cho những người mẹ ruột vì chúng tôi biết rằng họ không có một ý thức gì về những điều họ sẽ nhận lãnh khi họ phá thai” style=”style-14″ align=”center”][/bs-quote]


Melissa, Josiah và Clair cầu nguyện rằng đời sống của họ là một tiếng nói và bằng chứng đại diện cho những thai nhi đã không thể sinh ra được để cho những người nữ sẽ có can đảm để chọn lấy sự sống cho thai nhi thay vì phá hủy chúng.

 

Ánh Dương & Ngọc Nga

(Lược dịch theo: faithit.com)

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan